Bán nhà trên giấy, một doanh nghiệp nguy cơ “khai tử”

Giám đốc bị bắt, công ty bị thu giữ con dấu khiến doanh nghiệp "sống dở chết dở" và dự án hàng trăm tỷ đồng có nguy cơ khai tử.

Giám đốc bị bắt, công ty bị thu giữ con dấu khiến doanh nghiệp "sống dở chết dở" và dự án hàng trăm tỷ đồng có nguy cơ khai tử.

Hình minh họa
Hình minh họa

Bắt giám đốc vì bán nhà trên giấy

Công ty cổ phần Sài Gòn cây cảnh (Cty Sài Gòn) do ông Nguyên Văn Tình làm Tổng giám đốc vợ là bà Nguyễn Thị Chí Sương cùng với một số cổ đông khác đang đầu tư chủ dự án khu dân cư Tam Phước tại xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với diện tích trên 157 ha.

Ngày 28/11/2008, UBND tỉnh Đồng Nai có Quyết định số 4027, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 cho dự án; nhưng trong quá trình triển khai thực hiện, cty gặp rất nhiều khó khăn trong giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các thủ tục pháp lý và về vốn.

Vì vậy, vợ chồng ông Tình nhờ vợ chồng ông Lê Đình Tài và bà Trần Thị Hải Yến, lo giúp các thủ tục pháp lý và “cấp vốn” 20 tỷ đồng với lãi suất 4%/ tháng. Quá trình thực hiện dự án, Cty Sài Gòn cũng ký giấy cam kết trích thưởng cho Cty thương mại dịch vụ Hà Linh (Cty Hà Linh) để cty này làm tư vấn, môi giới.  

Ngày 16/4/2010, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đối với ông Tình vì lý do dự án chưa được quy hoạch chi tiết 1/500, nhưng đã bán thu 35 tỷ 500 triệu đồng và hiện nợ  vợ chồng ông Tài trên 70 tỷ đồng nhưng không thực hiện thanh toán và có biểu hiện bỏ trốn. Ngày 5/11 vừa qua, ông Tình bị tạm giam 4 tháng để phục vụ điều tra.

Không chỉ bắt giữ giám đốc, CQĐT còn quyết định tạm giữ con dấu của Cty với lý do đó là “phương tiện phạm tội”, gây nhiều thiệt hại cho cty. Vì thế, Cty không còn phương tiện để hoạt động, khiến cổ đông và cán bộ công nhân đành “ngồi chơi, xơi nước” nhìn dự án của Cty đắp chiếu vì thiếu cả vốn lẫn phương tiện hoạt động.

Hình sự hóa tranh chấp?

Bà Sương không thể hiểu tại sao cty lại bị đẩy vào đường cùng như vậy. Thực chất số tiền theo ông Tài tố cáo chưa chính xác mà chỉ là cách tính lũy kế số tiền vay với lãi suất cao; đó là chưa kể việc gia đình bà Sương đã mua cho ông Tài 2 chiếc xe ô tô trị giá khoảng 12 tỷ đồng, nhưng ông này không trừ vào nợ.

Hơn nữa, từ ngày 28/11/2008, UBND tỉnh Đồng Nai  đã có Quyết định số 4027, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư Tam Phước tỷ lệ 1/500, tại sao ngày 16/4/ 2010 Công an tỉnh Đồng Nai vẫn chưa biết gì về quyết định này mà lại khởi tố, bắt giam Giám đốc Cty, làm cho việc thực hiện dự án vốn đã khó khăn nay lại càng bế tắc.

Trong khi sự việc đang được điều tra làm rõ thì ngày 11/8/2010, các cơ quan ban ngành tỉnh Đồng Nai nhận được văn bản đề nghị xin được triển khai đầu tư thực hiện dự án Khu dân cư Tam phước từ Công ty TNHH – TM và DV Hà Linh. Trong văn bản đề nghị của mình, bà Võ Thị Hoàng Hà - Giám đốc Cty Hà Linh cho biết: Đầu năm 2007, Cty Hà Linh và Cty sài Gòn có thỏa thuận hợp tác xin lập dự án khu dân cư Tam Phước.

Dự án có được là do Cty Hà Linh đi “quan hệ” với các cơ quan chức năng, còn phía Cty Sài Gòn cây cảnh chỉ đứng tên trên danh nghĩa. Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án trong thời gian qua cũng là do vợ chồng ông Tình vay của Cty Hà Linh nên Cty Hà Linh mong được tiếp nhân và tiếp tục triển khai dự án.

Luật sư Trương Đình Tùng, Đoàn Luật sư TP HCM cho rằng phía sau việc khởi tố, bắt giam ông Tính có dấu hiệu của vụ “hình sự hóa” tranh chấp dân sự. Đặc biệt là sự việc các tổ chức, cá nhân liên quan đến “vụ án” đứng ra tuyên bố chủ quyền đối với dự án càng cho thấy những tranh chấp về lợi ích của những bên liên quan đang đẩy vào cảnh cuộc chiến tố tụng kẻ thắng thì là chủ dự án mà kẻ thua có thể phải đi tù.

Dư luận đặt ra câu hỏi về việc tạm giữ con dấu hơn 1 tháng nay của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai làm cho mọi hoạt động của Cty Sài Gòn bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo pháp luật của doanh nghiệp. Nhiều cổ đông trong dự án khu dân cư Tam Phước rất hoang mang về số phận dự án cũng như những hệ quả họ có thể phải gánh chịu.

Việc thu giữ con dấu của doanh nghiệp có đúng hay không, chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Minh Anh về vấn đề này.

Thưa ông, con dấu có giá trị như thế nào đối với hoạt động của doanh nghiệp?

 
Đứng ở góc độ tài sản thì con dấu là tài sản của doanh nghiệp. Dưới góc độ pháp lý và quản lý Nhà nước thì con dấu là thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý của các văn bản, giấy tờ của doanh nghiệp nói riêng và các cơ quan, tổ chức được phép sử dụng con dấu nói chung.

Đối với các pháp nhân thì văn bản mà người đại diện của pháp nhân ký phải đóng dấu mới có giá trị pháp lý. Vì thế, các công văn, giấy tờ, hợp đồng mà không đóng dấu thì không thể sử dụng được.

Khi nào thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi con dấu của doanh nghiệp, thưa ông?

Theo Nghị định 31/2009/NĐ-CP thì con dấu sẽ bị thu hồi trong các trường hợp, như: có quyết định chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, kết thúc nhiệm vụ, chuyển đổi hình thức sở hữu; doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc có các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Vậy, Cơ quan điều tra có quyền thu giữ con dấu của doanh nghiệp không, thưa ông?

Nếu là con dấu giả thì việc thu giữ là đương nhiên nhưng con dấu được cấp đúng pháp luật thì việc thu giữ con dấu cần phải xem xét đến các hậu quả pháp lý của việc thu giữ vì việc thu giữ này đồng nghĩa với việc đóng cửa doanh nghiệp.

Vì lý do này, nếu CQĐT cho rằng, con dấu có liên quan đến hành vi phạm tội thì có thể lập biên bản quản lý rồi giao cho người đại diện của Công ty quản lý, sử dụng nó đúng pháp luật. Nếu niêm phong, cất trong kho vật chứng của CQĐT thì việc làm này có thể phương hại đến lợi ích của doanh nghiệp, cần phải được chấm dứt.

Xin cảm ơn ông!

Bình Minh (thực hiện)

P.V

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công

Doanh nghiệp đánh giá tích cực về ngành Thuế, Hải quan

(PLVN) - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, VCCI nhận được nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) đánh giá tích cực về ngành thuế và hải quan trong việc giúp DN hoàn thành nghĩa vụ thuế nhanh hơn, thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn.

Đọc thêm

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.