Báo Đại biểu Nhân dân cần tiếp tục phát triển hơn nữa

Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu dự Hội nghị. (Ảnh: N.L)
Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu dự Hội nghị. (Ảnh: N.L)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội mong muốn Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục phát triển hơn nữa, thực sự là “cầu nối”, tăng cường sự gắn bó mật thiết giữa Quốc hội, Hội đồng Nhân dân với cử tri, Nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.

Ngày 8/8, tại Đồng Nai, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự Hội nghị Cộng tác viên toàn quốc của Báo Đại biểu Nhân dân năm 2024.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh việc Báo Đại biểu Nhân dân đã duy trì tổ chức Hội nghị Cộng tác viên toàn quốc 17 năm qua và năm nay Báo chọn chủ đề khá thiết thực là: “Vai trò của báo chí đối với hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân” để cùng nhau trao đổi, thảo luận với sự tham gia của nhiều nhà báo kỳ cựu, tâm huyết, nhiều nhà quản lý, chuyên gia đã và đang công tác trong các cơ quan dân cử.

Ghi nhận, đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những kết quả rất đáng ghi nhận Báo Đại biểu Nhân dân đã đạt được trong hơn 35 năm qua, Chủ tịch Quốc hội mong muốn Báo tiếp tục phát triển hơn nữa, thực sự là “cầu nối”, tăng cường sự gắn bó mật thiết giữa Quốc hội, Hội đồng Nhân dân với cử tri, Nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: N.L)

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: N.L)

Trong thời gian tới đây, để phục vụ tuyên truyền tốt nhất cho các sự kiện lớn của đất nước; tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng; bầu cử Quốc hội khóa XVI và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031; các hoạt động Kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Báo Đại biểu Nhân dân phải đổi mới mạnh mẽ, thực chất hơn, theo hướng ngày càng đồng bộ, chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả.

Với phương châm chủ đạo là “truyền thông chính sách”, Báo Đại biểu Nhân dân cần cung cấp cho bạn đọc đầy đủ, kịp thời, chân thực và khách quan các hoạt động của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp. Thường xuyên quan tâm công tác bồi dưỡng, đào tạo để mỗi cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Báo phải hiểu biết toàn diện, sâu sắc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân; không ngừng tự học, tự nghiên cứu, có sự đầu tư nghiêm túc, công phu trong công việc. Tăng cường hơn nữa tính phản biện xã hội để Quốc hội, Hội đồng Nhân dân có thêm thông tin đa chiều, giúp cho quá trình quyết định và giám sát các chủ trương, quyết sách liên quan tới sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân…

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Tòa soạn cần thay đổi cách tổ chức, khai thác và tiếp nhận thông tin từ cộng tác viên; phải nhanh hơn, hướng dẫn cộng tác viên cách xử lý thông tin, hình ảnh cho phù hợp với yêu cầu của Báo. Có hình thức động viên, khen thưởng các cộng tác viên hoạt động hiệu quả, tạo động lực cho cộng tác viên; tiếp tục phát triển rộng khắp đội ngũ chuyên gia và mạng lưới cộng tác viên ở các địa phương, làm đa dạng nguồn thông tin, góp phần nâng cao uy thế và vị thế của tờ báo.

Các đại biểu dành thời gian tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: N.L)

Các đại biểu dành thời gian tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: N.L)

Đối với đội ngũ cộng tác viên của Báo Đại biểu Nhân dân, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, nhiều cộng tác viên hiện nay là những người cầm bút không chuyên, chưa sâu về chuyên môn nghiệp vụ báo chí, cộng tác chủ yếu vì niềm đam mê, gửi tin, bài, hình ảnh cho báo đăng bằng tinh thần tự nguyện. Vì thế, theo Chủ tịch Quốc hội, trong môi trường báo chí hiện đại, ngoài phẩm chất đạo đức, lập trường tư tưởng, đòi hỏi cộng tác viên phải năng động, linh hoạt, nhiệt tình, không những cần kỹ năng viết mà còn phải ghi hình tốt, truy cập, xử lý thông tin, chuyển, nhận thông tin trên môi trường mạng.

Bên cạnh các cộng tác viên là các nhà báo kỳ cựu, nhà quản lý, chuyên gia, có kinh nghiệm trong việc viết lách, tin tưởng về mặt chuyên môn, các cộng tác viên mới nên tìm đến một nhà báo, hay một phóng viên dày dặn kinh nghiệm để được hướng dẫn, chia sẻ công việc. Cần kỹ lưỡng, cầu thị, tăng cường quan sát, suy ngẫm, phán đoán, nắm bắt cơ hội, mạnh dạn đi sâu vào những vấn đề mới nảy sinh. Tích cực đọc tờ báo mà mình cộng tác cũng như các báo khác, để so sánh các tin bài, tự rút ra bài học cho bản thân.

Đối với các địa phương, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền trên các trang báo địa phương cũng như tuyên truyền trên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, trực tiếp là Báo Đại biểu Nhân dân, giúp chính quyền cơ sở có thể chia sẻ, học tập kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng hoạt động. Thường trực Hội đồng Nhân dân, Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP tạo điều kiện, giúp đỡ các Văn phòng thường trú, phóng viên thường trú của Báo Đại biểu Nhân dân hoạt động hiệu quả, đúng quy định…

Nhiều năm qua, Báo Đại biểu Nhân dân luôn được sự quan tâm đặc biệt của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Các đại biểu dự Hội nghị năm nay đã vô cùng xúc động khi nghe Thư của cố Tổng Bí thư gửi Báo Đại biểu Nhân dân, nhân dịp Kỷ niệm 15 năm Báo được nâng cấp loại 1 và đổi tên thành Báo Đại biểu Nhân dân.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.