Bản lĩnh Chánh án TANDTC lần đầu đăng đàn trả lời chất vấn: không né tránh vấn đề 'nóng'

Chánh án Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn của ĐBQH về nhiều vụ án lớn
Chánh án Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn của ĐBQH về nhiều vụ án lớn
(PLO) -Lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trên cương vị Chánh án TANDTC sáng 18/11, Chánh án Nguyễn Hoà Bình đã trực tiếp trả lời 30 câu hỏi của các vị đại biểu Quốc hội, trong đó, có nhiều vấn đề “nóng” liên quan đến các vụ án: Châu Thị Thu Nga, Hà Văn Thắm, Trịnh Xuân Thanh...

Nhiều chuyển biến quan trọng về chất lượng xét xử các loại án

Trước phiên chất vấn, trong báo cáo gửi đến các ĐBQH làm rõ các vấn đề được chất vấn tại Kỳ họp thứ tư cũng như việc thực hiện “lời hứa” tại Kỳ họp thứ hai, Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu rõ: Trong năm 2017, TANDTC đã đề ra và chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục những hạn chế, tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả các mặt công tác, mà trọng tâm là công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án. Đồng thời, ngành Toà án đã tổ chức Hội nghị chuyên đề với sự tham gia của tất cả các Chánh án TAND và Tòa án quân sự các cấp để bàn về các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xét xử, trong đó có công tác xét xử về dân sự, hành chính và các vụ án tham nhũng. Tại hội nghị nói trên, ngành Tòa án đã xác định 14 giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án. 

Cũng nhờ các giải pháp này mà năm 2017, mặc dù số lượng các loại vụ án phải thụ lý, giải quyết tăng gần 37 nghìn vụ so với cùng kỳ năm 2016 nhưng các tòa án đã có nhiều cố gắng và đã giải quyết được gần 458 nghìn vụ việc, đạt tỷ lệ 91,4% tổng số vụ việc thụ lý; số vụ việc còn lại hầu hết còn trong hạn luật định. Chất lượng xét xử được bảo đảm; tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi của thẩm phán thấp hơn 0,2% so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra.

Chánh án Nguyễn Hoà Bình cho biết, các mặt công tác của ngành Toà án đã có những bước chuyển biến tích cực, quan trọng
Chánh án Nguyễn Hoà Bình cho biết, các mặt công tác của ngành Toà án đã có những bước chuyển biến tích cực, quan trọng

Tranh tụng tại phiên tòa được thực hiện nghiêm túc, ngày càng rộng rãi và thực chất.  Việc áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo, nhất là đối với các bị cáo phạm tội về tham nhũng được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định. Việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự về cơ bản bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Tỷ lệ hòa giải thành tăng so với cùng kỳ năm trước. Việc khắc phục tình trạng án tuyên không rõ tiếp tục được thực hiện có hiệu quả. 

Những kết quả này càng có ý nghĩa khi hiện nay, ngành Tòa án vẫn đang còn nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ, thẩm phán và cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc.

“Không có gì mờ ám ở vụ Châu Thị Thu Nga”

Chất vấn Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình, nhiều ĐBQH đã đặt câu hỏi về việc có thông tin cho rằng tại phiên toà bị cáo khai việc chạy vào Quốc hội, nhưng toà không cho khai, cần nói rõ cho người dân hiểu. 

Nhiều bài học từ vụ án Hà Văn Thắm

Trả lời chất vấn của đại biểu về “bài học kinh nghiệm nào trong xét xử vụ Hà Văn Thắm”, ông Nguyễn Hoà Bình nói, tuy chưa tổng kết nhưng dư luận đánh giá đây là vụ án minh bạch, tranh tụng đến cùng, rất nghiêm khắc và có bản án phân hoá tội phạm.

Theo ông, có bốn bài học từ vụ án này. Thứ nhất là xác định chính xác tội danh, tại lần xét xử sơ thẩm thứ nhất đã trả hồ sơ yêu cầu cơ quan điều tra, Viện kiểm sát truy tố tội tham nhũng. Thứ hai là tranh tụng trong vụ án công khai, không hạn chế. Thứ ba là có sự phân hoá, nghiêm khắc với người cầm đầu nhưng cũng mở đường cho người làm công ăn lương và thứ tư là Hội đồng xét xử làm trọn chức năng của mình, bản án cũng có nhiều kiến nghị khởi tố vụ án, xử lý cán bộ...

Trả lời về vấn đề này, Chánh án Nguyễn Hoà Bình khẳng định: trong quá trình tranh tụng tại toà, khi báo chí nêu có việc HĐXX không cho khai, có vẻ giấu giếm điều gì..., Toà án Tối cao đã ngay lập tức yêu cầu kiểm tra hồ sơ vụ án, kỹ thuật phòng xét xử và yêu cầu Chủ toạ phiên toà báo cáo; gặp luật sư để làm rõ. “Phòng xét xử diễn ra bình thường, không xảy ra sự cố kỹ thuật. Trong hồ sơ vụ án có tất cả tài liệu lời khai của Châu Thị Thu Nga, quyết định tách án của cơ quan điều tra, biên bản đối chất của bị cáo Nga và các bên liên quan. Việc chủ toạ phiên toà dừng việc không cho khai tiếp do vụ án này tách ra là được phép”, ông Bình nói.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình cũng cho hay, thực tế đã có nhiều vụ án được tách như vụ án Ngân hàng Xây dựng tách làm 3; Ngân hàng Đại Dương xử một phần. Trong phiên toà, khi tình tiết mới xuất hiện thì trách nhiệm HĐXX phải thẩm vấn, nhưng do vụ án đã tách ra nên HĐXX được phép không cần đề cập tới vụ án này nữa. Tương tự vụ án OceanBank, trong lần xét xử thứ nhất, nội dung liên quan khoản 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí đã làm rõ, nên lần xét xử thứ 2 không đề cập tới nội dung này.

“Việc không đề cập tới nội dung vụ án đã được tách ra là bình thường, không khác biệt”, ông Bình khẳng định.

Chánh án TANDTC cho biết thêm, lời khai của bị cáo Châu Thị Thu Nga nằm trong hồ sơ vụ án, “không có gì giấu giếm”. Theo đó, bà Nga đã khai việc chi tiền nhằm 2 mục đích, đó là chi cho Hội đồng bầu cử địa phương để có tên trong danh sách ứng cử viên và chi giải quyết báo chí viết về bằng tiến sĩ giả của bà Nga trong thời điểm bầu cử; chi cho mục đích thứ nhất 2 phần, mục đích 2 là một phần. 

Nhiều đại biểu Quốc hội chất vấn thẳng Chánh án Nguyễn Hoà Bình những vấn đề "nóng" đang được dư luận quan tâm
Nhiều đại biểu Quốc hội chất vấn thẳng Chánh án Nguyễn Hoà Bình những vấn đề "nóng" đang được dư luận quan tâm 

Lời khai của bà Nga cũng nêu, bà này biết một doanh nhân kinh doanh vàng có quan hệ rộng tại Hà Nội và chủ động gặp, đưa tiền cho vị này nhiều lần tại các quán cà phê khác nhau, thời điểm khác nhau. Việc đưa tiền chỉ 2 người biết và không có chữ ký. Tại phiên đối chất, vị này phủ nhận và nói “có quen biết Nga nhưng không nhận tiền, không quen ai ở Hà Nội, không làm việc đó”. 

“Với tình tiết này, Toà tách án là cần thiết, Toà không thể làm rõ tình tiết này tại Toà. Bằng các giải pháp khác nhau của cơ quan điều tra thì sẽ làm rõ ở một phiên toà khác về tình tiết này. Ở đây không có gì mờ ám cả”, Chánh án TANDTC nói.

Vụ án oan 28 năm tại Điện Biên là rất đáng tiếc

Chất vấn Chánh án TAND Tối cao về kỳ án 3 mẹ con 28 năm mang án oan giết chồng, giết cha dưới chân đèo Pha Đin (Điện Biên), ĐBQH Lê Ngọc Hải (Quảng Nam) “đề nghị Chánh án cho biết trách nhiệm gây oan thuộc về cơ quan tổ chức hay cá nhân nào? Trách nhiệm xử lý ra sao?”. 

Chánh án Nguyễn Hoà Bình nhận định đây là vụ án rất đáng tiếc, xảy ra từ rất lâu rồi, đến nay đã 28 năm và có người đã chết. Ông kể, khi có ĐBQH chuyển cho ông hồ sơ vụ án này, ông đã thấy có dấu hiệu hàm oan.

“Thực chất vụ án này, Toà án Tối cao đã huỷ từ năm 2003. Huỷ xong để ở cơ quan điều tra đến giờ này không có kết luận cuối cùng. Khi các ĐBQH chuyển thông tin cho tôi kiểm tra, tôi căn cứ vào biên bản khám nghiệm tử thi ban đầu, nguyên nhân cái chết là vỡ sọ. Yêu cầu của TANDTCkhám nghiệm lần 2 thì hộp sọ còn nguyên. Trong thời gian ngắn, chúng tôi khẳng định đây là vụ án oan nên đã đình chỉ vụ án và tiến hành xin lỗi gia đình”, Chánh án TANDTC thông tin. Công việc tiếp theo, ông nói đó là bồi thường cho người bị oan, việc này đang được tiến hành theo quy định.

Về câu chuyện trách nhiệm mà ĐBQH đề cập, ông cho rằng chắc chắn sẽ có xử lý trách nhiệm. “Việc này trước hết là 3 cơ quan tiến hành tố tụng ở Điện Biên phải xem lại hồ sơ, kiểm điểm và xử lý theo quy định ở cả 3 giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử”, ông nói.

Đại biểu và cử tri hài lòng trước thông tin minh bạch

Cũng trong phần trả lời chất vấn trước Quốc hội, Chánh án Nguyễn Hoà Bình đã trả lời cụ thể nhiều câu hỏi của các vị ĐBQH về các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xét xử; việc nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp; tình hình doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội kéo dài v.v… Những thông tin cụ thể, xác đáng mà Chánh án TANDTC cung cấp trước Quốc hội nhận được sự đồng tình và đánh giá rất cao của các vị ĐBQH cũng như của cử tri. 

Chốt lại phiên trả lời chất vấn của Chánh án TANDTC Nguyễn Hoà Bình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, lần đầu tiên trả lời chất vấn trên cương vị Chánh án TANDTC, ông Nguyễn Hoà Bình đã “nắm chắc tình hình, thực trạng, trả lời cụ thể, rõ ràng, không né tránh những vấn đề đại biểu nêu”. Nhìn nhận tồn tại của ngành Toà án do nguyên nhân khách quan, chủ quan, Chủ tịch Quốc hội đề nghị ngành tiếp thu và có giải pháp đột phá, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động.

Khởi tố thêm 3 bị can trong vụ Trịnh Xuân Thanh

Đề cập tới vụ Trịnh Xuân Thanh, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cbo biết: đầu năm nay Toà đã khởi tố bổ sung bị cáo này trong phiên toà xét xử phúc thẩm về hành vi tham ô. Cách đây 2 ngày, các cơ quan chức năng đã họp và đang điều tra theo hướng đó; ngoài Trịnh Xuân Thanh thì khởi tố bổ sung 3 bị can khác.

Vào chiều 15/3, trong bản án tuyên với các bị cáo tại vụ án lừa bán đất cho gần 500 khách hàng ở dự án khu đô thị Thanh Hà A (Hà Nội), HĐXX TAND Cấp cao tại Hà Nội xác định nghi can Trịnh Xuân Thanh có liên quan nên đã công bố quyết định khởi tố người này. Ông Thanh bị toà án truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Tham ô tài sản”. Trước vụ án này, ông Thanh là bị can trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại PVC và tháng 9/2016 đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố. 

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...