Bánh mật Bách Thuận – món ăn truyền thống được người dân lựa chọn để dâng lên tổ tiên vào dịp Tết

Món bánh mật nổi tiếng của người dân xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Món bánh mật nổi tiếng của người dân xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
(PLVN) - Xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bính có làng vườn nổi tiếng, là địa chỉ du lịch vườn sinh thái mà nhiều người biết đến.  Nới đây không chỉ được biết đến là địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hoá, mà còn là “thiên đường” ẩm thực với hơn 30 món ăn đặc sắc, trong đó, phải kể đến đó là món bánh mật truyền thống, luôn được người dân địa phương lựa chọn trong mâm cổ Tết dâng lên tổ tiên.

Về với làng vườn Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình chắc chắn du khách sẽ không khỏi choáng ngợp bởi không khí hân hoan, vui mừng của những ngày Tết với những sắc hoa muôn màu khoe sắc đón xuân về. Bách Thuận với nhiều loại hoa như hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa thược dược, lan rực rỡ thi nhau đua sắc tỏa hương, hay các loại cây cảnh, cây ăn quả rợp trái chín khiến cho mỗi ai đến đây khi được thưởng thức, chiêm ngưỡng đều không muốn xa rời.

Làng vườn Bách Thuận đến nay đã có hơn 100 năm tuổi đời, nằm cạnh dòng sông Hồng mang nặng phù sa, màu mỡ. Đây là một làng quê cổ tiêu biểu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, cũng là làng vườn duy nhất của tỉnh Thái Bình còn lưu giữ nhiều nếp nhà Việt cổ và có nghề trồng cây cảnh lâu đời.

Người dân Làng vườn Bách Thuận cho hay, từ xa xưa, ông cha họ đã sống bằng nghề làm vườn nên đây là nghề truyền thống đặc trưng của cả làng, hầu như mỗi nhà đều sở hữu một vườn cây rộng, với các loài cây ăn quả, xen lẫn với cây cảnh, cây thế được chăm sóc, uốn tỉa công phu đem lại nguồn thu rất tốt cho người dân trong vùng.

Làng vườn Bách Thuận nổi tiếng ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
 Làng vườn Bách Thuận nổi tiếng ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Đặc biệt, vào những ngày này khi du khách về với quê hương Bách Thuận, dọc theo hai bên đường sẽ rất dễ bắt gặp thấy hình ảnh của những chủ vườn cặm cụi chăm chút cho từng bông hoa, gốc cây của mình, với hy vọng mang lại sắc xuân tươi đẹp cho năm mới, đã mắt với sắc hoa đủ màu, dễ lạc lối trong vườn hoa trái sum suê như bưởi, ổi hay say mê các dáng thế cây cảnh đủ kiểu dáng.

Đến đây, chúng ta dường như quên đi mọi lo toan bộn bề của cuộc sống, hòa cùng không khí trong lành của thiên nhiên cây cỏ, bỏ lại những nhộn nhịp, những làn khói công nghiệp của chốn thị thành tấp nập.

Nơi đây còn nổi tiếng và thu hút du khách bởi ẩm thực phong phú, đa dạng với nhiều loại món ăn ai ai cũng muốn được nếm thử. Nhưng món ăn mà ngày Tết ai ai cũng luôn nhớ đến và lựa chọn để thờ cúng Tổ tiên chính là món bánh mật thơm ngon, đậm vị tình người.

Theo lời kể của người dân địa phương, nguyên liệu chính để làm bánh mật thường được làm từ bột nếp, đỗ xanh, lá chuối, đường đen. Để làm được món bánh mật thơm ngon người dân Bách Thuận đã dùng chính là cái tâm của người làm bánh, là niềm say mê, yêu thích cũng như phải có trách nhiệm khi làm bánh. Bởi đã là một món ăn thì dù ở bất kì công đoạn nào, người thực hiện cũng cần phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn thực phẩm, có như thế mới có được món ăn ngon, chất lượng.

Với món bánh mật, muốn làm bánh ngon trước tiên phải lựa chọn được loại gạo nếp mới, thơm, bởi bột gạo quyết định đến 50% hương vị của bánh. Gạo được vo sạch sẽ, nhặt sạn, sau đó ngâm trong nước sạch từ 6 đến 10 tiếng.

Sau đó đem gạo xay nhuyễn, lấy bột đã được xay bỏ vào một tấm vải để ép khô bột trong thời gian từ 5 đến 6 tiếng. Khi đã đủ thời gian, tiến hành nhào bột. Nước đường được nấu cô đặc thành mật được trộn đều tay với bột. Ở khâu này, cần chú ý bàn tay nhào bột thật khéo, để bột không quá loãng hoặc quá khô, nhào đều tay đến khi thấy bột thật mịn thì đạt yêu cầu, để khi ăn bánh vừa ngọt đều, vừa dẻo mịn.

Món bánh mật nổi tiếng của người dân xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
 Món bánh mật nổi tiếng của người dân xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Nhân bánh phải chọn loại đỗ xanh còn nguyên vỏ, ngâm nước ấm rồi mang ra đãi sạch và đem ngâm từ 4 đến 5 tiếng, sau đó mang đồ chín, giã thật nát, rồi trộn đều cùng đường và dừa tươi đã nạo nhỏ, vo tròn lại thành nhân.

Lá chuối là một trong 3 nguyên liệu không thể thiếu để làm bánh mật. Loại lá bao trong cùng được đem nướng qua, lau sạch. Lá độn được cắt nhỏ đều tay, vừa khuôn, để gói bánh cho vuông, giữ nhân bánh không bị vỡ trong lúc hấp.

Ngoài cùng là lá vỏ. Khi tất cả các khâu chuẩn bị đã hoàn tất, là đến khâu gói bánh. Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, người dân Bách Thuận luôn biết cách khéo léo gói những chiếc bánh mật vuông vắn, đều đặn. Bánh gói xong bắc lên bếp, hấp cách thủy.

Người dân Bách Thuận còn cho biết, trong các món bánh hấp, thì món bánh mật của bà con xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư dường như đặc biệt hơn cả bởi điều khác biệt của loại bánh này là ăn nguội sẽ cho vị ngon hơn ăn nóng. Vì thế, bánh thường được để ra Giêng mới mang ra sử dụng. Bánh có thể dùng như một món ăn thay bữa sáng hay chỉ là để ăn chơi.

Mặc dù món bánh mật đã song hành với người dân Bách Thuận bao năm qua, nhưng đến tận ngày nay, người dân vẫn làm và coi bánh mật như một thứ đặc sản không thể thiếu vào mỗi dịp đầu năm của người dân Bách Thuận.

Những chiếc bánh còn dư vị ngọt ngào ngày Tết vẫn luôn theo chân các mẹ, các chị xuống đến khắp các chợ trong huyện để người dân khắp xa dần được dịp thưởn thức và nhớ tới. Có dịp đến Bách Thuận, chắc chắn các du khách hãy nên một lần thưởng thức món bánh mật tại đây để cảm nhận hương vị độc đáo của món bánh gia truyền này.

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.