Báo động số người trẻ nhập viện do nicotine, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ra Nghị quyết cấm thuốc lá mới

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chúng ta "trầy trật" gần 10 năm mới giảm được tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nhóm tuổi 13-17 xuống còn 2,78%, thế nhưng chỉ sau 2 năm, tỷ lệ này tăng gấp đôi. Chỉ tính riêng năm 2023, có tới 1.224 người, chủ yếu là giới trẻ, nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Sáng 3/10, tại Vĩnh Phúc, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tăng cường năng lực triển khai thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam (FCTC) và Điều 5.3 FCTC tại Việt Nam.

Tăng chóng mặt tỷ lệ trẻ chưa thành niên sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết, qua tổng hợp của gần 700 cơ sở khám, chữa bệnh cho thấy, tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh chia sẻ tại Hội thảo.

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh chia sẻ tại Hội thảo.

Trong đó, nhiều người đã nhập viện ngay từ lần đầu tiên sử dụng, với các triệu chứng: Dị ứng, ngộ độc, tổn thương phổi cấp... Đáng lo ngại, các nghiên cứu gần đây cho thấy, nhóm người sử dụng thuốc lá mới chủ yếu là giới trẻ.

Chỉ trong vòng 2 năm, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã gia tăng một cách đáng kể. (từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023). Sử dụng thuốc lá điện tử cao ở nhóm tuổi trẻ (15 - 24 tuổi) với tỉ lệ là 7,3%;Nhóm tuổi 25 - 44 tuổi là 3,2% và Nhóm tuổi 45 - 64 tuổi là 1,4%.

Ông Khoa cũng khẳng định tất cả các loại thuốc lá đều có hại, thành phần chính là nicotine. Với thuốc lá điếu, chúng ta có kiểm soát được lượng nicotine vào cơ thể, còn thuốc lá mới thì không, mức độ gia tăng nghiện rất nhanh. Các sản phẩm này cũng có mẫu mã phong phú, thu hút, hấp dẫn giới trẻ, đây là điều cực kỳ nguy hiểm. Đáng lo ngại là tỷ lệ trẻ hút thuốc lá điện tử tăng nhanh chóng.

“Chúng ta trầy trật gần 10 năm mới giảm được tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nhóm tuổi 13-17 xuống còn 2,78%. Thế nhưng mức độ sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng nhanh chóng. Điều tra ở nhiều nước và ở Việt Nam cho thấy sau 2 năm, tỷ lệ này tăng gấp đôi. Đây là điều đáng lo ngại nhất của chúng tôi”- TS Khoa nói.

Theo nghiên cứu mới được của Trường Đại học Y tế công cộng được hỗ trợ bởi Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá và Tổ chức Y tế Cộng đồng toàn cầu Vital Strategies công bố cho thấy, trong giai đoạn tháng 10 - 12/2023, trên 3.801 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 tại 11 tỉnh, thành ở Việt Nam.

Kết quả 96,2% và 37,8% học sinh nhận thức được sự tồn tại của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Trong đó 14% đã từng sử dụng thử thuốc lá điện tử và 7% hiện đang sử dụng trong 30 ngày qua. Tỷ lệ này đối với thuốc lá nung nóng là 1,8% đã từng sử dụng và 1,0% hiện đang sử dụng.

Mức độ sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng trong giới trẻ Việt Nam đang ở mức cao, đặc biệt khi so sánh với các chỉ số về sử dụng thuốc lá truyền thống.

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam.

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam.

Cùng quan điểm, Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, chúng ta đang đối mặt vấn đề nghiêm trọng đó là giới trẻ có hành vi mới là sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm, các sản phẩm này không chỉ chứa nicotine là chất độc mà còn là môi trường tốt để kẻ xấu trộn ma túy tổng hợp để kiếm lợi trên trẻ nhỏ.

Theo TS. BS Nguyễn Tuấn Lâm, các sản phẩm thuốc lá đang gây ra số tử vong rất lớn, gây ra 8 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới, chiếm 14% số tử vong trên thế giới. Một điểm rất quan trọng là số tử vong này hoàn toàn có thể tránh được, 8 triệu ca tử vong này lẽ ra không xảy ra nếu chúng loại trừ được sản phẩm thuốc lá. Con số này cực kỳ lớn.

Thuốc lá cũng liên quan đến 11 loại ung thư khác nhau, trong đó chủ yếu là ung thư phổi. Tại Việt Nam, ung thư phổi là bệnh ung thư đứng hàng đầu ở nam giới. Hút thuốc lá thụ động cũng rất nguy hiểm, gây ra tới 11 triệu ca tử vong, phụ nữ chiếm đa số, trẻ em cũng là nạn nhân.

TS, BS Lâm cho rằng, cội nguồn của vấn đề là ngành công nghiệp thuốc lá. Nếu họ không quảng cáo, quảng bá, can thiệp chính sách, ủng hộ các đề xuất từ y tế công cộng, hạn chế sản phẩm của họ với giới trẻ thì chúng ta sẽ không thấy vấn đề hút thuốc lan rộng như hiện nay.

Đề xuất ban hành Nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.

Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.

Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết: Việt Nam đã tham gia công ước khung về kiểm soát thuốc lá gần 20 năm, trong đó điều 5.3 có nội dung về việc khi quy định các chính sách không bị lợi ích về thương mại và các lợi ích khác tác động, đồng thời phù hợp với quy định của quốc gia.

"Vừa qua, có một số bác sĩ tham gia một số hội thảo do ngành công nghiệp thuốc lá đứng sau tài trợ, bác sĩ vô tư không biết việc làm của mình đã vi phạm điều 5.3 công ước khung. Ranh giới về việc có lợi ích nhóm, cục bộ cực khó. Quan điểm của Bộ Y tế là đặt lợi ích chung, lợi ích của tập thể lên hàng đầu, trong xây dựng chính sách"- bà Đinh Thị Thu Thủy nhấn mạnh.

Phó Vụ trưởng Đinh Thị Thu Thuỷ cũng cho hay, Bộ Y tế luôn thận trọng và lưu ý khi làm các chính sách pháp luật có sự mâu thuẫn lợi ích y tế công cộng và liên quan đến lợi ích doanh nghiệp. Đặc biệt liên quan đến các chính sách liên quan đến kiểm soát thuốc lá vì Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung về kiểm soát thuốc lá.

"Bộ Y tế đang tham gia xây dựng một số chính sách, đó là đề nghị sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và trước sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại thuốc lá mới, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, nhất là giới trẻ, Bộ Y tế đã đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Đây là những văn bản pháp lý quan trọng, thể hiện rõ sự đấu tranh bảo vệ lợi ích y tế công cộng với lợi ích nhóm, lợi ích doanh nghiệp, ngành công nghiệp thuốc lá", bà Đinh Thị Thu Thuỷ nói.

“FCTC là Công ước quốc tế đầu tiên về sức khỏe, công cụ kiểm soát thuốc lá hiệu quả nhất của thế giới, được thương thảo dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cho đến nay, khoảng 182 quốc gia tham gia và Việt Nam đã phê chuẩn Công ước FCTC từ năm 2004.

Ngày 11/11/2004, Việt Nam phê chuẩn Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá của WHO. Tham gia FCTC, các quốc gia đều cam kết quyết tâm bảo vệ các thế hệ hiện tại và tương lai khỏi việc tiêu thụ thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc lá”.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.