Báo chí Mỹ sục sôi vụ Tổng thống Trump 'cấm cửa' phóng viên CNN

Một nhân viên Nhà Trắng tìm cách tước micro từ tay phóng viên Acosta khi ông đang hỏi Tổng thống Trump. Ảnh: Reuters
Một nhân viên Nhà Trắng tìm cách tước micro từ tay phóng viên Acosta khi ông đang hỏi Tổng thống Trump. Ảnh: Reuters
Phóng viên nhiều hãng báo chí Mỹ đã bày tỏ sự ủng hộ với đồng nghiệp kênh CNN sau khi ông này bị Chính quyền Tổng thống Donald Trump tước thẻ báo chí vào tác nghiệp trong Nhà Trắng.

Tấm thẻ cứng giúp phóng viên được ưu tiên vào khu vực Nhà Trắng của phóng viên Jim Acosta đã bị chính quyền Tổng thống Trump “treo” từ tối 7/11 cho tới khi có thông báo thêm.

Theo CNN, lý do ông Acosta bị treo thẻ vào Nhà Trắng là do có một cuộc tranh cãi nảy lửa với Tổng thống Trump tại họp báo sau bầu cử giữa nhiệm kỳ. 

Hiện chưa rõ ông Acosta có được vào Nhà Trắng họp báo nữa hay không vào những ngày sau. Cũng chưa biết các phóng viên phụ trách mảng tin Nhà Trắng sẽ bỏ họp báo đồng loạt hay thể hiện sự ủng hộ với Acosta và CNN theo cách nào. 

Ông Acosta là phóng viên chuyên trách Nhà Trắng của kênh CNN. Khi ông tìm cách vào khu vực Nhà Trắng để đưa tin trực tiếp cho chương trình “Anderson Cooper 360” thì ông bị nhân viên Mật vụ chặn lại. Vài phút sau, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders thông báo treo thẻ của Acosta.

Về sau, ông Acosta nói: “Đây là một thử thách với tất cả chúng ta. Tôi thực sự cho rằng họ đang tìm cách ngăn cản chúng ta ở một mức độ nào đó trong giới báo chí đưa tin về Nhà Trắng”. Ông Acosta cho rằng việc mình bị treo thẻ là nỗ lực “gửi thông điệp tới đồng nghiệp của chúng ta”.

CNN và một số tổ chức ủng hộ báo chí lớn đã chỉ trích động thái của Nhà Trắng. Hiệp hội Tin tức Điện tử Truyền hình và Phát thanh gọi động thái trên là “quá đáng”.

Phóng viên và các sử gia cho rằng khó có thể tìm thấy một động thái tương tự trong lịch sử. Giáo sư Martha Joynt Kumar, Giám đốc Dự án Chuyển giao Nhà Trắng, nói: “Nhân viên Nhà Trắng không rút thẻ vì oán giận cá nhân, chỉ rút trong trường hợp có mối đe dọa với Tổng thống”.

Theo CNN, không ai cho rằng ông Acosta đã đe dọa Tổng thống Trump. Tuy nhiên, một số nhà bình luận cho rằng ông Acosta đã đối xử không phù hợp với một thực tập tại Nhà Trắng vì người này tìm cách lấy micro khỏi tay ông trong họp báo.

Bà Sanders đã tung một video ghi lại sự việc, cho rằng hành vi của ông Acosta không phù hợp vì đặt tay lên một cô gái trẻ đang làm nhiệm vụ và đó là lý do treo thẻ. Video bà Sanders đưa lên mạng bị tố là có chỉnh sửa.

Còn theo video chưa chỉnh sửa, ông Acosta chỉ cầm chiếc micro và nói: “Xin lỗi, quý cô” khi người thực tập tìm cách lấy micro.

Các phóng viên có mặt đều làm chứng rằng ông Acosta không làm gì quá mức ngoài việc cố giữ micro.

Kênh CNN đã ra tuyên bố nói rằng bà Sanders nói dối, đưa ra cáo buộc giả mạo: “Quyết định chưa từng có tiền lệ này là một mối đe dọa với nền dân chủ của chúng ta và đất nước chúng ta xứng đáng được đối xử tốt hơn”.

Các tổ chức tự do báo chí cũng tham gia cuộc tranh cãi. Ủy ban vì Tự do báo chí cho rằng bà Sanders đã mô tả sai về các tình tiết dẫn tới sự việc và không chỉ xúc phạm nhà báo nước Mỹ mà còn nhân dân Mỹ.

Hiệp hội Phóng viên Nhà Trắng gọi vụ tước thẻ của ông Acosta là “vượt quá ranh giới” và “không thể chấp nhận”. Hiệp hội kêu gọi Nhà Trắng ngay lập tức thay đổi hành động nói trên.

Chú thích ảnh
Tổng thống Trump từng xung đột với nhiều phóng viên. Ảnh: Getty

Các nhà báo kỳ cựu trong hiệp hội đều lên tiếng. Ông Hallie Jackson thuộc kênh NBC nói trên Twitter: “Hiệp hội báo chí cần đứng lên phản đối”.

Ông Peter Baker thuộc tờ The New York Times viết: “Đây là điều tôi chưa từng chứng kiến từ khi bắt đầu đưa tin về Nhà Trắng năm 1996”.

Elisabeth Bumiller, Trưởng đại diện tại Washington của tờ The Times, nói: “Tổng thống không nên chọn ai là người đưa tin về ông ấy và ông ấy chắc chắn không được đuổi đại diện một trong những cơ quan báo chí hàng đầu nước Mỹ”.

Năm 2015 và 2016, chiến dịch tranh cử của ông Trump đã từ chối cấp thẻ báo chí cho phóng viên một số tờ báo lớn, trong đó có Washington Post và BuzzFeed.

Khi vấn đề này được đề cập vào tháng 6/2016, ông Trump nói với CNN rằng nếu được bầu làm tổng thống, ông sẽ không tước thẻ nhà báo. Ông nói: “Tại Nhà Trắng thì lại khác. Khi tôi đại diện cho nước Mỹ, tôi sẽ không làm thế”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.