Báo chí với công tác lập pháp của Quốc hội

Hình ảnh tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: quochoi.vn)
Hình ảnh tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Trong thành tựu chung của Quốc hội luôn có sự đồng hành, đóng góp quan trọng của các cơ quan thông tấn báo chí. Cùng với việc góp phần đưa các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm đi vào cuộc sống, báo chí cũng cung cấp những thông tin từ thực tiễn đến các cơ quan của Quốc hội, những người làm công tác xây dựng pháp luật, giúp cho công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu đề ra.

Báo chí giúp hoạt động của Quốc hội gắn bó hơn với cuộc sống

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội (QH) khóa XV vừa bế mạc cách đây ít ngày là kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Tại Kỳ họp này, với tỷ lệ tán thành cao, QH đã biểu quyết thông qua 11 luật, trong đó có những Luật rất quan trọng, được cử tri và Nhân dân cả nước chú ý như Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng… QH cũng đã xem xét, thông qua 21 nghị quyết, trong đó có 3 nghị quyết quy phạm pháp luật, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật.

Trong phát biểu bế mạc Kỳ họp, cùng với những công tác khác, Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn đánh giá, công tác thông tin, tuyên truyền được thực hiện kịp thời, đầy đủ diễn biến cả trước, trong và sau mỗi ngày họp; tiếp tục khẳng định nỗ lực, quyết tâm của QH trong việc thực hiện nhiệm vụ với nhiều đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn đất nước.

Theo Đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Đoàn Nghệ An), Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của QH, báo chí không chỉ là cầu nối để gắn kết giữa QH với cử tri mà còn là môi trường để hoạt động của QH trở nên sống động; là cơ sở để cử tri và người dân giám sát hoạt động của những người đại diện cho mình. “Ngay từ những kỳ họp đầu tiên của QH khoá I vào năm 1946, báo chí đã phản ánh đầy đủ và sống động diễn tiến các phiên họp của QH. Từ đó đến nay, báo chí đã luôn đồng hành với các hoạt động của QH”, Đại biểu cho hay.

Qua báo chí, các hoạt động của QH trở nên sống động hơn, gắn bó hơn với hơi thở của cuộc sống. Trong các phiên họp của QH, một vấn đề dù chỉ được thảo luận trong phạm vi gần 500 đại biểu QH nhưng với sự tham gia của báo chí, những vấn đề đó trở thành mối quan tâm của toàn bộ gần 70 triệu cử tri trên cả nước. Báo chí chính là môi trường làm cho các phiên họp của QH trở thành diễn đàn thảo luận về các vấn đề chính sách quốc gia.

Bên cạnh đó, sự tham gia của báo chí cũng góp phần để hoạt động của QH trở nên công khai, minh bạch hơn. Đây là cơ sở để các cử tri có thể theo dõi, đánh giá được một cách đầy đủ về hoạt động của các đại biểu do mình bầu lên tại QH. Đây chính là động lực quan trọng để các đại biểu QH hoạt động một cách có trách nhiệm hơn, gắn bó một cách chặt chẽ hơn với các cử tri, đặc biệt là những cử tri đã trực tiếp bầu ra mình.

Cầu nối cung cấp thông tin hai chiều

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới nêu rõ một số nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới. Trong đó, Nghị quyết nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật, bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân, chuyên gia, nhà khoa học tham gia xây dựng pháp luật. Hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, giải trình và tiếp thu ý kiến của Nhân dân đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật…

Các chuyên gia, đại biểu QH cho rằng, báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện những công việc nêu trên, đặc biệt là đối với công tác lập pháp của QH và thực tế đã, đang làm tốt công việc này. Báo chí đóng vai trò trong việc tạo diễn đàn để cử tri và các tầng lớp Nhân dân tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo, quyết định của QH. Sự tham gia đông đảo của công chúng góp phần làm rõ các tác động của dự án luật, dự thảo nghị quyết của QH, hỗ trợ tích cực hơn cho công tác xây dựng pháp luật của QH, để các chính sách khi được ban hành đi vào cuộc sống hiệu quả và hạn chế nguy cơ có những “lợi ích nhóm” được hình thành trong quá trình xây dựng pháp luật.

Cùng với việc tuyên truyền chính sách, pháp luật, đưa pháp luật “thấm” vào cuộc sống một cách nhanh chóng, đầy đủ, báo chí đã phản ánh những đề xuất, kiến nghị của người dân với Đảng, Nhà nước về các chính sách, các quy định pháp luật chưa thật phù hợp, những bất cập, vướng mắc, bức xúc trong thực tiễn thi hành, chấp hành pháp luật để có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Qua kênh báo chí, QH càng có cơ sở để ban hành nhiều chính sách, pháp luật quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đề ra.

Đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn Đồng Nai) khẳng định, báo chí có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động của QH. Theo Đại biểu, các Đại biểu QH thường xuyên phải sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng không chỉ để thu thập thông tin trong lĩnh vực quan tâm, phụ trách mà còn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội để thông qua đó nắm bắt những vấn đề thời sự, những vấn đề nổi lên, những vấn đề cần giải quyết để đề xuất với Đảng, Nhà nước, QH xem xét, thực hiện giám sát hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định, chính sách hoặc quyết định các vấn đề quốc kế dân sinh.

Đại biểu Phan Đức Hiếu (Đoàn Thái Bình) cũng đánh giá, báo chí là một kênh hữu ích không chỉ cho các Đại biểu QH, mà cho tất cả những người làm chính sách. Báo chí phản ánh, cung cấp những thông tin đa chiều về kinh tế, xã hội, gợi lên nhiều suy nghĩ để có được những nghiên cứu sâu sắc, toàn diện. “Báo chí đã thực hiện tốt vai trò truyền tải thông tin từ QH tới cử tri. Ở chiều ngược lại, các đại biểu QH cũng tổng hợp được nhiều ý kiến, góc nhìn thực tiễn của người dân, cử tri, doanh nghiệp qua báo chí, truyền thông; điều đó giúp ích rất nhiều cho hoạt động của đại biểu QH”, Đại biểu nói.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa. (Ảnh: TN)

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa. (Ảnh: TN)

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của QH) cho biết ông đánh giá rất cao vai trò của báo chí Việt Nam, trong đó có Báo Pháp luật Việt Nam đã rất tích cực, trách nhiệm trong việc nắm tình hình dư luận và thực tiễn của các cơ quan, đơn vị, cung cấp thông tin 2 chiều cho người dân và cho cơ quan nhà nước.

“Với vai trò một thành viên Ủy ban Pháp luật của QH 2 nhiệm kỳ, tôi nhận thấy rằng trong công tác xây dựng luật, pháp lệnh của QH, Báo Pháp luật Việt Nam nói riêng và các cơ quan thông tấn, thông tấn báo chí nói chung đã hỗ trợ đắc lực trong quá trình xây dựng pháp luật. Báo chí đã hỗ trợ hiệu quả cho các Ủy ban của QH, đại biểu QH trong việc xây dựng những dự án luật có hiệu quả cao, có tuổi thọ lâu dài và được đại đa số người dân đồng tình, ủng hộ”, Đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.

Đại biểu Bùi Mạnh Khoa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Pháp luật của QH:

Luôn bám sát tôn chỉ mục đích hoạt động, Báo Pháp luật Việt Nam đã thể hiện rõ trách nhiệm xã hội trong việc cung cấp thông tin trung thực; chủ động, tích cực và thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; về công tác lập pháp và thi hành pháp luật; tích cực ủng hộ, biểu dương những gương người tốt, việc tốt trong chấp hành pháp luật, đồng thời lên án, phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội.

Thông qua những tác phẩm trên các ấn phẩm của Báo, người dân có được những kiến thức pháp luật thiết thực, bổ ích, từ đó nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật. Đồng thời, các cơ quan nhà nước cũng có cái nhìn phản biện về các hoạt động thực thi công vụ để thực hiện đúng quy định của pháp luật và điều chỉnh chính sách cho phù hợp thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19

(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 4/10 (theo giờ địa phương), tại Lâu đài Villers-Cotterêts (Pháp), đã diễn ra phiên khai mạc trọng thể Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 với chủ đề “Sáng tạo, Đổi mới và Khởi nghiệp bằng tiếng Pháp” với sự tham dự của gần 100 nước thành viên Cộng đồng Pháp ngữ, các thể chế Pháp ngữ, tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó gần 40 quốc gia tham dự ở cấp người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19.

Đọc thêm

Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam thực hiện '5 tiên phong' phát triển cùng đất nước

Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam thực hiện '5 tiên phong' phát triển cùng đất nước
Phát biểu kết luận buổi gặp mặt giữa Thường trực Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam sáng 4/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sẽ thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm và đề nghị doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện 5 tiên phong để phát triển lớn mạnh cùng đất nước.

Khai mạc kỳ họp thứ 18 HĐND TP Hà Nội

Hình ảnh tại phiên khai mạc Kỳ họp.
(PLVN) - Kỳ họp này diễn ra trong 1 ngày và là kỳ họp chuyên đề khối lượng công việc lớn, với 20 nội dung, bao gồm 5 nội dung quy phạm pháp luật, 15 nội dung chuyên đề.

Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X: Hướng tới mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam thông tin về những điểm mới của Đại hội. Ảnh- PV
(PLVN) - Sáng 4/10, thông tin về Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029, ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, tiêu đề dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội đã thể hiện quan điểm mới về vai trò nòng cốt chính trị và nhiệm vụ bao trùm của Mặt trận trong giai đoạn cách mạng mới, hướng tới mục tiêu cao nhất là xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, Nhân dân ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp
(PLVN) - Đúng 21h45 ngày 3/10 giờ địa phương (2h45 ngày 4/10 theo giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh xuống Sân bay Orly, thủ đô Paris, Pháp, bắt đầu các hoạt động tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3-7/10 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhận thêm nhiệm vụ mới

Phó Thủ tướng Lê Thành Long. (Ảnh: VGP)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1097/QĐ-TTg ngày 3/10/2024 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ. Theo quyết định này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhận thêm nhiệm vụ mới.

Tặng Bằng khen cho quân nhân BĐBP Cà Mau trong Chuyên án CM324

Tặng Bằng khen cho quân nhân BĐBP Cà Mau trong Chuyên án CM324
(PLVN) - Ngày 3/10, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao thưởng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các quân nhân thuộc BĐBP Cà Mau vì có thành tích xuất sắc trong điều tra, xác minh vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép” (Chuyên án CM324).