Báo động bệnh lý do mạng xã hội

”Nghiện” mạng xã hội đang là tình trạng đáng báo động
”Nghiện” mạng xã hội đang là tình trạng đáng báo động
(PLVN) - Tốc độ của mạng xã hội càng ngày càng phát triển lan rộng kéo theo đó là những hệ lụy đi kèm mà con người đang phải cố gắng khắc phục triệt để. Từ đó, những hành vi và biểu hiện tâm lý mới ở con người đã có những thay đổi tích cực lẫn tiêu cực dẫn đến nhiều vấn đề xã hội phức tạp.

Mạng xã hội làm thay đổi con người như thế nào?

Thật không khó để bắt gặp hình ảnh con người ngồi bất cứ đâu lướt mạng xã hội (điển hình như facebook) một cách vô thức. Đôi lúc chỉ vài phút, sau đó kéo dài đến vài giờ là chuyện hiển nhiên của những người đang để cảm xúc của mình cho mạng xã hội chi phối. Đó chắc  không phải là thói quen tốt đối với tâm lý đám đông của chúng ta. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ và lứa tuổi teen bị tác động tiêu cực của mạng xã hội lên tâm lý. Không những thế, nhiều thế hệ người trưởng thành có lẽ cũng gặp phải những nguy cơ như vậy. 

Trên thực tế, những người liên tục đăng ảnh lên mạng xã hội thì sẽ khiến người khác không thể tập trung làm việc và mất cả buổi vào facebook. Họ có cảm giác bứt rứt, khó chịu khi bị mất mạng hay để quên điện thoại ở nhà thì đó có thể là chứng “nghiện” mạng xã hội. Một trong số đó, “nghiện” facebook trong thời gian dài sẽ gây ra các hệ lụy, đắm chìm trong facebook khiến họ quên đi các mối quan hệ giao tiếp xã hội, mất ăn, mất ngủ nên cơ thể hay bị ốm, hệ miễn dịch không được tốt.

Khi mải mê với mạng xã hội, lối sống của mỗi người sẽ “ảo” hơn. Mọi người sẽ thể hiện quan tâm nhau, thể hiện tình cảm bằng những nút “like”, sẽ ít nói chuyện và gặp gỡ nhau vì còn đang mải mê lướt điện thoại, sẽ xây dựng cho mình một cuộc sống hoàn toàn khác. Trên thực tế, những gì người khác thể hiện trên mạng xã hội chưa hẳn đã là cuộc sống thật sự của họ.

Nguyễn Hoài An - sinh viên Đại học Thương mại cho biết: “Thời gian một ngày em sử dụng facebook ít nhất từ 3 tiếng trở lên. Có hôm được nghỉ học, em toàn ở nhà nằm giường lướt facebook. Em biết điều đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như  nguy cơ bị “nghiện” rất cao nhưng em khó thể thắng được bản thân mình. Cứ rảnh là em lôi điện thoại ra lướt, một ngày phải có ảnh đăng lên mạng, nếu thiếu thì cảm thấy rất khó chịu”.

Đó không chỉ riêng An mà còn rất nhiều các bạn trẻ đều gặp phải cảm giác tương tự. Giới trẻ Việt Nam dành ra trung bình 9 tiếng/ngày để vào mạng xã hội. Những người có các dấu hiệu như vào mạng liên tục, cứ 30 phút lại vào mạng một lần, dành cả thời gian ban đêm để lên mạng... Họ thường dễ có nguy cơ rơi vào tình trạng “nghiện” mạng xã hội và rất khó để nhận biết và kiểm soát được trạng thái này. Và nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thì ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe. Thậm chí họ mắc bệnh tâm thần là điều rất dễ xảy ra.

Các bạn trẻ sử dụng mạng xã hội với mục đích tương tác và giải trí ở mức cao, tiếp đó là mục đích thể hiện bản thân. Mức thấp là sử dụng mạng xã hội nhằm kinh doanh và thử nghiệm cuộc sống. Việc sử dụng mạng xã hội khiến tâm lý của giới trẻ chịu áp lực về thời gian và ảnh hưởng tới các hoạt động sống của chính mình. Không chỉ  ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, làm việc, nó còn gây ra rất nhiều hậu quả đối với sức khoẻ, trong đó điển hình nhất là tình trạng mắc bệnh tâm thần - gốc vấn đề ngay từ chính sự vô cảm trong giao tiếp và sự thu mình của giới trẻ. Đáng lưu ý, ở độ tuổi dễ bị kích động không ít những bạn trẻ tự làm hại mình khi sử dụng không kiểm soát các tiến bộ của công nghệ.

Vào viện tâm thần vì “nghiện” mạng xã hội

Mạng xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến không gian giao tiếp công cộng của giới trẻ. Đây là tác nhân gây ra tình trạng giảm giao tiếp trong không gian thực giữa con người với nhau. “Nghiện” mạng xã hội thực chất là một kiểu lạm dụng, sử dụng mạng thành thói quen một cách có hệ thống và tâm lý bị lệ thuộc vào mạng. Một dạng bệnh lý về tâm thần. Theo đó, những người sử dụng internet thường xuyên, nhất là người nghiện internet thường dễ có xu hướng lệch lạc hành vi. Đặc biệt, các mối quan hệ trên thế giới ảo của họ thường có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Trường hợp học sinh Nguyễn Thị Minh Anh (sinh năm 2000, ở Hà Nội) là  một minh chứng. Khi bước sang lớp 12, nữ sinh này học hành sa sút, có biểu hiện sống thu mình, khép kín với bạn bè, thậm chí với cả gia đình. Anh Nguyễn Minh Long (SN 1975, cha của Minh Anh) cho biết hai vợ chồng anh phát hiện ra con gái có những biểu hiện bất thường, khi các bạn đến rủ đi đến nhà cô giáo chủ nhiệm chơi, nữ sinh này nhất định không đi, chỉ nhốt mình ở trong phòng để xem điện thoại. “Một ngày giữa tháng 12, tôi bất chợt về giữa buổi thấy con ở nhà, gọi điện cho cô giáo mới biết con trốn học. Lúc này, con tôi chỉ chơi điện thoại”, anh Long kể lại.

Sau đó, vợ chồng anh đã cắt mạng internet. Lúc này, con gái của họ bắt đầu bộc lộ những biểu hiện bất thường như phản ứng gay gắt, sẵn sàng đập phá đồ đạc trong nhà, chửi bới thậm chí có hành động chống trả cha mẹ. Lo cho con gái, anh Long mời bác sĩ tâm lý đến nhà để thăm khám, nhưng con gái vẫn không chịu hợp tác. Anh đành theo lời tư vấn của bác sĩ là dùng thuốc mê, chuyển con xuống Bệnh viện Tâm thần Trung ương I. Tại đây, các bác sỹ chuẩn đoán Minh Anh bị tình trạng “nghiện” điện thoại, facebook dẫn đến trầm cảm. 

Bên cạnh đó, các chuyên gia về sức khỏe tâm thần nhận định, nếu gia đình phát hiện bệnh nhân “nghiện” điện thoại, mạng xã hội trong khoảng 6 tháng đầu, lúc đó người bệnh đang ở tình trạng cấp tính, việc điều trị sẽ kéo dài ít nhất là 6 tháng. Nếu thời gian “nghiện” kéo dài trên 6 tháng, lúc đó đã chuyển sang mạn tính và thời gian điều trị sẽ rất dài, khoảng 3-5 năm.

Việc bùng nổ phát triển mạng xã hội đã kéo theo những hệ lụy không đáng có. Bản thân mỗi người hãy là người dùng mạng xã hội thông thái nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, gây ảnh hưởng nặng nề đến bản thân, gia đình và xã hội. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời
(PLVN) - Rạng sáng 24/10/2024, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiến hành ca phẫu thuật lấy tạng của người hiến sau khi chết não và ghép 2 thận cho 2 người bệnh suy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Các tạng còn lại gồm tim và gan được chuyển đến ghép cho 2 người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.