“Bánh xe pháp” đưa con người thoát cảnh trầm luân

“Bánh xe pháp” đưa con người thoát cảnh trầm luân
(PLO) - Đạo Phật quan niệm rằng hiện tại là thời khắc thể hiện sự sống đích thực, linh động của mỗi người. Còn những gì trong quá khứ, dù thất bại đắng cay hay thành công mãn nguyện đều chỉ còn trong ký ức và những ước vọng về tương lai chỉ là ảo ảnh trong tâm trí mỗi người. Đó cũng là một tầng ý nghĩa của hình tượng bánh xe trong Phật giáo

Mỗi người tựa như một bánh xe 

Để dễ hiểu, đầu tiên xin nói về hình tượng bánh xe trong Phật giáo ở góc độ triết lý sống. Một trong những phát minh quan trọng có ảnh hưởng lớn đến lịch sử của nền văn minh nhân loại đó là bánh xe.

Thử nhìn vào các cơ chế kỹ thuật hay hầu hết các phương tiện giao thông, từ một cỗ xe thô sơ cho đến các hệ thống máy móc tinh xảo, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được vai trò của phát minh này trong đời sống thường nhật của mỗi người.

Trong lĩnh vực tín ngưỡng và văn hóa, bánh xe cũng là một biểu tượng rất phổ biến tại nhiều châu lục khác nhau. Đối với Đạo Phật, biểu tượng này đã trở thành một trong những hình ảnh tiêu biểu, thiêng liêng, và có ý nghĩa nhất cho sự hiện hữu cũng như sứ mạng của truyền thống tâm linh này đối với nhân loại trong hơn hai ngàn năm qua. 

Trong bài viết “Hình tượng bánh xe trong Phật giáo” tác giả Thích Đồng Thành đã đưa ra nhận định rằng, trong sự vận hành của dòng đời, cuộc sống của mỗi người như một bánh xe đang lăn đều trên đường đời. Điều thú vị là tuy chu vi của bánh xe này rất lớn, nhưng sự tiếp xúc của bánh xe với mặt đất chỉ là một điểm nhỏ mà thôi.

Như vậy, những giá trị sống động nhất, thiết thực nhất của sự vận hành bánh xe này không phải ở những điểm đã đi qua hay những điểm chưa tiếp xúc với mặt đất trên bánh xe mà chính là điểm đang tiếp xúc trong hiện tại. 

Cũng thế, đạo Phật xem cuộc sống trong giây phút hiện tại của mỗi người là mấu chốt để chế tác niềm hạnh phúc trong cuộc sống này. Những gì trong quá khứ, dù thất bại đắng cay hay thành công mãn nguyện đều chỉ còn trong ký ức và những ước vọng về tương lai chỉ là ảo ảnh trong tâm trí mỗi người mà thôi.

Hiện tại là thời khắc thể hiện sự sống đích thực, linh động của mỗi người. Để tạo dựng một cuộc sống có hạnh phúc và an lạc thực sự, con người cần phải nhận diện và tiếp xúc với những gì mình đang có trong hiện tại. Sống với hiện tại là cuộc sống thực và qua đó con người mới cảm nhận được những giá trị đích thực của cuộc sống. Đó là cuộc sống thực và mầu nhiệm vô cùng. 

Cũng theo tác giả Thích Đồng Thành, nguồn gốc của hình tượng bánh xe trong Phật giáo có lẽ, phát xuất từ một câu chuyện trong kinh sách. Chuyện rằng Tôn giả Mục Kiền Liên, vị đệ tử đứng đầu về thần thông của Đức Phật, không chỉ hành đạo trong cõi người mà còn thường du hóa đến các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và cõi trời.

Sau khi chứng kiến cảnh chúng sanh chết đi sống lại, bị tàn sát, hành hạ trong địa ngục, cảnh muôn thú tranh giành, giết hại nhau, cảnh các loài quỷ bị đói khát dằn vặt, cảnh thiên nhân hết phước báu bị đọa lạc, suy vong, cảnh loài người bị tham ái cấu xé, bức bách thảm khốc… tôn giả bèn trở về cõi Diêm Phù Đề (Ấn Độ) và thuật lại những điều mắt thấy tai nghe này cho bốn chúng đệ tử của Đức Phật, khuyên họ nên ý thức đến nỗi khổ triền miên của cõi Ta Bà mà tinh tấn tu trì hướng đến cảnh giới vô sanh an tịnh. 

Một lần nọ, khi Đức Phật trú tại thành Vương Xá, tôn giả Mục Kiền Liên cũng đem những cảnh khổ trên để khuyến hóa các hàng xuất gia. Khi thấy mọi người đang vây quanh và chăm chú lắng nghe tôn giả, Đức Phật bèn hỏi ngài A Nan vì sao mọi người lại vây quanh tôn giả Mục Kiền Liên.

Khi biết được nguyên do, Đức Phật bèn dạy: “Trưởng lão Mục Kiền Liên hay bất cứ một vị Tỳ-kheo nào khác như trưởng lão cũng không thể cùng một lúc có mặt tại nhiều nơi (để giáo hóa mọi người) vì thế, nên làm hình bánh xe gồm năm phần đặt ngay lối ra vào (của tinh xá)”.

Lúc ấy, các vị Tỳ-kheo còn phân vân, chưa biết nên thiết kế bánh xe như thế nào, Đức Phật bèn chỉ dạy như sau: năm phần của bánh xe được minh họa để tượng trưng cho năm cảnh giới, ba cảnh giới phía dưới là địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, hai cảnh giới bên trên là cõi trời và người, họa cảnh bốn châu Đông Thắng Thần, Tây Ngưu Hóa, Bắc Câu Lô và Nam Thiệm Bộ cũng được thêm vào.

Ở giữa là hình ảnh ba loài thú: chim bồ câu (dụ cho tham), rắn (dụ cho sân), và heo (dụ cho si) hình ảnh giải thoát của chư Phật và cảnh giới Niết Bàn được thể hiện qua những vầng hào quang, hàng phàm phu được minh họa qua với cảnh những chúng sanh chìm nổi trong nước, vòng bên ngoài thể hiện 12 chi phần duyên khởi theo hai chiều thuận nghịch.

Bánh xe này thể hiện mọi chi tiết về cảnh giới luân hồi trong mọi thời và tất cả bị nuốt bởi (quỷ) vô thường. Ngoài những hình ảnh trên, hai câu kệ nói về sự hành trì theo chánh pháp để điều phục phiền não, vượt thoát cảnh luân hồi cũng nên được khắc bên bánh xe.

Cũng theo bản kinh này, mỗi khi đến tinh xá, các vị cư sĩ hỏi về ý nghĩa của hình tượng bánh xe trên, có một số vị Tỳ-kheo không giải thích được. Vì thế, theo lời dạy của Đức Phật, các vị Tỳ-kheo bèn chọn những vị trị sự có đầy đủ kiến thức để giải thích cho các vị cư sĩ về ý nghĩa trên mỗi khi họ thắc mắc. 

Bánh xe lăn khiến mê lầm phiền não bị dẹp tan

Khi tìm hiểu về hình tượng bánh xe trong Đạo Phật, không thể không nhắc đến pháp luân. Pháp luân là bánh xe pháp. Pháp ở đây là nguyên lý hay chân lý mà Đức Phật đã chứng ngộ trong đêm thành đạo và sau đó Ngài đã tuyên thuyết cho nhân gian. 

Bánh xe pháp chuyển động không ngừng, giáo lý của Đức Phật phát triển không ngừng, hợp thời, hợp cơ, hợp lý nhưng công năng vẫn là di chuyển, đưa chúng sanh từ tối đến sáng, từ khổ đến vui, từ thấp lên cao, từ vô minh đến Giác Ngộ, từ địa ngục tới Niết-Bàn.

Bánh xe pháp lăn tới đâu thì cỏ gai, sỏi đá bị nghiền nát tới đó, mê lầm phiền não cũng bị dẹp tan. Bánh xe pháp chỉ tiến thẳng lên phía trước, không bao giờ thoái lui. Bài pháp đầu tiên của Đức Phật Thích Ca giảng tại vườn Lộc-Uyển cho bốn anh em ông Kiều-Trần-Như, nói về Tứ Diệu Đế, được gọi là Phật chuyển bánh xe pháp lần thứ nhất (đệ nhất chuyển pháp luân).

Bánh xe pháp được vẽ hình tròn trong có 6, 8 hoặc 12 gọng.  Con số 12 tượng trưng cho “Mười Hai Nhân Duyên”, con số 8 tượng trưng cho “Bát Chánh Đạo”, con số 6 tượng trưng cho "Lục Đạo" . 

Các họa sĩ còn vẽ bánh xe Pháp đặt trên hoa sen là tượng trưng cho Phật Pháp thanh tịnh như hoa sen mọc trong bùn vươn lên khỏi bùn mà không hôi tanh mùi bùn.  Phật Pháp đưa người tu từ chỗ ô nhiễm tới nơi thanh khiết, thanh cao. Có họa sĩ vẽ bàn tay nâng đỡ bánh xe pháp ở trung tâm có chữ vạn, ý muốn nói Phật Pháp cao quý, cần đưa tay đón nhận một cách cung kính, trọng vọng…

 Bánh xe pháp có thể được tạo ra, mô tả tùy theo sự rung cảm của tâm linh, nhưng ý nghĩa của bánh xe pháp thì đều gặp nhau ở điểm đưa chúng sinh ra khỏi luân hồi, thoát cảnh trầm luân, có công năng nhiệm mầu cứu độ chúng sinh. Trong kinh Phật có thí dụ người què nương vào chiếc xe lăn mà di chuyển xa được, chúng sanh nương nhờ Pháp Phật mà tiến về giác ngộ và giải thoát.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.