Bán vé 'chợ đen' trận Việt Nam - Malaysia có thể đối diện hình phạt nào?

(PLO) - Nhiều người phải chịu bỏ ra một khoản tiền lớn để mua vé, nhưng nhận được lại là vé giả. Trường hợp này thỏa mãn cấu thành tội phạm quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, các đối tượng phe vé có thể bị khởi tố, bị phạt tiền 30.000.000 đồng – 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm...

Thời gian gần đây, tâm điểm của cả nước đang hướng tới đội tuyển Việt Nam. Đã khá lâu kể từ lần gần đây nhất Việt Nam tham gia AFF Cup, đặc biệt lần này khi mà đội tuyển Việt Nam đang bước những bước gần hơn với chiếc cúp.

Lợi dụng lúc này, phe vé chợ đen hoạt động nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Nhiều người dân khi không mua được vé đã phải chấp nhận mua vé chợ đen với mức giá cao gấp 3-4 lần, thậm chí cả chục lần so với giá gốc. Thậm chí, có người chào bán cặp vé cho trận chung kết lượt về diễn ra ngày 15/12/2018 với mức 6.000.000 đồng/ vé, một cặp vị chi là 12.000.000 đồng, trong khi giá vé gốc là 500.000 đồng.

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn- Hãng luật TGS, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cho biết, pháp luật hiện hành chưa có chế tài cụ thể xử lý hành vi bán vé chợ đen. Bởi vé xem bóng đá được coi là “hàng hóa” hợp pháp, được phép mua bán, giao dịch. Việc người mua chấp nhận mua lại vé với mức giá cao gấp nhiều lần là do sự thỏa thuận giữa hai bên, thuận mua vừa bán và pháp luật không cấm.

Tuy nhiên, hoạt động mua bán vé chợ đen vẫn có thể phát sinh những hành vi gây mất trật tự, an ninh, được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với hành vi gây mất trật tự ở nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao;

- Phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng đối với hành vi tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

- Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm.

Trong trường hợp hành vi gây rối để lại hậu quả hay có tính chất nghiêm trọng, còn có thể bị xử lý hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng, sẽ phải chịu mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 7 năm.

Hơn thế nữa, nhiều trường hợp người mua phải chịu bỏ ra một khoản tiền lớn để mua vé, nhưng nhận được lại là vé giả, tiền mất tật mang.

Trường hợp này thỏa mãn cấu thành tội phạm quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, các đối tượng phe vé có thể bị khởi tố với Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả, có thể bị phạt tiền 30.000.000 đồng – 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn- Hãng luật TGS, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cho biết thêm: “Hành vi mua bán vé chợ đen diễn ra rất phức tạp và khó kiểm soát. Đặc biệt đây không phải mặt hàng cấm kinh doanh hay kinh doanh có điều kiện theo pháp luật nước ta. Tuy nhiên chúng ta không thể để mặc hành vi phe vé chợ đen diễn ra rộng rãi như hiện nay được. Để ngăn chặn tình trạng đầu cơ vé bóng đá để bán giá chợ đen trục lợi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần sớm ban hành các văn bản quy định với chế tài phù hợp, đủ tính răn đe nhằm quản lý pháp luật, quản lý trật tự xã hội một cách chặt chẽ hơn.

Việc phe vé lộng hành như hiện tại một phần bởi người dân không có cơ hội mua vé gốc. Đơn cử việc trang web bán vé xem bóng đá của AFF Cup sập ngay khi mở cổng chào bán, hoặc vé bán trực tiếp không đáp ứng đủ nhu cầu của người mua. Lúc này một phần nguyên nhân rõ ràng là từ phía nhà phân phối. Họ phải có cách thức phân phối vé sao cho hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của người hâm mộ.”

Lợi dụng lòng yêu nước nói chung và lòng yêu bóng đá nói riêng để đầu cơ, trục lợi là không thể chấp nhận được. Nhưng nhìn đi cũng phải nhìn lại, dù rằng tình yêu và lòng hâm mộ đối với bóng đá là điều đáng trân trọng, song người hâm mộ không nên cho phép các đối tượng “phe vé” lợi dụng điều tốt đẹp đó. Để hạn chế hiện tượng “phe vé” diễn ra tràn lan, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, người hâm mộ không tiếp tay cho hành vi “phe vé”.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Đọc thêm

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam?

Dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. (Ảnh nguồn Tạp chí Quản lý Nhà nước)
(PLVN) - Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công đã góp phần giảm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ và khơi dậy tiềm năng cạnh tranh. Dù vậy, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách tài chính (thuế, phí, tín dụng, quản lý giá, đất đai, bảo hiểm xã hội…) thiếu đồng bộ, chưa đủ khuyến khích kinh doanh nghiệp tư nhân tham gia. Để người dân tiếp cận tối đa những tiện ích công cộng, câu hỏi đặt ra, liệu có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam.