Bảo đảm tiến độ, chất lượng nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Bảo đảm tiến độ, chất lượng nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật
(PLVN) -Sáng 14/8, Tổ giúp việc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã họp để cho ý kiến đối với dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát VBQPPL và kết quả rà soát văn bản của các Nhóm rà soát văn bản.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu – Tổ phó thường trực chủ trì cuộc họp, tham dự còn có các thành viên của Tổ công tác, thành viên Tổ giúp việc của Tổ công tác. 

Tại cuộc họp, đồng chí Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL đã thông qua dự thảo Báo cáo về kết quả rà soát VBQPPL. Theo đó, trên cơ sở chỉ đạo của Tổ trưởng Tổ công tác tại cuộc họp Tổ công tác ngày 31/7/2020, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các Nhóm rà soát của Tổ công tác đã khẩn trương hoàn thiện kết quả rà soát văn bản. Tính đến nay, Bộ Tư pháp đã nhận được kết quả rà soát của 11 nhóm và gần 20 Bộ, cơ quan ngang Bộ. Kết quả rà soát văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Nhóm rà soát đã chỉ ra cụ thể các nội dung có mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tế. Trên cơ sở đó, Cơ quan thường trực Tổ công tác đã cập nhật, chỉnh lý dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát VBQPPL.

Tại cuộc họp, các thành viên Tổ giúp việc đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về kết cấu, nội dung dự thảo Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về kết quả rà soát văn bản; về cách thức xử lý một số vấn đề trong quá trình tổng hợp kết quả rà soát văn bản và kết quả rà soát văn bản văn bản của 2 Nhóm. 

Bao gồm Nhóm quy định pháp luật về điều kiện gia nhập thị trường, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã). Trong đó, tập trung vào các nội dung liên quan đến Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm đinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; tỷ lệ vốn góp của thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; về điều kiện chủ thể, trình độ, cơ sở vật chất… trong một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;…

Nhóm quy định pháp luật về phê duyệt, triển khai, tổ chức thực hiện, chấm dứt dự án đầu tư (bao gồm cả đầu tư công). Trong đó, tập trung các nội dung liên quan đến ngành nghề ưu đãi đầu tư; cơ quan chủ trì thẩm định đối với các dự án thuộc diện xin chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư; thời gian thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; điều kiện để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư…

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đề nghị các Bộ, ngành chưa gửi Báo cáo cần nhanh chóng gửi Báo cáo để Tổ công tác tiến hành tổng hợp chung báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Các thành viên Tổ công tác cần tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, tiếp tục có sự phối hợp, trao đổi tại Tổ để bảo đảm chất lượng, tiến độ của việc rà soát cũng như Báo cáo rà soát VBQPPL trình Thủ tướng Chính phủ.

Song song với việc hoàn thiện Báo cáo, Cục Kiểm tra VBQPPL cần khẩn trương chuẩn bị hồ sơ trình Báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ để kịp tiến độ Chính phủ trình Báo cáo ra Quốc hội. Các đơn vị của Bộ Tư pháp cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ tập thể cùng với Cục Kiểm tra VBQPPL sớm hoàn thiện các nội dung được phân công để kịp thời tham mưu cho Bộ trưởng hoàn thiện Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ.  

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Các cơ quan xây dựng, ban hành văn bản pháp luật phải chịu trách nhiệm đến cùng theo đúng chức năng, nhiệm vụ

Ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho biết, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã có những đổi mới rất mạnh mẽ. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là 1 trong 3 đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, là khâu “đột phá của đột phá”. Để thể chế hóa chủ trương của Đảng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã xem xét thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) với những điểm mới rất mạnh mẽ. Trong đó, có đổi mới hết sức quan trọng về quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL nhằm đẩy nhanh tiến độ ban hành luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

"Cần nghiên cứu sửa Hiến pháp"

Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thị Kim Thoa: “Cần nghiên cứu bổ sung nguyên tắc hiến định để khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm”.
(PLVN) - Trên cơ sở thay đổi tư duy về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, TS Nguyễn Thị Kim Thoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp đề xuất nghiên cứu bổ sung vào Hiến pháp quy định nguyên tắc “lập pháp phải hợp hiến; hành pháp, tư pháp phải trên cơ sở pháp luật và tính công bằng của pháp luật” nhằm khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung của đất nước, vì lợi ích cộng đồng.

Đoàn Luật sư Hà Nội phối hợp tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Vừa qua, Đoàn Luật sư TP Hà Nội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Thanh Trì, UBND xã Tứ Hiệp, UBND xã Tân Triều tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản, những điểm mới của Luật Thủ đô năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành tới cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã Tứ Hiệp và xã Tân Triều.

Các trung tâm tài chính tại Việt Nam: Xây dựng các cơ chế, chính sách vượt trội nhưng phải có kiểm soát

Nhiều việc phải làm để TP.HCM có thể trở thành trung tâm tài chính quốc tế (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) -  Yêu cầu trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh khi chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số Bộ, ngành chức năng về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam (Nghị quyết), diễn ra chiều 21/2 tại Hà Nội.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng về thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng về thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ các “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên.

GS.TS Võ Khánh Vinh: “Đổi mới xây dựng pháp luật phải theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người”

GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
(PLVN) - Kỷ nguyên phát triển mới của đất nước đòi hỏi phải đổi mới căn bản, mạnh mẽ, mang tính đột phá cách mạng công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đây là nội dung trao đổi của GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với Báo Pháp luật Việt Nam.

Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Toàn cảnh phiên họp.
(PLVN) -Ngày 19/2, Ban soạn thảo, Tổ giúp việc soạn thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất. Uỷ viên Ban Chấp hành TW Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Cùng dự có ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội.