'Bán' tác phẩm để chế nhạc quảng cáo, lợi hay hại?

Ca sĩ Hồng Nhung hát bài chế khiến nhiều người yêu nhạc phản ứng.
Ca sĩ Hồng Nhung hát bài chế khiến nhiều người yêu nhạc phản ứng.
(PLVN) - Dẫu biết, nhạc chế quảng cáo (dù đã xin phép) có thể đáp ứng nhu cầu giải trí tức thời, đem lại lợi nhuận cho chủ sở hữu quyền tác giả nhưng về lâu dài, những bài nhạc chế quảng cáo ấy sẽ ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật, ý nghĩa chuyển tải của tác phẩm nguyên gốc. 

Vì vậy, rất nhiều nhạc sĩ đã từ chối các công ty quảng cáo sản phẩm chế nhạc của mình mặc cho họ có trả giá cao để gìn giữ sự chuẩn xác “đứa con tinh thần” của mình. Việc từ chối “bán” ca khúc ấy, đó cũng là cách tôn trọng những người đã yêu tác phẩm của mình.

Lùm xùm sửa lời ca khúc phục vụ quảng cáo

Gần đây, khán giả xem truyền hình cảm thấy “choáng” khi ca khúc “Nhớ về Hà Nội” của cố nhạc sĩ Hoàng Hiệp bị sửa lời thành “phở Hà Nội” trong một số đoạn quảng cáo trên truyền hình.

Cụ thể, ca sĩ Hồng Nhung đã hát đoạn: “Lấy bối cảnh đang biểu diễn trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội, Hồng Nhung mặc áo dài, cất giọng hát: “Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ phở Hà Nội/ Sợi gạo mềm dai/ Ngọt thanh nước cốt/ Trọn vẹn vị ngon của người Hà thành…”. Một bài hát kinh điển về Hà Nội bị “lai tạp” như vậy khiến hàng triệu người yêu mến ca khúc đó không khỏi bức xúc. Bài hát chế đã làm hỏng tinh thần và giá trị của bài hát nguyên gốc. 

Ông Lưu Nguyễn, con trai cố nhạc sĩ Hoàng Hiệp cho biết: “Phía Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) không hề báo cho gia đình khi ký hợp đồng với công ty quảng cáo việc có sửa lời bài hát gốc. Nếu chúng tôi nhận được thông báo nội dung ca khúc bị sửa lại lời mới như thế, chúng tôi sẽ không đồng ý và đề nghị khai thác dưới hình thức khác.

Họ đã không xin phép, mà còn tùy tiện sửa lời bài hát một cách ngược ngạo như vậy. Gia đình chúng tôi phản đối thái độ tự ý chế nhạc ca mà trong đoạn quảng cáo ấy. Cha tôi nếu còn sống, chắc chắn cũng không đồng ý cho người khác xâm phạm tác phẩm của mình với mục đích thương mại! Gia đình chúng tôi đã đề nghị VCPMC làm rõ vướng mắc này”.

Ông Lưu Nguyễn thông tin thêm, gia đình ông đã ký hợp đồng ủy quyền cho VCPMC thay mặt gia đình quản lý và bảo vệ tác quyền đối với các sáng tác của cố nhạc sĩ Hoàng Hiệp, từ tháng 5/2009. Trong đó có mục tác phẩm phái sinh, tức là Trung tâm được uỷ quyền trao đổi khai thác tác phẩm gốc cho sản phẩm. Tuy nhiên, từ đó đến nay, chưa bao giờ xảy ra sự việc sử dụng lời ca khúc “Nhớ về Hà Nội” để phục vụ cho việc quảng cáo”. 

Trước sự lùm xùm này, đại diện VCPMC cho biết, Trung tâm ký hợp đồng cấp phép sử dụng tác phẩm với một đơn vị truyền thông, trong đó cho phép sử dụng bài hát “Nhớ về Hà Nội” của cố nhạc sĩ Hoàng Hiệp làm nhạc nền quảng cáo sản phẩm “Cung đình phở bò Hà Nội”, “Cung đình phở gà Hà Nội”.

Hợp đồng này kéo dài 1 năm, kể từ ngày 1/5/2019 đến ngày 30/4/2020. Phía VCPMC và đại diện đơn vị truyền thông đã gọi điện xin lỗi gia đình cố nhạc sĩ Hoàng Hiệp. Để tránh “vết xe đổ”, ông Lưu Nguyễn cũng cho biết từ nay về sau, gia đình sẽ làm phụ lục hợp đồng khác với VCPMC.

Việc chế lời ca khúc hit và ca sĩ hot để quảng cáo từ khá lâu đã trở nên phổ biến, được nhiều nhãn hàng ưa chuộng để thu hút khán giả, người tiêu dùng. Nhạc truyền thống cách mạng, nhạc trẻ, nhạc xưa... nổi tiếng đều vào “tầm ngắm” của các nhãn hàng. “Ước gì, ăn mà không nặng nề. Ước gì Tết nào cũng nhẹ nhàng. Cả nhà mình đừng lo nữa nha" - bài hát nổi tiếng được chế lời này, do chính ca sĩ Mỹ Tâm thể hiện để quảng cáo cho sản phẩm thức uống.

Bản nhạc ăn khách "Yêu không đòi quà" cũng chế cho quảng cáo một thương hiệu điện máy: "Từ phụ kiện tới smartphone, tablet, laptop gì cũng có. Em ơi yêu anh đi mà. Muốn chi đã có anh lo. Luôn luôn tặng em quà như ý". Các nhãn hàng khác còn chế bài hit “Anh là soái ca” "Bống bống bang bang" để quảng cáo sản phẩm của mình.

Có rất nhiều nhãn hàng đã chế lời thô thiển, gượng ép, cố nhồi tên sản phẩm cũng như công dụng sản phẩm ấy vào những bài hát có lời ca hay, ý đẹp. Ví như bài “Duyên phận” bị “ép” lời thành: "Phận là phụ nữ. Mua đồ là đam mê. Quạt nồi, bếp gas, bình, tách, ly muốn mua "quài quài". Mua ngay chị ơi. Giá không cần lo...”

Vì sao nhiều nhạc sĩ đã từ chối “bán” ca khúc?

Quyền nhân thân của tác giả, quyền tài sản đều đã được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ với tiêu chí bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Bộ luật Hình sự cũng có quy định phạt tiền thậm chí phạt tù với người sửa đổi bất hợp pháp nội dung của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình. Việc chế bài hát thành bài quảng cáo đã có thể tăng lợi nhuận công ty nhưng lại có thể kéo lùi... nghệ thuật của tác phẩm nguyên gốc.

Ca sĩ và người nghe có thể dễ bị nhầm lẫn lời giữa tác phẩm nguyên gốc và tác phẩm chế. Vì lẽ đó, sự cảm thụ giá trị nghệ thuật, ý nghĩa bài hát của người yêu nhạc bị “rơi rụng” đi nhiều.

Phương Lan - một ca sĩ hát hội chợ cho hay: “Vì nghe nhạc chế bài “Bao giờ lấy chồng” mà có lần biểu diễn tại một sự kiện đã nhầm lẫn lời bài hát nguyên gốc với lời bài hát chế có gắn tên nhãn hàng. Mọi người cười ồ khiến tôi xấu hổ muốn độn thổ. Có người chỉ trích tôi trên mạng xã hội là đã làm hỏng bài hát”. Nhạc sĩ Quốc Bảo cho hay: “Dù có là nhạc quảng cáo thì nó vẫn cần phải mang hình hài của một tác phẩm nghệ thuật”. 

Nếu tác phẩm của mình bị chế với những lời nhảm nhí, cốt chỉ khoe mẽ, quảng cáo sản phẩm sẽ làm hỏng giá trị bài hát nguyên gốc dù đã được các nhãn hàng xin phép hay trả tiền tác quyền thì các nhạc sĩ ấy khó có thể vui vẻ. Việc từ chối “bán” ca khúc, đó cũng là cách những nhạc sĩ tôn trọng hàng triệu người đã yêu tác phẩm của mình. 

Đọc thêm

Gần 200 tác phẩm tham gia sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời”

Gần 200 tác phẩm tham gia sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời” (ảnh BTC).
(PLVN) - Trong suốt thời gian phát động sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời”, Ban Tổ chức đã nhận được gần 200 tác phẩm âm nhạc được sáng tác giàu cảm xúc và mang giá trị tinh thần sâu sắc. Điều này không chỉ thể hiện tài năng, tâm huyết của các tác giả mà còn là minh chứng cho sự lan tỏa mạnh mẽ của Phật pháp trong đời sống văn hóa và nghệ thuật.

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.