Báo động tình trạng “thổi giá” đất ở thành phố Vĩnh Yên

Vĩnh Yên được đánh giá là một trong những thành phố cấp tỉnh có diện mạo thay đổi nhanh nhất miền Bắc, trở thành trung tâm kinh tế lớn của vùng Thủ đô. Đây cũng là thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các ngành kinh tế chủ đạo là công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đào tạo, khoa học công nghệ và du lịch - nghỉ dưỡng.
Khu Đô thị Nam Vĩnh Yên là một trong những dự án có nhiều lô đất bị "cò đất" thổi giá, gây hoang mang cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng chân chính.
Khu Đô thị Nam Vĩnh Yên là một trong những dự án có nhiều lô đất bị "cò đất" thổi giá, gây hoang mang cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng chân chính.

Thành phố phát triển kéo theo nhu cầu đất ở và đất kinh doanh gia tăng nhanh chóng cùng sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu lớn trong ngành bất động sản của cả nước như Vinaconex, Sông Hồng Thủ Đô, Lạc Hồng, DIC Corp, TMS, Vingroup….

Chỉ tính từ cuối năm 2017 đến nay, thị trường bất động sản Vĩnh Yên đã đón nhận hàng loạt các dự án quy mô được triển khai như dự án Trung tâm thương mại thành phố Vĩnh Yên, Khu đô thị Nam Vĩnh Yên, Khu đô thị sinh thái Nam Đầm Vạc, Khu phố mới Fairy Town, khu nhà ở hỗn hợp An Phú Residence, Khu đô thị Mountain Vew VCI và sắp tới là Khu đô thị Bắc Đầm Vạc của Công ty CPTĐ Sông Hồng Thủ Đô… Trong đó, giá bán tại nhiều dự án ghi nhận tăng nhanh, nhất là những dự án nhà ở được quy hoạch bài bản, có cơ sở hạ tầng đồng bộ và pháp lý minh bạch với mức tăng từ 10 - 30% so với thời điểm cuối năm 2017.

Sức hút mạnh mẽ của thị trường bất động sản Vĩnh Yên đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố xuất hiện tình trạng “cò đất” đua nhau thổi giá làm mất ổn định thị trường, gây bất lợi cho nhiều nhà đầu tư minh bạch và đặc biệt là làm giảm đáng kể cơ hội tiếp cận nhà đất của những người dân có nhu cầu thực tế.

Ví như tại những vị trí đẹp tại Khu đô thị Nam Vĩnh Yên, giá trị thực chỉ giao động khoảng trên dưới 2 tỷ đồng/lô 100m2 nhưng các “cò đất” thường xuyên tung những thông tin giao dịch lên gấp đôi, tới hơn 4 tỷ đồng/lô. Hoặc một số căn nhà tại đường Bà Triệu, đường Nguyễn Văn Linh, Tôn Thất Tùng thuộc phường Liên bảo có giá khoảng 5-7 tỷ đồng nhưng được thổi lên tới 12-14 tỷ đồng/căn.

Đặc biệt, tại những khu đô thị mới, các “cò đất” xuất hiện với tần suất dày đặc và liên tục đưa ra những thông tin nhiễu loạn với thị trường bất động sản khiến người dân hoang mang không biết đâu là thực hay giả, từ đó thực hiện những hành vi trục lợi cá nhân.

Những hành vi tương tự như thế này đã trực tiếp gây nên cơn sốt ảo vào đầu năm 2010 tại Vĩnh Phúc, gây nên một cuộc khủng hoảng trầm trọng cho thị trường bất động sản của địa phương và kéo dài suốt nhiều năm, dẫn đến nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế.

Theo nhận định của các cơ quan chức năng cũng như một số chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, thời gian qua, giá đất nền tăng cao tại một số địa phương như ở Vĩnh Yên và một số tỉnh, thành trên cả nước là do một số nhóm đầu cơ tạo cơn sốt ảo.

Theo đó, một nhóm nhà đầu tư đến từ các thành phố lớn có tiềm lực tài chính mạnh đã đến những khu vực có quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu kinh tế… để tạo ra thị trường, đẩy giá đất lên cao.

Khi thị trường chưa sôi động, họ mua một số lô đất với giá thấp, sau đó mua tiếp các lô đất gần đó hoặc mua đi bán lại những lô đất đã mua trước đây với giá cao hơn. Cùng với đó, họ tung tin khu vực bắt đầu sốt đất để lôi kéo các nhà đầu tư khác. Theo tâm lý đám đông, nhiều nhà đầu tư khác sẽ đổ xô vào mua đất để chờ giá lên, hình thành cơn sốt ảo.

Sau đó, những nhà đầu cơ này sẽ rút đi, tạo nên làn sóng bán ra ồ ạt, những nhà đầu tư mua vào sau với giá cao sẽ phải bán cắt lỗ để tránh bị mắc kẹt.

Tình trạng trên để lại hậu quả nặng nề cho thị trường, người có nhu cầu ở thực sự không có đủ tiền mua đất vì giá quá cao, người đầu cơ không có nhu cầu ở nhưng không bán được vì nếu bán sẽ lỗ nặng. Hậu quả tiếp theo là nhiều nhà, đất để hoang, gây lãng phí tài nguyên và nguồn lực của xã hội.

Trước tình trạng sốt đất ảo có nguy cơ tái diễn một lần nữa trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản tại Vĩnh Phúc cho rằng, nếu không chấn chỉnh tình trạng này kịp thời, không chỉ gây hệ lụy xấu cho thị trường bất động sản mà vấn đề an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội cũng bị ảnh hưởng.

Để chấn chỉnh tình trạng cò đất thổi giá tại nhiều địa phương, cần có những giải pháp quyết liệt như tổ chức kiểm tra, nắm bắt tình hình, làm rõ nguyên nhân gây ra biến động của thị trường. Đồng thời tiến hành thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan theo thẩm quyền. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thổi giá, tạo nên các giao dịch ảo để kiếm lời.

Ngoài ra, tỉnh cũng cần sớm chỉ đạo sở, ngành chức năng liên quan triển khai các biện pháp cần thiết để ổn định thị trường bất động sản. Kịp thời thông tin cho các cơ quan, tổ chức, người dân về chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phát triển hạ tầng và đô thị, định hướng, kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương để minh bạch thông tin thị trường...

Theo Báo Vĩnh Phúc
Các chuyên gia tìm giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam sau bảng giá đất mới của các địa phương.

Tìm giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam sau bảng giá đất mới của các địa phương

(PLVN) - Thống kê sơ bộ, hiện có khoảng 25 địa phương đã ban hành bảng giá đất điều chỉnh, sử dụng đến hết năm nay. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, bảng giá đất điều chỉnh đã tạo phản ứng dư luận lớn khi có mức tăng đột biến so với bảng giá đất cũ. Liệu giá đất hiện nay đã thực sự tuân thủ nguyên tắc “Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư” ?
 Khu TĐC thôn Chum Tam nằm bên thung lũng ruộng bậc thang cùng thác nước rất đẹp.

Khu tái định cư bị bỏ hoang tại Kon Tum: Bài 2 - UBND huyện Tu Mơ Rông đề xuất chuyển sang phát triển du lịch

(PLVN) - Khi mới thành lập, khu tái định cư (TĐC) làng Chum Tam, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum được đánh giá cảnh quan tuyệt đẹp với địa hình thoải dốc, gần hai khu thác hùng vĩ, phía dưới là thung lũng với ruộng bậc thang thơ mộng… Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, cả 75 hộ đều bỏ về làng cũ.
Ảnh minh hoạ.

Điểm tựa để tháo gỡ vướng mắc

(PLVN) -   Cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan các dự án theo Quyết định 1568/QĐ-TTg của Thủ tướng với TP HCM vừa diễn ra; cho chúng ta thấy một số kinh nghiệm quý báu trong tháo gỡ vướng mắc.
Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

(PLVN) - Thị trấn (TT) Vũng Liêm là nơi tập trung các cơ quan hành chính, địa bàn phát triển mạnh về thương mại, dịch vụ của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Giai đoạn 2020-2025, TT Vũng Liêm được tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống người dân với kinh phí đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, quyết tâm về đích lộ trình phát triển thị trấn lên đô thị loại IV.
Ảnh minh hoạ.

10 điểm nhấn quan trọng của ngành xây dựng năm 2024

Năm 2024 được xem là cột mốc quan trọng với ngành Xây dựng, với chính sách hỗ trợ cải cách thủ tục và nỗ lực chuyển đổi số. Dù đối mặt với không ít thách thức, toàn ngành vẫn duy trì tốc độ phát triển ấn tượng, mang lại nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Dưới đây là 10 điểm nhấn nổi bật nhất trong năm của lĩnh vực Xây dựng.
Khám phá khu đô thị sân bay mô hình TOD tại Cần Thơ

Khám phá khu đô thị sân bay mô hình TOD tại Cần Thơ

(PLVN) -  Khu đô thị sân bay KITA Airport City được KITA Group phát triển theo mô hình TOD (Transit Oriented Development) lấy Sân bay Quốc tế Cần Thơ và hệ thống giao thông kết nối liên vùng làm trung tâm phát triển, hứa hẹn tạo nên một cộng đồng dân cư hiện đại, sôi động trong tương lai .
 Đoàn giám sát khảo sát tại địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình. (Ảnh: Thùy Chi)

Cần sớm quy hoạch 1/500 các khu dân cư khu vực bãi sông địa bàn Tp Hà Nội

(PLVN) - Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội diễn ra mới đây, các đại biểu chất vấn lãnh đạo một số sở, ngành và địa phương của TP về một số vi phạm kéo dài liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP Hà Nội.