Báo chí sắp có Văn phòng đại diện đầu tiên trên... vũ trụ

0:00 / 0:00
0:00
Ngành báo chí Nga nói riêng và thế giới nói chung chuẩn bị chứng kiến một cột mốc mang tính lịch sử khi ngay trong tháng này, hãng thông tấn TASS của Nga sẽ gửi một “phóng viên không chuyên” lên tác nghiệp trên vũ trụ, đồng thời chính thức mở văn phòng đại diện của TASS trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Theo Tân Hoa xã, ông Sergei Mikhailov, Tổng Giám đốc hãng thông tấn TASS và người đứng đầu tập đoàn vũ trụ nhà nước Nga Roscosmos, ông Dmitry Rogozin mới đây đã ký biên bản hợp tác ghi nhớ nhằm mở văn phòng đại diện thường trực của TASS trên ISS.

Sự kiện này sẽ mở đường để TASS trở thành hãng thông tấn đầu tiên trên thế giới có văn phòng đại diện trên ISS.

Đặc biệt hơn, nhà du hành vũ trụ Alexander Misurkin của Roscosmos sẽ trở thành phóng viên đầu tiên của TASS trên vũ trụ.

Nếu không có gì thay đổi, dự kiến vào ngày 8/12, ông Misurkin sẽ bay vào vũ trụ trên con tàu Soyuz MS-20 cùng với tỷ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa và một thành viên khác. Trong thời gian tác nghiệp trên ISS, phóng viên Misurkin sẽ kể về cuộc sống và công việc trên ISS.

Phóng viên - nhà du hành vũ trụ Alexander Misurkin (ở giữa) trong một buổi huấn luyện trước khi bay vào vũ trụ. Ảnh: Reuters
Phóng viên - nhà du hành vũ trụ Alexander Misurkin (ở giữa) trong một buổi huấn luyện trước khi bay vào vũ trụ. Ảnh: Reuters

Những tin tức do ông thực hiện có thể được đọc trên các nguồn thông tin của TASS, trong khi ảnh và video được đăng tải trên các trang web và các trang chính thức của TASS trên mạng xã hội.

“Trước đây, chúng tôi chỉ giới hạn trong phạm vi hành tinh của chúng ta. Hãng thông tấn TASS có mặt ở tất cả các khu vực của Nga và tại hơn 60 quốc gia và con số này sẽ tăng lên trong những năm tới. Chúng tôi cho rằng, giờ đây đối tượng mở rộng thông tin của chúng tôi có thể là vũ trụ. Tôi rất vui vì sự hợp tác của chúng tôi với tập đoàn nhà nước Roscosmos đã phát triển rất nhanh chóng và hài hòa. Đây là niềm vinh dự khó tin đối với chúng tôi khi coi các nhà du hành vũ trụ Nga là đồng nghiệp. Chúng tôi mong đợi tin tức và những thước phim tuyệt vời từ vũ trụ”, ông Mikhailov, Tổng giám đốc TASS hồ hởi cho biết sau lễ ký kết.

Trong khi đó, ông Rogozin, người đứng đầu tập đoàn vũ trụ Roscosmos tin rằng việc hãng thông tấn TASS mở văn phòng đại diện thường trực trên ISS sẽ giúp nhiều người hiểu biết thêm về lĩnh vực vũ trụ của Nga.

Ông nói: “Dự án giáo dục đặc biệt của Roscosmos và TASS nhằm phổ biến các hoạt động của Nga trong vũ trụ. Độc giả của TASS sẽ có thể biết nhiều hơn về công việc của các phi hành gia trên vũ trụ, về các thí nghiệm khoa học, các chi tiết cụ thể của chuyến bay vũ trụ”.

Ngoài ra, ông Rogozin khẳng định, việc kết hợp công việc của một phi hành gia và một phóng viên sẽ không dẫn đến xung đột lợi ích, dù những người làm việc trên vũ trụ có quyền truy cập thông tin chuyên biệt.

TASS cũng cho biết, để chuẩn bị cho ngày khởi hành lên ISS, nhà du hành vũ trụ Misurkin đã tham gia một khóa đào tạo về nghiệp vụ báo chí và được trao chứng chỉ “Phóng viên đặc biệt” của TASS.

Cách đây 117 năm, Hãng thông tấn điện báo St. Petersburg (SPTA) đã chính thức đi vào hoạt động và là cơ quan thông tin chính thức đầu tiên của nước Nga. Sau nhiều lần thay đổi và sáp nhập, SPTA trở thành Hãng điện tín của Liên bang Xô Viết (TASS). Năm 1992, TASS được đổi thành Hãng thông tin điện tín Nga (ITAR-TASS) và đến 2014 quay trở lại với cái tên huyền thoại TASS.

Với khoảng 2.000 nhân viên đang làm việc, mỗi ngày hãng thông tấn TASS phát khoảng 1.500 tin. Các khách hàng của TASS có thể tiếp cận 60 nguồn cung cấp tin tức và dịch vụ chuyên đề bằng tiếng Nga và tiếng Anh.

Có thể nói, việc nhà du hành vũ trụ Misurkin trở thành phóng viên đầu tiên của TASS bay vào vũ trụ không chỉ được coi sự kiện trọng đại mà ngành báo chí thế giới đang hồi hộp ngóng chờ, mà chắc chắn sẽ giúp danh tiếng của hãng thông tấn TASS được nhân lên trông thấy.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.