Bang đầu tiên của Mỹ sắp áp dụng phương pháp an táng sinh thái

Bang đầu tiên của Mỹ sắp áp dụng phương pháp an táng sinh thái
(PLVN) - Bạn nghĩ gì một khi “hồn lìa khỏi xác”, thi thể người mất sẽ được đem chế biến thành phân ủ sinh thái? Thoáng nghe tưởng như đang nghe chuyện kinh dị, nhưng mới đây, chính quyền bang Washington (Hoa Kỳ) đã thông qua luật cho phép chế biến phân bón từ thi thể người quá cố. 

Sẽ có hiệu lực vào tháng 5

Cho đến lúc này, người dân bang Washington có 3 chọn lựa: chôn cất, hỏa thiêu hoặc ướp xác. Nhưng bắt đầu từ tháng 5/2020, người dân bang này sẽ có thêm giải pháp thứ tư, sinh thái hơn: tái xử lý thi thể người mất thành phân bón. Đây cũng là bang duy nhất của nước Mỹ hợp pháp hóa cho phương pháp mai táng mới này. Nghị viện bang Washington vừa thông qua đạo luật cho phép làm phân bón từ xác người chết. 

“Luật quy định về hài cốt con người” là tên của đạo luật mà trước đó Thống đốc bang Jay Inslee đã ký dự luật tương ứng vào ngày 21/5/2019. Và đến tháng 5/2020 sẽ chính thức có hiệu lực. Theo Hiệp hội hỏa táng Bắc Mỹ, tỷ lệ hỏa táng của tiểu bang Washington hiện cao nhất trong cả nước. Hơn 78% những người chết trong tiểu bang năm 2017 đã được hỏa táng và con số đó dự kiến sẽ tăng lên hơn 82% vào năm 2022. “Hiện có khoảng 16 tiểu bang cho phép xử lý hài cốt thông qua quá trình thủy phân kiềm; riêng Washington sẽ là tiểu bang đầu tiên cho phép xử lý xác người bằng phương pháp ủ để tái chế”, theo lời Nghị sĩ Ped Peden. 

 

Mục tiêu của phương pháp này là chi phí thấp và tốt hơn cho môi trường vì việc chôn xác có thể làm thẩm thấu hóa chất trong đất trong khi thiêu lại phát thải khí nhà kính. Theo nghị sĩ Ped Peden, phương pháp này có thể chỉ tốn khoảng 5.500 USD, trong khi phương pháp chôn cất truyền thống lại lên tới khoảng 7.000 USD. Hay theo Giáo sư  Carpenter-Bogg, người đóng vai trò cố vấn khoa học cho công ty Recompose cho hay, theo phương pháp chôn cất thông thường, lúc này thi thể con người bị chôn vùi trong lòng đất và sau đó phải mất hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm mới có thể phân hủy hoàn toàn, tùy thuộc vào môi trường. 

Bên cạnh đó, thi thể người chôn vào lòng đất thải ra nhiều khí metan - một loại khí nhà kính có khả năng gây chết người cao hơn CO2 và cũng thải ra các hợp chất độc hại vào đất từ các chất lỏng khi thi thể người phân hủy. Còn phương pháp hỏa táng rõ ràng cũng giúp tiết kiệm rất nhiều diện tích đất và giúp việc lưu giữ thi hài của người mất thuận tiện hơn. Tuy nhiên khi các nhà để tro bắt đầu đầy và các tác động của việc hoả thiêu tiếp tục gia tăng, đây không còn là giải pháp cho vấn đề chôn cất của bất kỳ quốc gia nào. 

Ở Mỹ, mỗi người được hỏa táng tạo ra lượng CO2 nhiều như đốt 800.000 thùng dầu, tương đương một chuyến bay từ London tới Rome. Trong khi đó, nếu lựa chọn cách mai táng sinh thái thì chỉ sử dụng 1/8 năng lượng của phương pháp hỏa táng.

 Thân thiện với môi trường 

Được biết, phân hữu cơ làm từ xác người chết sạch gấp hai lần: Đầu tiên bởi vì đây là một loại phân bón hoàn hảo cho bất kỳ loại vườn cây nào mà không có mùi. Tiếp đến, bởi vì chúng cho phép giảm lượng khí thải carbon từ thi thể người chết. Tại một hội thảo của Hiệp hội vì Sự tiến bộ Khoa học Mỹ ngày 16/2 vừa qua, Giáo sư Lynne CarpenterBoggs cũng đã trình bày dữ liệu từ một dự án thí điểm, trong đó 6 thi thể được ủ thành phân để kiểm tra sự an toàn và hiệu quả của phương pháp này.

Theo tờ Guardian, nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng cho thị trường mai táng mới này. “Tái chế cung cấp một giải pháp thay thế cho việc ướp xác và chôn cất hoặc hỏa táng là một quá trình tự nhiên, an toàn, bền vững và sẽ giúp tiết kiệm đáng kể lượng khí thải carbon và sử dụng đất”, bà Katrina Spade (người vận động thúc đẩy dự luật, đồng thời sáng lập Công ty Recompose) nói. 

Công ty Recompose có trụ sở tại Seattle được coi là công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ mai táng sinh thái này. Recompose còn có dự định mở cơ sở sản phân hủy thi thể người đầu tiên trên thế giới vào năm tới. “Ý tưởng trở về với thiên nhiên một cách trực tiếp và được quay trở lại vào vòng xoáy của sự sống và cái chết thực sự khá tốt đẹp”, bà Spade chia sẻ thêm trong một tuyên bố gửi tới AFP. 

Bà nói rằng bà đã bắt đầu quan tâm đến ý tưởng này khoảng 10 năm trước sau khi bước sang tuổi 30 và suy nghĩ nhiều hơn về cái chết của chính mình. Bà Spade sau đó bắt đầu kiểm tra các khía cạnh kỹ thuật để tạo ra một “lựa chọn thứ ba” thân thiện với môi trường, có thể cạnh tranh với ngành công nghiệp tang lễ trị giá 20 tỷ USD Mỹ, nơi cung cấp dịch vụ mai táng và hỏa táng thông thường.

Trước đó, Công ty Recompose nói rằng, việc chế biến phân bón làm từ thi thể người chết được cho là bước tiến mới khẳng định rằng đã phát triển một quá trình phân hủy tự nhiên tốc độ nhanh. Theo đó, thi thể người chết được đặt trong một hộp chứa gọi là “con tàu” bằng thép sáu mặt phủ đầy rơm và cỏ linh lăng, tạo thành một độ ẩm cần thiết cho vi khuẩn phát triển. Sau đó, thùng chứa được đóng chặt, và trong vòng 30 ngày cơ thể sẽ phân hủy tự nhiên. Bằng cách kiểm soát cẩn thận độ ẩm và tỷ lệ CO, nitơ và oxy, hệ thống này tạo ra điều kiện hoàn hảo cho một loại vi khuẩn ưa nhiệt làm tăng đáng kể tốc độ phân hủy thông thường. 

Quá trình này được gọi là phản ứng khử hữu cơ tự nhiên. Sau 1 tháng, tất cả mọi thứ, bao gồm xương và răng, đều được chuyển đổi thành phân hữu cơ (các vật liệu phi hữu cơ như máy tạo nhịp tim và hông nhân tạo được sàng lọc và tái chế). Lượng phân bón này có chứa vi khuẩn coliform ở mức độ thấp. Lúc này, thi thể người quá cố có thể được trao trả lại cho người thân dưới dạng một túi đất. Thân nhân của người chết có thể rải phần còn lại của người thân như tro, hoặc sử dụng chúng để trồng một bụi hoa hồng hoặc bón phân cho một luống rau. Phương pháp này được công nhận là thân thiện với môi trường. Biện pháp sáng tạo trên đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm tại Mỹ. 

Theo Giám đốc các dịch vụ tang lễ tại Anh cho biết, yêu cầu chôn cất thân thiện với môi trường đang ngày càng gia tăng. Và cũng ngày càng nhiều người dân xem xét giải pháp phân hủy hài cốt thành phân bón sau khi chết. Đó là trường hợp của Luke Perry, ngôi sao của serie phim truyền hình “Beverly Hills 90210” vừa mới qua đời hồi tháng 3, đã chọn được chôn cất trong một bộ vest được làm từ nấm và có thể phân hủy. Bộ vest này do công ty Coeio tại bang California sản xuất, có giá 1.500 USD và được làm từ hỗn hợp phân hủy sinh học gồm nấm mycelium và các vi sinh vật khác giúp cơ thể phân hủy, trung hòa chất độc trong thi thể và chuyển hóa chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Tuy nhiên không phải ai cũng ủng hộ phương pháp này, phía nhà thờ Công giáo phản đối đạo luật này vì nó không thể hiện được sự tôn trọng với người đã khuất.

Đọc thêm

Bình minh nơi ven trời Tây Bắc

Đường phố Lai Châu rợp cờ hoa chào đón ngày lễ lớn.
(PLVN) - Ở nơi ấy… cuối trời Tây Bắc, có một tỉnh trẻ, một thành phố trẻ đang lặng lẽ vượt lên những khó khăn, những cách trở xa xôi, của đá tai mèo, thiên tai, mưa lũ, nghèo đói và lạc hậu… để xây dựng lên một thành phố nên thơ, một tương lai rộng mở. Ấy là Lai Châu, là “trái tim Tây Bắc” như nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã khắc họa trong bài thơ “Gửi Lai Châu”.

Mùa tựu trường, bình về những điểm 10 môn Văn

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Dù vẫn còn hãn hữu, có thể nói là đếm trên đầu ngón tay nhưng các kỳ thi Tốt nghiệp THPT vừa qua đã xuất hiện những điểm 10 môn Ngữ Văn. Điều này liệu có bình thường? PLVN ghi nhận một số ý kiến bình giải về câu chuyện này.

Tư pháp Hà Tĩnh: Tiên phong trong công tác đỡ đầu xây dựng Nông thôn mới

Ông Lê Viết Hồng - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh làm việc với xã Hương Bình huyện Hương Khê về công tác đỡ đầu xã xây dựng nông thôn mới.
(PLVN) - Tính từ năm 2010 đến nay, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã thực hiện đỡ đầu, góp phần cùng với chính quyền và nhân dân nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đạt chuẩn về dịch nông thôn mới. Sở Tư pháp được tỉnh Hà Tĩnh đánh giá là đơn vị tiêu biểu trong việc giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Chung niềm tin chiến thắng dịch bệnh

Các ca sĩ biểu diễn phục vụ hơn 10 ngàn bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 3 và số 6 TP HCM.
(PLVN) - Gần hai năm qua, các văn nghệ sĩ từ Bắc chí Nam không chỉ “cháy” hết mình trong mỗi sáng tạo nghệ thuật, góp sức trong cuộc chiến chống Covid-19 mà còn không quản ngại khó khăn, điều kiện dịch bệnh, sẵn sàng góp công, góp của tham gia các hoạt động tình nguyện hỗ trợ người dân vùng dịch.

Cần quy hoạch, phát triển Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng thuận thiên

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng Nghị quyết 120/NQ-CP thực sự mang tính đột phá, đánh dấu sự thay đổi từ cách tiếp cận mang tính phòng vệ thụ động đối với biến đổi khí hậu chuyển sang hướng tới mô hình “chủ động thích ứng với thiên nhiên”.

Nhiều doanh nghiệp muốn tự chủ chống dịch, tự chủ sản xuất

Một khu nhà xưởng mới được doanh nghiệp cải tạo để sản xuất 3 tại chỗ.
(PLVN) - Thay vì đối tượng bị kiểm soát dịch bệnh, các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được cùng nhà nước tham gia chống dịch ngay chính tại doanh nghiệp của mình, được tự chủ sản xuất, chủ động đăng ký và chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa của mình…

Khi nông dân lên sàn… thương mại điện tử

Người nông dân live stream bán vải tại vườn.
(PLVN) - Mùa dịch, các phương thức mua bán truyền thống không còn phát huy tác dụng. Thương mại điện tử lên ngôi khiến cho kế hoạch đưa nông dân lên sàn thương mại điện tử hiện thực hơn bao giờ hết…

Quảng Ninh: Hiệu quả từ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh tại Hội nghị quán triệt, triển khai chương trình kiểm tra, giám sát, thanh tra năm 2020.
(PLVN) -  Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh, kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, một khâu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tỉnh Quảng Ninh đã luôn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng đồng bộ, sáng tạo, triển khai diện rộng nhưng không chồng chéo, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

“Bí quyết” giữ vững địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng

Quảng Ninh quyết giữ địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.
(PLVN) - Mặc dù là địa bàn có nguy cơ lây nhiễm rất cao với cửa khẩu, sân bay, thành phố du lịch..., nhưng với những giải pháp được triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh vẫn giữ được địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.

Biết ơn những điều bình thường bé nhỏ

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Trước khi làm một người thành công, trí tuệ, trước khi bay cao, bay xa, hãy nhớ nằm lòng bài học để làm một người tử tế. Hãy biết ơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống từ những điều bình thường, nhỏ bé...

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 4): Hội tụ “Thế và Lực” hướng tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế

 Như một Việt Nam thu nhỏ, Quảng Ninh hội tủ nhiều kỳ quan thiên nhiên hiếm có. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Tầm nhìn dài hạn, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tiên phong đổi mới trong nhiều lĩnh vực cùng những lợi thế so sánh mà thiên nhiên ban tặng là “thế và lực” để Quảng Ninh tự tin trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước xứng tầm đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 2): Tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về cải cách hành chính

Ông Nguyễn Xuân Ký - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định vị trí dẫn đầu về chỉ số cải cách thủ tục hành chính trong nhiều năm, hướng tới một nền hành chính phục vụ, đây là lĩnh vực quan trọng góp phần khẳng định thương hiệu Quảng Ninh thân thiện và năng động trong mắt bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 1): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững

Thành phố Hạ Long khang trang, hiện đại hôm nay (ảnh: Báo Quảng Ninh).
(PLVN) - Thời gian vừa qua, Quảng Ninh đã thể hiện vai trò ở tầm cao hơn trong khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của cả nước, phát triển theo hướng bền vững và hội nhập. Đây là một trong những bước đi bài bàn trong chiến lược dài hạn để Quảng Ninh sớm khẳng định thương hiệu phát triển bền vững trong nước và quốc tế.

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?
(PLVN) - Tại gói thầu Thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) làm chủ đầu tư, 2 nhà sản xuất tua-bin khí nổi tiếng thế giới là Mitsubishi Power và Siemens Energy còn không nộp hồ sơ do họ tự thấy rằng không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu. Vậy thực lực về công nghệ, kỹ thuật và năng lực của 2 nhà thầu này đến đâu mà lại như vậy?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?
(PLVN) - Ngày 6/8/2021 vừa qua, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) tổ chức lễ mở thầu Gói thầu thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 với trị giá lên tới hơn 1 tỷ USD. Gói thầu này được rất nhiều nhà thầu lớn trong và ngoài nước quan tâm, đã có đến 16 nhà thầu mua hồ sơ về nghiên cứu, chuẩn bị. Tuy nhiên đa số các nhà thầu đã không thể tham dự vì không đủ điều kiện, hoặc nếu có tham gia thì có thể bị loại ngay từ đầu...