Bảo đảm cao nhất chất lượng của dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Toàn cảnh phiên họp. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).
Toàn cảnh phiên họp. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).
(PLVN) -Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vừa qua, Quốc hội đã nhất trí lùi thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sang kỳ họp gần nhất nhằm bảo đảm chất lượng cao nhất cho các quy định của dự thảo Luật, bởi đây là đạo luật có tính chất đặc biệt quan trọng, tác động rất lớn đến các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống của người dân.

Sự thận trọng cần thiết

Với 91,7% đại biểu Quốc hội (ĐBQH) có mặt tán thành, QH cho phép điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ Kỳ họp thứ 6 sang kỳ họp gần nhất để tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, rà soát kỹ lưỡng và hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm chất lượng tốt nhất trước khi trình QH thông qua. Nhiều ĐBQH cho rằng, đây là quyết định đúng đắn, thận trọng, thấu đáo. Việc rà soát, hoàn thiện toàn diện dự thảo Luật cần thêm thời gian để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật.

ĐB Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) nhấn mạnh, QH chưa thông qua Luật Đất đai trong Kỳ họp thứ 6 do nhiều vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau đòi hỏi phải có thêm thời gian để rà soát thật sự kỹ lưỡng, lấy thêm ý kiến các ĐBQH, chuyên gia, nhà kinh tế, nhà khoa học để xây dựng Luật làm sao khi áp dụng trong thực tế phải tháo gỡ được những “nút thắt”, “điểm nghẽn” hiện nay. Đây là đạo luật đồ sộ, có tính chất phức tạp liên quan đến nhiều luật khác nhau nên phải xem xét một cách thận trọng, thấu đáo. Khi chưa có sự đồng thuận cao ở một số vấn đề, không nên vội vàng thông qua. Theo ĐB, nội dung dự thảo Luật liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hơn 100 luật khác nhau. Hồ sơ dự án Luật lên tới gần 1.000 trang. Do đó, bất cứ sự xem xét thận trọng, kỹ lưỡng nào đều rất cần thiết.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH Trịnh Xuân An nhận định, không phải tất cả nội dung của dự thảo Luật đều chưa bảo đảm chất lượng mà có những nội dung chưa rõ, còn nhiều quan điểm khác nhau, đặc biệt cần đánh giá thật sự cụ thể, bài bản để khi thông qua sẽ bảo đảm tính khả thi. Đây là sự cẩn trọng cần thiết, nếu chúng ta chậm lại 1 - 2 tháng, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo sẽ tốt hơn việc thông qua mà lại ảnh hưởng đến công tác thi hành. Luật phải chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của quản lý, của đời sống, của nền kinh tế.

Trước những vấn đề lớn, đặc biệt trước những vấn đề thảo luận còn nhiều ý kiến khác nhau như thu hồi đất, giá đất, các phương pháp định giá… cần sự “tĩnh tâm” để chúng ta đánh giá toàn diện hơn vì đây là những vấn đề tác động ngay đến nền kinh tế, đến xã hội, đến mọi mặt của đời sống. “Có ý kiến cho rằng doanh nghiệp đang đợi, người dân đang chờ nhưng nếu đợi, chờ mà có đạo luật tốt thì sẽ hiệu quả gấp nhiều lần với việc ban hành sớm nhưng chưa thực sự vững chắc”, ông An nêu quan điểm.

ĐB Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) chỉ rõ, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) khi được thông qua phải phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, khắc phục những bất cập trong thời gian qua, đồng thời khẳng định vai trò quản lý nhà nước về đất đai. Đây là nguồn tài sản công vô cùng lớn, tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước thời gian qua ở một số nơi còn lỏng lẻo nên phát sinh những vướng mắc. Bên cạnh đó, việc sửa đổi Luật phải bảo đảm đời sống người dân khi bị thu hồi đất, tái định cư... Do vậy, QH phải đánh giá toàn diện trên cơ sở ý kiến đóng góp của toàn dân, các chuyên gia đầu ngành, kế thừa ưu điểm từ kinh nghiệm quản lý của các nước trên thế giới.

Tiến độ chuẩn bị chưa kịp thời

Tuy nhiên, tại Phiên họp thứ 28 UBTVQH diễn ra ngày 14/12, một số ý kiến lo ngại khi tiến độ chuẩn bị dự án Luật chưa được khẩn trương.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải cho rằng, sau Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Ủy ban Kinh tế đã gửi văn bản cho một số cơ quan liên quan, nêu các vấn đề cần tập trung làm rõ. Hiện nay còn chưa đến 1 tháng để chuẩn bị các nội dung này, nếu không tập trung thì khó có thể bảo đảm chất lượng các dự án Luật này, nhất là Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là một luật khó, có nhiều vấn đề mới, Luật Đất đai (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn chỉnh về mặt nội dung và các vấn đề lớn. Phó Chủ tịch QH lo ngại không bảo đảm tiến độ và chất lượng vì có nhiều vấn đề cần làm rõ thêm.

Quan tâm đến phiên họp UBTVQH tháng 1/2024, với công tác chuẩn bị như hiện tại, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cũng cho rằng sẽ khó khăn cho công tác chuẩn bị Kỳ họp bất thường. Tinh thần phiên họp tháng 1/2024 là chỉ ưu tiên các nội dung liên quan đến Kỳ họp bất thường, vì vậy, Chủ tịch QH đề nghị cần ưu tiên tập trung vào các dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ vướng mắc việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Nếu các nội dung này không kịp, không bảo đảm thì lại lùi đến Kỳ họp QH gần nhất.

Đọc thêm

Xúc động Lễ tiễn đưa 12 liệt sĩ hy sinh trên chiến trường Lào về nước

Tiễn đưa liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên chiến trường Lào về nước. (Ảnh: Quỳnh Nga).
(PLVN) - Ngày 19/5, tại tỉnh Salavan (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh bạn đã long trọng tổ chức lễ tiễn đưa 12 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở chiến trường Lào về nước; sau hơn 6 tháng khảo sát, tìm kiếm, cất bốc, quy tập của cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Đội quy tập mộ liệt sĩ 192 thuộc Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đưa văn hóa thành động lực cho sự phát triển đất nước

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Ngày 20/5, trao đổi bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội khẳng định, việc Quốc hội đưa dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 ra thảo luận tại Kỳ họp chứng minh mong muốn văn hóa thực sự trở thành mục tiêu, động lực và hệ điều tiết cho sự phát triển bền vững đất nước.

'Chỉ nên ưu tiên tiếp nhận các vũ khí, công cụ hiện đại'

Bộ trưởng Tô Lâm trình bày Tờ trình dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. (Ảnh: N.L)
(PLVN) - Có ý kiến trong Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội ý kiến đề nghị quy định tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ cần được giới hạn trong phạm vi ưu tiên tiếp nhận các vũ khí, công cụ hiện đại, được ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới; đồng thời quy định hạn chế hoặc cấm tiếp nhận các loại vũ khí thô sơ...

Toàn văn bài phát biểu nhậm chức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu nhậm chức. Ảnh: Quochoi.vn
"Tôi luôn nhận thức sâu sắc rằng, dù ở vị trí công tác nào, mình cũng phải luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc và quyền, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khi nhậm chức.

Ông Trần Thanh Mẫn trúng cử Chủ tịch Quốc hội

Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ.
Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54 tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, chiều nay, 20/5, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

Cử tri, Nhân dân tin tưởng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng ‘không ngừng, không nghỉ’

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Rất tin tưởng Đảng, Nhà nước “không ngừng, không nghỉ” trong cuộc đấu tranh cam go, phức tạp này, cử tri và Nhân dân đồng thời mong muốn các Bộ, ngành, cơ quan chức năng có giải pháp hiệu quả, “mạnh tay hơn nữa” đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những người đăng tải, cung cấp các thông tin “thất thiệt” “xấu độc” ảnh hưởng đến thành quả chung đã đạt được...

Đã dành khoảng 680.000 tỷ đồng thực hiện chính sách tiền lương mới

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trình bày Báo cáo. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Sáng 20/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, được sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái báo cáo Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước một số nội dung chủ yếu về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024.

Cần đặt lợi ích chung của Nhân dân lên hàng đầu để xem xét

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần trên khi cùng Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn (điều hành hoạt động của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV.

Chức vụ càng cao càng phải gương mẫu

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 Khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý đặc biệt về công tác cán bộ. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Tinh thần trên được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh tại các hội nghị, cuộc họp bàn về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Gần đây nhất, yêu cầu này tiếp tục được Bộ Chính trị đề cập tại Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành.

Khánh thành Tượng đài Bác Hồ tại TP Phú Quốc

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ tại TP Phú Quốc.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), ngày 19/5, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ tại phường Dương Đông (TP Phú Quốc). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa kính dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân lễ khánh thành.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng, kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng, kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng
Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng và kêu gọi mọi người dân Việt Nam trưởng thành, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, vùng miền hãy tình nguyện đăng ký hiến tạng trên tinh thần "Mở lòng nhân ái - Lan tỏa yêu thương - Thắp sáng niềm tin - Tiếp nối hy vọng - Gieo mầm sự sống" vì "cho đi là còn mãi", một người có thể cứu nhiều người.