Ban lệnh cấm WeChat, TikTok, ông Trump đẩy căng thẳng Mỹ - Trung lên nấc mới

Ảnh: REUTERS
Ảnh: REUTERS
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố lệnh cấm giao dịch với các chủ sở hữu Trung Quốc của ứng dụng nhắn tin WeChat và ứng dụng chia sẻ video TikTok, làm leo thang đối đầu với Bắc Kinh về tương lai của ngành công nghệ toàn cầu.

Các lệnh hành pháp được công bố hôm ngày 6/8  và có hiệu lực trong 45 ngày thể hiện quyết tâm của chính quyền ông Trump gia tăng thanh lọc các ứng dụng Trung Quốc khỏi các mạng kỹ thuật số của Mỹ, trong đó gọi WeChat của Tencent Holdings Ltd và TikTok của Bytedance là "mối đe dọa đáng kể". ”

TikTok đã bị các nhà lập pháp Hoa Kỳ chỉ trích vì những lo ngại về an ninh quốc gia xung quanh việc thu thập dữ liệu Trước đó, báo chí đưa tin ông Trump đã cho Microsoft Corp 45 ngày để hoàn tất việc mua các hoạt động của TikTok tại Mỹ.

Lệnh cấm của Mỹ đối với các giao dịch của doanh nghiệp Mỹ với Tencent, một trong những công ty internet lớn nhất thế giới, góp phần làm rạn nứt thêm mạng internet toàn cầu và cắt đứt mối quan hệ lâu đời giữa các ngành công nghệ ở Mỹ và Trung Quốc.

Trump đã ban hành các lệnh theo Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế, một đạo luật trao quyền cho chính quyền để cấm các công ty hoặc công dân Hoa Kỳ giao dịch hoặc thực hiện các giao dịch tài chính với các bên bị trừng phạt.

Hôm thứ Tư – 5/8, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã mở rộng chương trình “Mạng sạch” để ngăn chặn các ứng dụng và công ty viễn thông của Trung Quốc truy cập thông tin nhạy cảm về công dân và doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Người phát ngôn của Tencent cho biết đang nghiên cứu lệnh của ông Trump, còn ByteDance từ chối bình luận.

WeChat đã được tải xuống 19 triệu lần ở Mỹ, dữ liệu từ Sensor Tower cho thấy. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, ứng dụng này phổ biến như một phương tiện cho các dịch vụ đa dạng như trò chơi và thanh toán. Nó cũng là một nền tảng chung để giao tiếp với các cá nhân và doanh nghiệp bên ngoài Trung Quốc.

Mối quan tâm của Washington về ngành công nghệ của Trung Quốc vốn vẫn tập trung vào nhà cung cấp thiết bị viễn thông Huawei Technologies Co Ltd. Gần đây, khi căng thẳng leo thang, Mỹ mới quay sang trừng phạt các công ty công nghệ Trung Quốc khác.

Trong số đó, Tencent là mục tiêu lớn nhất cho đến nay. Đây là công ty có giá trị thứ hai ở châu Á sau Alibaba Group Holding Ltd với giá trị vốn hóa thị trường là 686 tỷ đô la và nằm trong số các công ty trò chơi điện tử và truyền thông xã hội lớn nhất thế giới. Tencent mới đây đã mở một studio game ở California và có cổ phần trong nhiều công ty game và internet trên khắp thế giới, trong đó có cả nhà điều hành ứng dụng nhắn tin Snap Inc của Hoa Kỳ.

Lệnh của Trump đã khiến thị trường chứng khoán châu Á hôm nay – 7/8 đã giảm điểm, trong đó cổ phiếu Tencent giảm tới 10,1% trước khi hồi phục một chút trong phiên giao dịch buổi chiều.

Trung Quốc kiên quyết phản đối lệnh của Mỹ đối với TikTok, WeChat

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay – 7/8 cho biết, họ kiên quyết phản đối các lệnh hành pháp do Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố ngày 6/8 cấm các giao dịch của Hoa Kỳ với chủ sở hữu Trung Quốc của ứng dụng nhắn tin WeChat và ứng dụng chia sẻ video TikTok.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân cho biết, nước này sẽ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.