Bảo đảm quyền lợi của người dân tại ngân hàng trong mọi trường hợp

Bảo đảm quyền lợi của người dân tại ngân hàng trong mọi trường hợp
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đó là khẳng định của Thống Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng về vai trò của cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng và mục tiêu điều hành để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ và đảm bảo an toàn hoạt động.

Dưới sự chỉ đạo của NHNN, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) luôn giữ vững tôn chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền , góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Quyết liệt triển khai các giải pháp để bảo vệ người gửi tiền

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, vừa qua, có một số thông tin lan truyền ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng SCB. Trước tình hình đó, NHNN đã có thông tin kịp thời trên Website NHNN để khẳng định sẽ có những biện pháp nhằm tiếp tục đảm bảo hoạt động liên tục và ổn định cho SCB, đồng thời áp dụng các biện pháp cần thiết để ngân hàng SCB hoạt động bình thường, đảm bảo khả năng thanh khoản.

NHNN cũng khuyến cáo người dân có tiền gửi tại SCB cần thận trọng trước khi quyết định rút tiền gửi, nhất là những khoản tiền gửi rút trước hạn vì khi đó sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình đáng ra được hưởng về lãi suất có thời hạn tại SCB.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết: An toàn hoạt động của các TCTD là một trong những vấn đề rất quan trọng trong nhiều năm qua. NHNN và các bộ ngành chức năng đã có nhiều biện pháp, chính sách để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống các TCTD.

Thời gian tới NHNN đã và sẽ tiếp tục có những biện pháp cụ thể quyết liệt để đảm bảo an toàn hoạt động chung cũng như của Ngân hàng SCB; đồng thời có những biện pháp theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền tại ngân hàng.

Trong các công cụ và giải pháp đó, bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một cam kết công khai của tổ chức BHTG về việc sẽ hoàn trả một phần hoặc toàn bộ tiền gửi được bảo hiểm (bao gồm cả gốc và lãi) cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG được cơ quan chức năng xác định là mất khả năng thanh toán hoặc chấm dứt hoạt động.

Thông lệ quốc tế cho thấy, mục tiêu của BHTG trước hết là bảo vệ người gửi tiền quy mô vừa và nhỏ - đối tượng có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận thông tin về điều hành và tình hình hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi.

Chính sách BHTG cũng góp phần ổn định hệ thống các TCTD, tăng cường niềm tin công chúng, góp phần giảm thiểu đột biến rút tiền gửi, góp phần tạo cơ chế chính thức để xử lý các tổ chức nhận tiền gửi gặp sự cố và tham gia quá trình xử lý khủng hoảng tài chính.

Ngoài ra, chính sách BHTG góp phần quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của người gửi tiền, tổ chức nhận tiền gửi, chính phủ; giảm thiểu chi phí xử lý đổ vỡ ngân hàng và gánh nặng tài chính cho người đóng thuế trong trường hợp có ngân hàng đổ vỡ.

Khẳng định vai trò của tổ chức BHTG trong việc thực hiện chính sách công

Tại Việt Nam, hiện có 1.283 tổ chức tham gia BHTG, trong đó 97 ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.181 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), 01 ngân hàng hợp tác xã và 04 tổ chức tài chính vi mô.

Các tổ chức này đều được BHTGVN cấp Chứng nhận tham gia BHTG và Bản sao Chứng nhận theo quy định của pháp luật. Đồng thời, các tổ chức tham gia BHTG định kỳ nộp phí cho BHTGVN theo số dư tiền gửi được bảo hiểm. Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, BHTGVN thu phí đạt 77,7% kế hoạch được NHNN giao năm 2022. BHTGVN cũng thực hiện miễn nộp phí cho một số tổ chức tham gia BHTG theo quy định.

Toàn bộ phí BHTG do tổ chức tham gia BHTG nộp cho BHTGVN được bổ sung vào Quỹ dự phòng nghiệp vụ dùng để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền khi phát sinh nghĩa vụ chi trả theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Quỹ dự phòng nghiệp vụ còn được sử dụng để cho vay đặc biệt khi tham gia kiểm soát đặc biệt các tổ chức tín dụng theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017.

Khi chưa phát sinh nghĩa vụ chi trả, BHTGVN thực hiện đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi nhằm gia tăng năng lực tài chính, đồng thời đảm bảo thanh khoản và bảo toàn vốn. Tổng số tiền đầu tư thực tế trong 9 tháng đầu năm 2022 là trên 10.500 tỷ đồng, đạt 81,66% so với Kế hoạch được NHNN giao. Tính riêng quý III/2022, BHTGVN thực hiện đầu tư số tiền là hơn 3.500 tỷ đồng, cho doanh thu là 37,9 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 9 năm 2022, BHTGVN đã thực hiện kiểm tra tại chỗ đối với 228 tổ chức tham gia BHTG, đạt trên 81% kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra 48/53 QTDND theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN năm 2022. Kết quả kiểm tra được BHTGVN báo cáo NHNN nhằm kịp thời theo dõi, đánh giá diễn biến, tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng, qua đó chấn chỉnh các vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, 100% các tổ chức tham gia BHTG được giám sát từ xa thông qua thông tin báo cáo từ các tổ chức nói trên, đồng thời từ dữ liệu chia sẻ của NHNN.

Thời gian qua, BHTGVN chưa phát sinh các khoản vay đặc biệt từ các tổ chức tham gia BHTG, cũng như chưa phát sinh nghĩa vụ chi trả theo quy định. Tuy nhiên, BHTGVN luôn theo dõi sát sao các tổ chức tham gia BHTG, đồng thời đảm bảo năng lực tài chính, nguồn nhân lực và nguồn lực kỹ thuật để có thể nhanh chóng ứng phó trong mọi trường hợp phát sinh.

BHTGVN khẳng định sẽ giữ vững tinh thần khẩn trương, quyết tâm triển khai đồng bộ các hoạt động nghiệp vụ, mục tiêu chính sách, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, không ngừng đổi mới nhằm phát huy tối đa vai trò của BHTGVN trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…