'Báo chí không nên đánh đổi sự thật lấy tốc độ'

Bà Nurini Kassim, Giám đốc điều hành Hãng Thông tấn Bernama của Malaysia, cho rằng không nên đánh đổi sự thật, tính chính xác và trách nhiệm lấy tốc độ.
Bà Nurini Kassim, Giám đốc điều hành Hãng Thông tấn Bernama của Malaysia. (Nguồn: Thestar)
Bà Nurini Kassim, Giám đốc điều hành Hãng Thông tấn Bernama của Malaysia. (Nguồn: Thestar)

Hội nghị Ban Chấp hành Tổ chức các hãng thông tấn châu Á-Thái Bình Dương (OANA) lần thứ 44 do Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đăng cai tại Hà Nội ngày 18-20/4/2019 có chủ đề “Vì một nền báo chí chuyên nghiệp và sáng tạo."

Nhân dịp này, bà Nurini Kassim, Giám đốc điều hành Hãng Thông tấn Bernama của Malaysia, thành viên Ban chấp hành OANA, đã trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN về chủ đề hội nghị, cũng như chiến lược phát triển của Bernama và chính sách hợp tác của hãng với OANA.

- Bà đánh giá như thế nào về chủ đề của Hội nghị Ban chấp hành OANA lần thứ 44 và các vấn đề được tập trung thảo luận tại hội nghị lần này?

Giám đốc Nurini Kassim: Chủ đề “Vì một nền báo chí chuyên nghiệp và sáng tạo” vô cùng phù hợp trong thế giới truyền thông ngày nay. Sự chuyên nghiệp trong báo chí trở nên cần thiết hơn bao giờ hết do sự xuất hiện của truyền thông xã hội và những thách thức mà nó đặt ra cho thương mại.

Trong khi sự phát triển nhanh chóng của truyền thông xã hội mang lại nhiều thay đổi tích cực, song nó cũng có một số tác động tiêu cực. Xu hướng “báo chí công dân” (citizen journalism) ngày càng phát triển đã mang lại nhiều thông tin được công chúng quan tâm rộng rãi, nhưng tính xác thực của thông tin có thể đáng ngờ và gây tranh cãi.

Thông tin sai lệch đó có thể lan truyền trên mạng và tràn ngập trên các mạng truyền thông xã hội. Sự thiếu chuyên nghiệp đó dẫn đến nhiều hậu quả mà nếu không được kiểm soát, nó có thể đẩy một xã hội hoặc thậm chí một quốc gia vào tình trạng bất ổn chính trị hoặc kinh tế và rối loạn xã hội. Sự thiếu trách nhiệm này đe dọa việc đưa tin theo chuẩn mực đạo đức của báo chí chính thống và truyền thông truyền thống.

Báo chí chính thống và truyền thông truyền thống là nơi mà báo chí chuyên nghiệp có thể đóng vai trò chủ chốt - điều mà các hãng thông tấn có thể tự hào, nơi các nhà báo và phóng viên của chúng ta được đào tạo bài bản, không chỉ các kỹ năng viết mà cả những quy tắc cốt yếu của báo chí.

Không giống như các nhà báo công dân, các nhà báo chuyên nghiệp nhìn vào mọi khía cạnh để đưa ra những thông tin đa dạng và khách quan. Nói cách khác, báo chí chuyên nghiệp có nền móng là chất lượng chuyên nghiệp.

Công việc của các nhà báo chuyên nghiệp đòi hỏi độ tin cậy, đưa tin có đạo đức, trách nhiệm, chất lượng, kiểm chứng sự thật và xác minh - một sự kết hợp cần thiết để đảm bảo xây dựng quốc gia, hòa bình, hòa hợp dân tộc cũng như ổn định chính trị và kinh tế.

Uy tín của một cơ quan báo chí phải dựa trên sự chuyên nghiệp của các nhà báo thuộc cơ quan đó.

Bên cạnh đó, báo chí cần sự sáng tạo. Từ điển định nghĩa “sáng tạo” là quá trình biến một ý tưởng hoặc phát minh thành sản phẩm hoặc dịch vụ tạo ra giá trị mà khách hàng sẵn sàng trả tiền. “Sáng tạo” cũng liên quan đến việc thận trọng khai thác thông tin, khả năng tưởng tượng và óc sáng kiến nhằm thu được các giá trị lớn hơn hoặc các giá trị khác nhau từ nhiều nguồn lực; “sáng tạo” cũng bao gồm tất cả các quy trình mà ý tưởng mới được sinh ra và chuyển đổi thành các sản phẩm hữu ích.

Peter Drucker, chuyên gia hàng đầu về doanh nghiệp và sáng tạo, cho rằng “sáng tạo” nghĩa là tìm ra cách thức mới và tốt hơn để làm một điều gì đó. Tóm lại, tôi có thể nói rằng “sáng tạo” chính là sự thay đổi và tiến bộ, tích hợp hai trong một.

Nói rộng ra, báo chí sáng tạo chính là vượt qua cách tiếp cận của báo chí truyền thống trong việc viết lách.

Do đó, các nhà báo bắt buộc phải được trang bị để thích ứng với sự thay đổi này. Chẳng hạn, khi đưa tin về một công nghệ mới, họ sẽ cần phải hiểu rõ công nghệ đó, công ty phát triển công nghệ đó, những kỹ năng để tiếp thị công nghệ đó, mô hình kinh doanh và khả năng tồn tại của công ty cùng nhiều nội dung khác.

Báo chí sáng tạo cũng bao gồm việc sử dụng các nền tảng khác nhau để đưa tin, tôi sẽ giải thích rõ hơn trong mục 1 của Chương trình nghị sự.

Về chương trình nghị sự, một là chiến lược của các hãng thông tấn nhằm thích ứng với sự thay đổi hành vi tiếp nhận nội dung tin tức, tập trung vào nội dung video và nền tảng YouTube. Sự phát triển của tin tức kỹ thuật số và truyền thông xã hội đã khiến nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, hướng sự chú ý từ các sản phẩm in ấn, chẳng hạn như báo giấy, sang định dạng video và YouTube để nắm bắt tin tức và thông tin.

Thế giới phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay không cho họ có đủ thời gian cần thiết để nghiền ngẫm thông tin trên báo in. Họ thích thông tin nhanh hơn, ngắn hơn và sinh động được đăng tải trên YouTube và các nền tảng video khác trên các thiết bị di động.

Truyền thông chính thống, với việc nhận ra rằng xu hướng này cuối cùng có thể khiến họ ngừng hoạt động, đã vội vã hiện diện trên các nền tảng truyền thông xã hội mới như Twitter, Instagram, Facebook và YouTube.

Bernama, hãng thông tấn quốc gia của Malaysia, cũng không phải ngoại lệ. Chúng tôi đã thành lập một đơn vị có tên Phòng Đa phương tiện (Multimedia Desk) chuyên phổ biến tin tức và thông tin trên những nền tảng đó. Một hình thức phổ biến tin tức và thông tin khác là thông tin đồ họa cũng đang trên đà phát triển.

Phản hồi từ khách hàng rất tích cực và đáng khích lệ, một dấu hiệu cho thấy việc chúng tôi tăng cường tập trung vào hành vi tiếp nhận thông tin này là kịp thời.

Bernama cũng cung cấp dịch vụ tin tức kỹ thuật số có tên gọi “Front Desk” tập trung vào các mối quan tâm của con người và những thông tin nhẹ nhàng, tin giải trí, tin tức bằng video và ảnh để phục vụ số khách hàng ngày càng tăng trong phân khúc này. Tài khoản trên Facebook có tên Front Desk Arabiya (FDA) phổ biến tin tức, video clip và ảnh để phục vụ người dùng bằng tiếng Arab.

Mục 2 của chương trình nghị sự là tin giả và báo chí kiểm chứng sự thật. Cách đây vài năm, gần như chưa ai nghe nói đến thuật ngữ “tin giả," nhưng ngày nay, đó là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ và sự tranh luận tự do.

Các nhà báo công dân, trong khi vội vã đăng thông tin lên các mạng xã hội, thường mắc lỗi phát tán tin tức chưa được kiểm chứng. Tin giả chỉ có thể được kiểm soát bằng cách công bố thông tin sau khi đã được xác minh.

Điều quan trọng là các hãng thông tấn phải có người kiểm chứng sự thật, tương tự như các cơ quan báo chí lớn tại Mỹ, để kiểm tra và xác minh thông tin trước khi công bố. Chẳng hạn, trong các cuộc tranh luận bầu cử tổng thống Mỹ, các cơ quan báo chí nước này đã kiểm tra và xác minh sự thật trong các bài phát biểu của các ứng viên.

Chúng ta không nên đánh đổi sự thật, tính chính xác và trách nhiệm lấy tốc độ. 

Trong trường hợp quảng cáo, các công ty thường cung cấp cho các cơ quan báo chí thông tin nào họ muốn các cơ quan này đăng tải. Tuy nhiên, các cơ quan báo chí phải luôn ưu tiên lợi ích của người tiêu dùng và đảm bảo rằng các công ty không tìm cách quảng cáo những nội dung không đúng với những gì họ công bố.

Mục 3 của chương trình nghị sự là giành lại niềm tin của công chúng đối với thông tin chính thống.

Thách thức hiện nay đối với truyền thông chính thống, hiện đang mất ưu thế trước truyền thông xã hội trong vai trò là nguồn tin tức và thông tin chính, là phải giành lại niềm tin của công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

Những người thích truyền thông thay thế không còn tin tưởng truyền thông chính thống.

Vì thế, việc giành lại niềm tin của công chúng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng đối với truyền thông chính thống. Tuy nhiên, đó không phải là một trận chiến không thể giành chiến thắng. Chúng ta phải đổi mới và đưa ra những chiến lược đúng đắn.

Một chiến lược là tối đa hóa việc sử dụng các nền tảng đa phương tiện như Twitter, WhatsApp, YouTube và Facebook, bằng cách đăng nhiều câu chuyện mà mọi người quan tâm, về lối sống và giải trí theo cách cô đọng, súc tích và dễ hiểu hơn.

Một chiến lược khác là tránh đưa ra những tin tức thiên vị. Cho dù có sự thay đổi trong việc phổ biến thông tin, nhiều người vẫn tìm kiếm sự thật trong những tin tức mà họ tiếp nhận.

Các hãng thông tấn phải tham gia vào hoạt động báo chí mang tính xây dựng và không chỉ đưa đi đưa lại các vấn đề tiêu cực có thể khiến khách hành quay lưng.

Bà có thể cho biết chiến lược phát triển của Bernama trong thời gian tới và chính sách hợp tác của hãng trong OANA?

Giám đốc Nurini Kassim: Tầm nhìn của Bernama là trở thành một hãng thông tấn nổi tiếng được quốc tế công nhận. Nhiệm vụ của chúng tôi là sản xuất, phổ biến tin tức và thông tin một cách chính xác, nhanh chóng, cân bằng và khách quan phù hợp với lợi ích quốc gia; định hướng một xã hội được thông tin phù hợp với một Malaysia mới; tạo nguồn thu thông qua việc đa dạng hóa tin tức và các sản phẩm thông tin; nâng cao tiêu chuẩn cho báo chí trong nước bằng cách đưa ra những công việc nhiều thử thách và bổ ích; sử dụng công nghệ mới nhất trong việc cung cấp dịch vụ; đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc.

Giam doc dieu hanh Bernama: Khong nen danh doi su that de lay toc do hinh anh 2
 Ảnh minh họa. (Nguồn: EdTechReview)

Để thực hiện tầm nhìn và nhiệm vụ trên, Bernama đặt mục tiêu phát triển hãng thông tấn, các dịch vụ phát thanh và truyền hình một cách chuyên nghiệp, và sải cánh vươn ra khỏi biên giới Malaysia để trở thành một hãng thông tấn khu vực và cuối cùng là thế giới.

Đồng thời, chúng tôi muốn OANA tiếp tục là một tổ chức uy tín và đáng tin cậy của các hãng thông tấn châu Á - Thái Bình Dương vì sự phát triển của các nước thành viên.

Với sự tồn tại của OANA, chúng ta có thể cung cấp tin tức về một loạt chủ đề và quan điểm mà không bị phụ thuộc quá nhiều vào các phương tiện truyền thông phương Tây.

Để đạt được điều đó, chính sách của chúng tôi là tăng cường hợp tác hơn nữa với tất cả các thành viên OANA bằng cách tích cực chia sẻ tin tức, ảnh và video để đảm bảo rằng OANA vẫn tiếp tục thích hợp trong hoạt động tin tức và thông tin đang không ngừng thay đổi. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước thành viên để khám phá các lĩnh vực hợp tác mới thông qua OANA.

- Trân trọng cảm ơn bà.

Hội nghị Ban Chấp hành Tổ chức các hãng thông tấn châu Á-Thái Bình Dương (OANA) lần thứ 44 do Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đăng cai tại Hà Nội ngày 18-20/4/2019 có chủ đề “Vì một nền báo chí chuyên nghiệp và sáng tạo."

Hội nghị Ban Chấp hành Tổ chức các hãng thông tấn châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 44 tập trung vào 3 nội dung gồm: Chiến lược của các hãng thông tấn để ứng phó với việc thay đổi thói quen sử dụng thông tin, tập trung vào các nội dung video và nền tảng YouTubetin giả và kiểm chứng thông tin báo chí; giành lại niềm tin đối với báo chí chính thống.

Ba năm một lần, Tổ chức các hãng thông tấn châu Á-Thái Bình Dương tiến hành Đại hội đồng để bầu ra Ban Chấp hành gồm 13 hãng thông tấn thành viên.

Hằng năm, Tổ chức các hãng thông tấn châu Á-Thái Bình Dương tổ chức hội nghị Ban Chấp hành do các hãng thành viên Ban Chấp hành luân phiên đăng cai.

Hội nghị Ban Chấp hành Tổ chức các hãng thông tấn châu Á-Thái Bình Dương là dịp để lãnh đạo các hãng thông tấn chia sẻ kinh nghiệm tổ chức và phát triển cơ quan thông tấn của mình, cập nhật các xu thế phát triển báo chí mới trên thế giới và đặc biệt thảo luận biện pháp củng cố sự hợp tác về nghiệp vụ.

Tổ chức các hãng thông tấn châu Á-Thái Bình Dương được thành lập tại Bangkok (Thái Lan) vào ngày 22/12/1961 theo sáng kiến của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).

Đến nay, Tổ chức các hãng thông tấn châu Á-Thái Bình Dương có 44 hãng thông tấn thành viên đến từ 35 nước trong khu vực, cung cấp 2/3 tổng số thông tin được sản xuất của toàn thế giới.

Mỗi ngày, các hãng thành viên đăng phát khoảng 200 tin, ảnh và video trên website của Tổ chức các hãng thông tấn châu Á-Thái Bình Dương.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.