Bàn về quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Bàn về quy định  trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
(PLVN) -Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 đã quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, đánh dấu bước phát triển mang tính đột phá trong tư duy lập pháp hình sự của nước ta. 

Việc ghi nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong BLHS năm 2015 xuất phát từ những yêu cầu, đòi hỏi cấp bách trong thực tiễn. 

Tuy nhiên, kể từ khi BLHS năm 2015 được ban hành, cho đến nay vẫn chưa có pháp nhân thương mại nào bị đưa ra xét xử tại tòa án. Với tình trạng pháp nhân vi phạm pháp luật như hiện nay cho thấy, quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong BLHS năm 2015 chưa thật sự hoàn thiện, còn tồn tại nhiều vướng mắc dẫn đến thực tế chưa thể xử lý hình sự được vi phạm của pháp nhân thương mại. 

BLHS năm 2015 không có sự thống nhất khi quy định về bản chất của trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Khoản 1 Điều 8 BLHS quy định về khái niệm tội phạm như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội... do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm...”; với sự giải thích khái niệm tội phạm như vậy, có thể hiểu chủ thể của tội phạm ngoài cá nhân còn có pháp nhân thương mại. Quy định này lại mâu thuẫn với quy định tại khoản 1 Điều 75 - điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Đó là quy định “hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại”; có thể hiểu pháp nhân thương mại không phải là chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội mà vẫn do cá nhân nhân danh pháp nhân thương mại trực tiếp thực hiện; hay nói cách khác, chủ thể của tội phạm vẫn là cá nhân. Như vậy, BLHS năm 2015 vẫn có sự mâu thuẫn về nội dung giữa khoản 1 Điều 8 và khoản 1 Điều 75. 

Trên cơ sở lý luận về bản chất của trách nhiệm hình sự của pháp nhân như tác giả đã phân tích ở trên, BLHS năm 2015 nên sửa đổi theo hướng quy định thống nhất: chỉ có duy nhất một chủ thể của tội phạm – đó là cá nhân và hai chủ thể của trách nhiệm hình sự là cá nhân và pháp nhân thương mại. Điều này có nghĩa quy định về tội phạm tại Điều 8 cần sửa đổi lại theo hướng chỉ có cá nhân mới là chủ thể của tội phạm. Có như vậy, mới phù hợp với quy định tại Điều 75 và phù hợp với quy định về tội phạm cụ thể mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trong số 33 tội mà pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, có 22/47 tội thuộc nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, ví dụ như: tội buôn lậu, tội trốn thuế, tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản...; có 9/12 tội thuộc nhóm các tội phạm về môi trường, ví dụ như: tội gây ô nhiễm môi trường, tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam, tội hủy hoại rừng...; chỉ có 2/68 tội thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, đó là các tội: tội tài trợ khủng bố và tội rửa tiền. 

Bản chất của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân chỉ là việc bổ sung các quy định về chủ thể thứ hai phải chịu trách nhiệm hình sự, bên cạnh quy định về trách nhiệm hình sự của chủ thể thứ nhất - cá nhân về cùng một hành vi phạm tội do cá nhân này thực hiện. Tuy nhiên, nghiên cứu 33 điều luật trong BLHS có quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, chỉ có 26 điều luật có cách quy định phù hợp với bản chất của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân; trong khi đó, tồn tại những 07 điều luật có cách quy định trái với bản chất của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân – quy định hai hành vi phạm tội riêng biệt cho hai chủ thể chịu trách nhiệm hình sự (cá nhân và pháp nhân thương mại) đối với cùng một tội phạm. 

Việc quy định như trên không những tạo ra sự không bình đẳng giữa hai chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự mà còn trái với bản chất của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Vì vậy, để có sự nhất quán trong quy định của các điều luật của Phần các tội phạm về các tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự, BLHS năm 2015 nên sửa đổi theo hướng không bổ sung dấu hiệu định tội áp dụng riêng biệt cho pháp nhân thương mại như 07 tội nói trên mà chỉ nên quy định theo như cách quy định của 26 điều luật còn lại. Đó là: “Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều này thì bị phạt...Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều này thì bị phạt...” 

Đọc thêm

Cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc: Đón nhận những tín hiệu tích cực từ phía người dân và xã hội

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia Nguyễn Văn Bốn chủ trì Hội nghị sơ kết thí điểm cấp phiếu LLTP trên VNeID và công tác chuẩn bị mở rộng thí điểm trên toàn quốc diễn ra vào tháng 6/2024.
(PLVN) - Từ 1/10/2024 đến hết 30/6/2025, việc thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VNeID được triển khai trên toàn quốc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Bốn, Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia, Bộ Tư pháp.

Khơi thông điểm nghẽn thể chế, kiến tạo nguồn lực cho phát triển

Khơi thông điểm nghẽn thể chế, kiến tạo nguồn lực cho phát triển
(PLVN) - Các Đại biểu Quốc hội cho rằng những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng làm thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; đảm bảo các văn bản luật khi được ban hành sẽ vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.

PGS.TS Vũ Văn Phúc: Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định nền tảng về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương
(PLVN) - Theo PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm rất quan trọng, đặt nền tảng lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Trợ giúp pháp lý vì lợi ích của người dân

Một buổi tuyên truyền pháp luật về TGPL của cán bộ Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, những năm qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh Sơn La đã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.

Trường Đại học Luật Hà Nội sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 22/10,  Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/BCSĐ ngày 26/4/2019 về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.

Tráng A Chu: Chàng trai người Mông đam mê làm du lịch, giúp bà con thoát nghèo

Tráng A Chu chàng trai dân tộc Mông đam mê làm du lịch
(PLVN) - Từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, thế nhưng Tráng A Chu, chàng trai người dân tộc Mông không có ước mơ ở lại phố thị mà quyết tâm trở về với bản làng làm du lịch. Để rồi từ hai bàn tay trắng, anh đã đã biến vùng đất nghèo khó Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn, và trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước.