“Bản quyền Quốc ca” - pháp luật quy định thế nào?

 Pháp luật nghiêm cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, dưới bất kỳ hình thức nào có hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến Quốc ca.
Pháp luật nghiêm cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, dưới bất kỳ hình thức nào có hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến Quốc ca.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Câu chuyện bản ghi Quốc ca Việt Nam bị 'đánh gậy bản quyền' trên các nền tảng, khiến nhiều đơn vị, cá nhân không thể sử dụng được đã làm dấy lên nhiều tranh cãi bởi pháp luật nghiêm cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, dưới bất kỳ hình thức nào có hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến tác phẩm này.

Không ai được ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca

Từ nhiều tháng nay, câu chuyện bản ghi Quốc ca Việt Nam bị đánh gậy bản quyền trên các nền tảng video, âm nhạc khiến tổ chức, cá nhân không thể sử dụng làm cộng đồng mạng xôn xao. Đầu tiên là vụ VTV “tố” BH Media đánh gậy khiến video của VTV phát sóng trên nền tảng Youtube bị vô hiệu hóa.

Cuộc tranh luận đúng sai quanh vụ việc chưa lắng xuống thì mới đây, trong trận đấu giữa Đội tuyển Việt Nam và Lào vào tối 6/12, khi theo dõi trên kênh YouTube Next Sports, công chúng không thể nghe Quốc ca Việt Nam. Đơn vị tiếp sóng giải thích: “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị thông cảm”.

Ngay hôm sau, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã làm việc với các cơ quan liên quan về sự việc trên. Theo ý kiến của Bộ VH,TT&DL, ca khúc “Tiến quân ca” là Quốc ca của Việt Nam. Bộ VH,TT&DL có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước và phải thực hiện các biện pháp cần thiết gìn giữ phát huy giá trị của Quốc ca. Pháp luật của Việt Nam quy định nghiêm cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, dưới bất kỳ hình thức nào có hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến tác phẩm này một cách trực tiếp hay gián tiếp (bao gồm trên mạng) theo quy định pháp luật. “Bộ VH,TT&DL yêu cầu tất cả cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam”, ý kiến của Bộ VH,TT&DL.

Về phần mình, Next Media - đơn vị sở hữu bản quyền AFF Cup 2020 cũng đã khẳng định sẽ không có chuyện Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trong lễ chào cờ trên các nền tảng phát sóng từ nay về sau. Ông Lê Hoài Anh - Tổng Thư kí Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cho biết, VFF đã gửi cho Ban Tổ chức AFF Suzuki Cup bản thu âm mới Quốc ca Việt Nam để phát trong các trận đấu của Đội tuyển Việt Nam.

Làm gì để không còn tình trạng tương tự xảy ra?

Sự cố trên cũng đã gây nên không ít sóng gió lẫn tranh cãi trong cộng đồng. Việc Quốc ca phát sóng trong trận đấu bất ngờ bị tắt tiếng cũng khiến không ít người dân cảm thấy giận dữ và tổn thương. Trong làn sóng giận dữ của dư luận này, BH Media trở thành đối tượng bị khán giả bóng đá nói riêng và công luận công kích vì cho rằng đây là hành vi cản trở phát sóng Quốc ca cho người dân nghe. Ngay sau đó BH Media đã lên tiếng cho biết không liên quan vụ việc đang gây ồn ào. Đơn vị này khẳng định chỉ đang khai thác 1 bản ghi “Tiến quân ca” do Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý, khai thác. Nếu đơn vị nào muốn sử dụng bản ghi này phải xin phép theo luật định.

Theo giải thích của BH Media, trong trận đấu giữa Việt Nam và Ả Rập Xê Út diễn ra tối 16/11, kênh YouTube của FPT (đơn vị nắm bản quyền tiếp sóng trận đấu) đã mất doanh thu vì trận đấu sử dụng “Tiến quân ca” do hãng đĩa Marco Polo sản xuất. Naxos Digital Services US thay mặt cho hãng đĩa Marco Polo đánh dấu xác nhận bản quyền với bản ghi này. BH Media cho rằng, có thể Next Media (đơn vị sở hữu kênh Next Sports) đã chủ động tắt tiếng để tránh sự cố tương tự.

Thực tế, câu chuyện này không phải xoay quanh việc đánh gậy hay không đánh gậy của riêng BH Media. Trên mạng hiện nay có hàng ngàn bản ghi Quốc ca, của nhiều đơn vị khác nhau khai thác bản quyền. Và các đơn vị, cá nhân nếu lấy phải một trong các bản ghi ấy, đều có khả năng bị hạn chế sử dụng.

Luật sư Huỳnh Phước Hiệp – Đoàn Luật sư TP HCM nêu quan điểm, nếu theo luật, khó mà phân định đúng sai ở đây, bởi hành vi đăng ký bản quyền cho bản ghi ca khúc của các đơn vị này thì pháp luật không cấm. Nhưng, nếu xét ở khía cạnh cái tình thì những vụ “Quốc ca, Quốc thiều (phần nhạc Quốc ca không lời) bị đánh dấu bản quyền” sẽ gây ra phản cảm, tổn thương đến người dân cũng như đi ngược lại tinh thần của nhạc sĩ và gia đình nhạc sĩ tác giả Quốc ca khi họ đã hiến tặng tác phẩm cho đất nước.

“Để tránh các sự việc như trên tiếp tục xảy ra, trong khuôn khổ AFF Cup 2020 cũng như các cúp bóng đá hoặc các sự kiện khác, các đơn vị cần chuẩn bị các bản ghi “Tiến quân ca” có bản quyền để nộp cho ban tổ chức và sử dụng trên các nền tảng số. Đồng thời, hiện nay với tình trạng quá nhiều đơn vị sở hữu bản quyền Quốc ca, Quốc thiều như vậy, tải trên mạng về, nếu không “dính” đơn vị này thì cũng “đụng” đơn vị kia. Nên chăng, Bộ VH,TT&DL cần tiến hành sản xuất một bản ghi chuẩn mực, chất lượng cao cho Quốc ca, Quốc thiều Việt Nam, được đầu tư chỉn chu về hòa âm, phối khí... để toàn dân thoải mái sử dụng. Bản ghi ấy không chỉ giải quyết được tình trạng loạn đánh gậy bản quyền như hiện nay, còn có thể được toàn dân sử dụng trong niềm tự hào”, Luật sư Huỳnh Phước Hiệp chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.