Chuyện nghề Thi hành án Dân sự

Bản lĩnh “người con gái quê hương Đồng khởi” trong thi hành án

Bà Võ Thị Mỹ Linh - Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Tân Hưng, Long An.
Bà Võ Thị Mỹ Linh - Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Tân Hưng, Long An.
(PLVN) - Bà Võ Thị Mỹ Linh - Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Tân Hưng, Long An là tổng hòa của sự kiên trì, bền bỉ và bản lĩnh vượt lên nghịch cảnh. Từ một cô thợ may nghèo ở Giồng Trôm (Bến Tre), bà đã vượt qua nhiều gian khó để trở thành nữ lãnh đạo ấn tượng trong ngành thi hành án dân sự tỉnh Long An.

Từ cô thợ may trở thành Kiểm sát viên, Chấp hành viên

Năm 1995, Võ Thị Mỹ Linh phải bỏ học ngay năm đầu tiên do biến cố gia đình ba bệnh nặng qua đời đột ngột, gác lại ước mơ đại học, trở về Bến Tre học nghề may và học thêm khóa văn thư.

Cô gái trẻ Võ Thị Mỹ Linh từ thuở đôi mươi với đôi mắt đầy cương nghị bén duyên với ngành kiểm sát

Cô gái trẻ Võ Thị Mỹ Linh từ thuở đôi mươi với đôi mắt đầy cương nghị bén duyên với ngành kiểm sát

Năm 1996, cô được tuyển dụng chính thức vào làm nhân viên văn thư tại Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Giồng Trôm sau một thời gian làm việc. Sau đó, cột mốc mới mở ra, bà được cử đi học Cao đẳng Kiểm sát, rồi bằng Đại học Luật, trở thành Kiểm sát viên sơ cấp.

Sau khi lập gia đình, năm 2005, bà Linh chuyển về huyện Tân Hưng (Long An) công tác tại Thanh tra Nhà nước huyện. Năm 2006, tình hình cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) huyện Tân Hưng gặp khó khăn nên bà được điều động về công tác tại đây và gắn bó với ngành thi hành án dân sự cho đến bây giờ.

Huyện Tân Hưng (Long An) thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, có đường biên giới dài khoảng 40 km giáp tỉnh Svay Rieng (Campuchia), cách trung tâm tỉnh khoảng 80 km. Là huyện đầu nguồn sông Vàm Cỏ Tây, hệ thống kênh rạch chằng chịt, đất trũng ngập nước quanh năm, chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn.

Bi hài câu chuyện cưỡng chế

Bà Linh xúc động nhớ lại, thời điểm đó, cơ quan THADS huyện còn bộn bề khó khăn, thiếu nhân lực lẫn cơ sở vật chất. Đi công tác di chuyển chủ yếu bằng xuồng, vỏ lãi, phải học bơi để đảm bảo an toàn.

Đi công tác bằng vỏ lãi nhiều lần bị chết máy giữa đường, gặp mưa gió, mùa nước nổi mênh mông không biết đâu là bờ, xa xa mới có bóng xuồng ghe văng lưới. Khi thì bị vỏ lãi của đương sự chạy qua cố tình nâng chân máy văng nước tung tóe, ướt sũng. Có lần đi tống đạt quyết định cưỡng chế thì bị đương sự đóng cổng nhốt trong nhà. Những lúc đó, tôi từng tủi thân, tự hỏi vì sao mình phải chịu đựng đến vậy?”, Bà kể.

Tuy nhiên, từ thực tiễn đó, bà Linh đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý báu: “Đến nhà đương sự, phải đậu xe quay đầu ra đường, không cởi giày dép, không ngồi bừa bãi, không đứng gần vật sắc nhọn”...

Bà Linh nhấn mạnh: “Khi đi cưỡng chế, tuyệt đối không mang theo tài sản giá trị, luôn sẵn sàng tinh thần rút lui nếu có nguy cơ xung đột vượt quá kiểm soát".

Bà Võ Thị Mỹ Linh làm việc tại nhà đương sự.

Bà Võ Thị Mỹ Linh làm việc tại nhà đương sự.

Một kỷ niệm xúc động khác khiến bà không thể quên, khi mang thai sáu tháng, bà vẫn trực tiếp đi cưỡng chế. Đến lúc sinh con, chính đương sự từng bị cưỡng chế đã mang nải chuối và ít sườn heo sang thăm, cảm ơn vì đã giúp họ gỡ bỏ mâu thuẫn kéo dài suốt nhiều năm. “Dù tài sản bị cưỡng chế, nhưng nhờ đó họ mới buông bỏ được chấp niệm, bắt đầu lại. Đó là nguồn động viên vô giá suốt gần 20 năm tôi gắn bó với ngành thi hành án”, bà Linh chia sẻ.

Nữ công chủ lực và phong cách lãnh đạo “chùn – lì”

Giai đoạn 2007–2017, bà Linh vừa học tập vừa công tác không ngừng nghỉ. Sau sinh mổ bé thứ hai, do một lãnh đạo cơ quan qua đời đột ngột nên chỉ 7 ngày sau bà đã quay lại quản lý, điều hành đơn vị.

“Năm 2013, tôi vừa học lớp chuyên viên vừa học Trung cấp Chính trị, kéo dài 18 tháng vào thứ 6 và thứ 7. Đường xa khó đi, cách trung tâm tỉnh gần 100km, di chuyển mất 3-4 giờ. Tôi tranh thủ làm việc vào ban đêm, rất quyết tâm, để đạt hiệu quả tốt nhất có thể”, bà nhớ lại.

Tháng 3/2010, bà Linh được bổ nhiệm làm Phó Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Tân Hưng. Đến năm 2017, bà Linh trở thành Chi cục trưởng và giữ cương vị này cho đến nay.

Với phương châm lãnh đạo gương mẫu, từ năm 2017 đến nay, đơn vị không có bất kỳ cá nhân nào phải thực hiện quy trình kiểm điểm, kỷ luật. Bà không chờ cán bộ sai phạm mới xử lý, mà hướng dẫn, uốn nắn ngay từ đầu. Thư ký, chấp hành viên mới thường hay “trả bài” trực tiếp với Chi cục trưởng để kiểm tra kiến thức, quy trình nghiệp vụ và năng lực tác nghiệp, từ đó có giải pháp kịp thời. Công tác triển khai các văn bản pháp luật sửa đổi luôn được thực hiện đầy đủ, dù cán bộ đã từng tham gia tập huấn.

Tuy nhiên, bà cũng nhìn nhận việc hướng dẫn sát sao đôi khi tạo tâm lý ỷ lại, đi theo lối mòn, thiếu đột phá sáng tạo.

Với hơn 30.000 vụ việc được xử lý, phong cách “bộc trực” và hành động “ngay lập tức” giúp hiệu quả công việc nhanh gọn. Ngược lại, những vụ việc phức tạp có khả năng sẽ phải cưỡng chế, bà áp dụng chiến thuật “chùn - lì”.

“Chùn” nghĩa là giãn thời gian, “lì” là kiên trì thuyết phục. Phải linh hoạt, chọn thời điểm phù hợp, kiên nhẫn thuyết phục. Phong cách miền Tây được bà vận dụng hiệu quả: thay vì gọi “ông/bà” khô cứng, bà gọi bằng “chú Sáu, cô Bảy, chị Ba… để tạo cảm giác thân tình, gần gũi. Từ đó khuyên nhủ người dân tuân thủ pháp luật một cách mềm mỏng nhưng hiệu quả.

Với biệt danh “bà chằng” – nữ công chủ lực nhiều năm liền tại Chi cục THADS huyện Tân Hưng, bà Linh đã đưa đơn vị đạt xếp loại A, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiều năm liền, được Bộ Tư pháp tặng Cờ thi đua “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2021”, Bằng khen Bộ trưởng Bộ Tư pháp (2020, 2024). Nhiều cán bộ đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua.

Bà Võ Thị Mỹ Linh được tặng nhiều Bằng khen Bộ trưởng Bộ Tư pháp và ngành THADS

Bà Võ Thị Mỹ Linh được tặng nhiều Bằng khen Bộ trưởng Bộ Tư pháp và ngành THADS

Cá nhân bà được tặng Bằng khen Bộ trưởng Bộ Tư pháp (2020), Danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Tư pháp (giai đoạn 2018-2020), Bằng khen Bộ trưởng Bộ Tư pháp vì có thành tích xuất sắc trong triển khai Luật THADS (2023) và đang đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận điển hình tiên tiến cấp ngành Tư pháp giai đoạn 2020-2025.

Từ vùng đất nghèo Bến Tre đến vùng biên giới Long An, từ ước mơ dang dở thuở thiếu thời, hành trình gần 20 năm của bà Linh là minh chứng cho bản lĩnh, trí tuệ và sự bền bỉ của người phụ nữ Việt Nam trong một ngành nghề đầy thử thách, nơi pháp luật và công lý được đặt lên hàng đầu.

Bà Võ Thị Mỹ Linh – Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Vĩnh Hưng – là người con của Giồng Trôm (Bến Tre). Từ năm 2006, bà theo chồng về vùng biên giới Long An làm dâu và công tác. Từ ngôi nhà mẹ đẻ đến quê hương thứ hai, đã gần 20 năm bà gắn bó với ngành thi hành án, lấy niềm vui làm động lực, nỗi buồn làm nghị lực vươn lên – bất kể giới tính.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh quán triệt chuyên sâu về các Nghị quyết tại Hội nghị.

Quán triệt chuyên sâu về các Nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

(PLVN) - Ngày 19/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu về Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ. Dự Hội nghị có TS. Nguyễn Hải Ninh - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Uỷ viên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.

Đọc thêm

Bám sát Nghị quyết số 197, đảm bảo tính khả thi của các cơ chế, chính sách đặc biệt

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là tinh thần được Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú nêu rõ khi chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo dự thảo Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197), sáng 18/6.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang Kỳ 2: Bứt phá chuyển đổi số trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Giám đốc Sở Tư pháp Tuyên Quang Nguyễn Thị Thược trao giải thưởng Cuộc thi trực tuyến ''Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính'' (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang )
(PLVN) - Với 22 dân tộc cùng sinh sống, Tuyên Quang còn nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với quy mô nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Để mang luật tới những bản làng xa xôi, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Sở Tư pháp Tuyên Quang quan tâm có trọng tâm, trọng điểm, cách thức tuyên truyền PBGDPL có những cách làm hay, sáng tạo, việc áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) và chuyển đổi số (CĐS) là điểm nhấn quan trọng.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang)
(PLVN) -  Bám sát các nhiệm vụ chính trị của ngành, của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính (CCHC)…

Cần bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật

Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quan tâm trong tổ chức, giao việc, bố trí công chức theo hướng bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật. Điều này còn rất cần thiết nhằm giúp hạn chế, ngăn ngừa lợi ích cục bộ trong đề xuất chính chính sách và soạn thảo luật.

Tản mạn với nghề thi hành án dân sự - Nhìn từ một vụ việc cưỡng chế!

Một buổi tiến hành cưỡng chế ở Quảng Ngãi ( Hình minh họa)
(PLVN) -  Đến với nghề thi hành án dân sự một cách rất tình cờ, qua gần 20 năm gắn bó với ngành, từ ngạch công chức chuyên viên pháp lý ban đầu đến ngạch thẩm tra viên, thẩm tra viên chính và bây giờ là Chấp hành viên trung cấp, bản thân tôi đã vượt qua không biết bao nhiêu gian truân, vất vả. Nhưng trên hết đó là tình yêu với công việc mình lựa chọn.

Xây dựng và lan tỏa văn hóa tuân thủ pháp luật trong toàn xã hội

Toàn cảnh Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 17/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật theo yêu cầu của Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Đảng bộ Sở Tư pháp Khánh Hòa bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế đổi mới và hội nhập

Toàn thể đại biểu trang nghiêm thực hiện nghi thức chào cờ, mở đầu Đại hội.
(PLVN) -  Ngày 17/6, Đảng bộ Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành Tư pháp tỉnh trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi số toàn diện và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự: Lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành thắng lợi cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ

Thứ trưởng Mai Lương Khôi trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác THADS. (Ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Hôm nay (18/6), Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030 nhằm đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ đã qua, đề ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp cho nhiệm kỳ mới. Đại hội cũng sẽ tiến hành bầu Ban Chấp hành khóa mới để gánh vác những trọng trách, lãnh đạo công tác THADS trong giai đoạn mới.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: "Các Nghị định phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền chỉ có hiệu lực pháp luật đến ngày 01/03/2027"

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành đồng thời 28 Nghị định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 2 cấp sau một quá trình rà soát khối lượng nhiệm vụ, quyền hạn khổng lồ của các bộ, ngành và chính quyền các cấp. Do thời gian gấp và yêu cầu phân cấp, phân quyền triệt để nên có ý kiến còn băn khoăn có thể có nhiệm vụ, quyền hạn chưa rõ ràng, chưa thật sự hợp lý về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền, để hiểu rõ hơn về nội dung này.

Vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2: Thông tin về việc tổ chức thi hành bản án liên quan đến 43.108 người

Bà Trương Mỹ Lan tại toà.
(PLVN) - Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP. Hồ Chí Minh thông tin chính thức đến người được thi hành án việc tổ chức thi hành Bản án phúc thẩm số 259/2025/HS-PT ngày 21/4/2025 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến 43.108 người trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2.

Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế: Phát huy tốt hơn nữa tinh thần trách nhiệm của từng đảng viên

Ông Nguyễn Khánh Ngọc tặng hoa chúc mừng Chi ủy Vụ Pháp luật quốc tế nhiệm kỳ 2025 – 2027.
(PLVN) -Ngày 17/6, Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027. Tham dự Đại Hội có Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh; đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, nguyên Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp…

Tiếp tục đột phá thể chế, đổi mới tư duy làm chính sách

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên họp sáng 17/6, thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và một số nội dung khác.