Ban kiểm soát hết cảnh“bù nhìn canh dưa”?

Theo Dự thảo Luật DN sửa đổi, chỉ cần có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết là đủ điều kiện tiến hành đại hội cổ đông, thay vì 65% như hiện nay. Ảnh minh họa
Theo Dự thảo Luật DN sửa đổi, chỉ cần có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết là đủ điều kiện tiến hành đại hội cổ đông, thay vì 65% như hiện nay. Ảnh minh họa
(PLO) - Ban kiểm soát trong doanh nghiệp sẽ “thực” đến đâu, hay chỉ thành lập cho đủ thành phần? Đây là một trong những vấn đề được trông đợi giải quyết tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi.
Theo Luật sư Lê Minh Toàn, Công ty Luật Lê Minh, mặc dù được Luật Doanh nghiệp 2005 quy định nhiều quyền hạn nhưng trên thực tế, vị trí và vai trò của ban kiểm soát trong cơ cấu quản trị và điều hành của các công ty phần lớn chỉ mang tính hình thức, do sự chi phối quá lớn của cổ đông/nhóm cổ đông đa số (nhất là cổ đông/nhóm cổ đông nắm giữ một tỷ lệ đủ để thông qua các quyết định có lợi hoặc phủ quyết các quyết định gây bất lợi cho mình). 
Những cổ đông/nhóm cổ đông đa số này chi phối hội đồng quản trị, ban kiểm soát thông qua quyền đề cử, ứng cử, giới thiệu ứng cử viên tại đại hội đồng cổ đông; hoặc giới hạn số lượng thành viên ban kiểm soát ở mức thấp để loại bỏ ứng cử viên của nhóm cổ đông thiểu số... đồng thời quy định tiêu chuẩn thành viên ban kiểm soát “không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lý khác” không bao quát hết với trường hợp nhờ người khác đứng tên hộ nắm cổ phần chi phối, cổ đông lớn (trên 5%).
Một thực tế phổ biến khác xuất phát từ thực tiễn tranh chấp trong nội bộ công ty, đó là ở đâu có tranh chấp, ở đó vai trò của ban kiểm soát rất mờ nhạt, thậm chí không tồn tại, hoặc nếu có thì cũng chỉ “tồn tại trên giấy”. 
Quy định cho phép ban kiểm soát khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên hội đồng quản trị, giám đốc/tổng giám đốc cũng bất khả thi, bởi những thành viên này cũng là cổ đông đa số/cổ đông lớn hoặc do hội đồng quản trị đề cử/tuyển dụng. Chính vì vậy, dưới áp lực “một cổ hai tròng” (đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị), ban kiểm soát tại nhiều công ty hoạt động kiểu “cầm chừng” hoặc “gió chiều nào, theo chiều đó”. 
Những nơi có ban kiểm soát muốn làm mạnh theo thẩm quyền đã được luật định thì thành viên ban kiểm soát (thậm chí cả trưởng ban) sẽ rất dễ bị thay thế. Cho nên mới có tình trạng tại nhiều công ty cổ phần, dưới áp lực của nhóm cổ đông thiểu số yêu cầu triệu tập họp đại hội đồng cổ đông bất thường hoặc khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên hội đồng quản trị, giám đốc/tổng giám đốc thì ban kiểm soát chọn phương án “từ chức tập thể” hoặc “im lặng không có ý kiến” (?!).
Trong Dự thảo mới nhất đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến thì ban kiểm soát sẽ được tăng quyền như: “Có quyền xem sổ sánh kế toán, báo cáo và tài liệu khác của công ty, kiểm tra công việc quản lý điều hành của hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, tổng giám đốc (giám đốc) bất cứ khi nào xét thấy cần thiết, hoặc theo yêu cầu của cơ quan chủ sở hữu; xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của công ty, thực trạng vận hành và hiệu lực các quy chế quản trị nội bộ công ty; yêu cầu thành viên hội đồng thành viên; tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc), kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác báo cáo, cung cấp thông tin về bất cứ việc gì trong phạm vi quản lý và hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty; yêu cầu những người quản lý công ty báo cáo về thực trạng tài chính, thực trạng và kết quả kinh doanh của công ty con nếu xét thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty”. 
Liệu những quy định này có chấm dứt cảnh ban kiểm soát chỉ là “bù nhìn”?

Đọc thêm

FPT bắt tay đối tác Ireland phát triển nhân lực công nghệ và thúc đẩy ứng dụng AI

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại sự kiện.
(PLVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác của một số trường Đại học và doanh nghiệp Việt Nam với một số trường Đại học và doanh nghiệp của Ireland.

Tiếp cận thị trường dệt may EU trong bối cảnh mới

Dệt may Việt Nam phải tiến tới phát triển bền vững để giữ được thị trường EU.
(PLVN) - EU là thị trường lớn và hấp dẫn cho ngành dệt may với kim ngạch nhập khẩu từ các nước thứ ba năm 2023 là 115 tỷ Euro, trong đó, Việt Nam mới chỉ đạt 4,5 tỷ Euro. Do vậy, dư địa cho hàng Việt Nam mở rộng thị phần còn rất lớn. Vấn đề là doanh nghiệp Việt cần cập nhật và tuân thủ nhiều quy định của EU để giữ vững và phát triển thị trường lớn này.

9 tháng năm 2024, cả nước xuất siêu 20,79 tỷ USD

Hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Hải Phòng. (Ảnh: Thái Bình)
(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng tăng 81,09 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại 9 tháng năm 2024 xuất siêu 20,79 tỷ USD.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Định vị phân khúc sản xuất lúa gạo xuất khẩu phù hợp

Bộ NN&PTNT khuyến cáo vụ đông xuân 2024 - 2025 cần hạn chế phát triển sản xuất phân khúc lúa gạo chất lượng thấp.
(PLVN) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati với mức giá sàn 490 USD/tấn, thị trường gạo toàn cầu đang có nhiều biến động. Việt Nam buộc phải điều chỉnh giá gạo để cạnh tranh và nguồn cung vẫn duy trì mức ổn định.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị để được cạnh tranh bình đẳng

Doanh nghiệp bán lẻ và thương nhân phân phối xăng dầu tiếp tục kiến nghị về nội dung của dự thảo. (Ảnh: nld.com.vn)
(PLVN) - Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (thay thế hoàn toàn cho 3 nghị định về kinh doanh xăng dầu hiện hữu) đang tiếp tục được lấy ý kiến góp ý. Kiên trì đấu tranh để có được quyền cạnh tranh bình đẳng, đội ngũ thương nhân phân phối (TNPP) và doanh nghiệp bán lẻ (DNBL) xăng dầu đã tiếp tục gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ.

Khánh Hòa ứng dụng công nghệ trong chống khai thác IUU

Kỹ thuật viên Đài Thông tin duyên hải Nha Trang kiểm tra thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá. (Ảnh: Báo Khánh Hòa)
(PLVN) - Để phục vụ công tác chống các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU), tỉnh Khánh Hòa triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý tàu cá và truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Nhà đầu tư ngoại mua ròng hơn 44 tỷ đồng trên HNX trong tháng 9

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 9/2024, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại sau 2 tháng bán ròng cổ phiếu trên HNX. Trong đó, giá trị mua vào 1.128 tỷ đồng và bán ra hơn 1.084 tỷ đồng. Tính chung trong tháng 9/2024, khối này mua ròng 44,2 tỷ đồng.

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ
(PLVN) - Tính đến hết tháng 8/2024, công tác thu nợ thuế tăng đến 29% so với cùng kỳ, song Tổng cục Thuế đánh giá, tổng số tiền thuế nợ toàn quốc vẫn ở mức cao. Tổng cục Thuế vừa có Công văn chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn tăng cường công tác quản lý, thu hồi tiền nợ thuế.

Nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán

Thời gian qua, KTNN đã có nhiều đổi mới trong hoạt động và thực hiện các giải pháp để tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của đội ngũ công chức, kiểm toán viên.
(PLVN) - Nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán. Đặc biệt, khi có phát hiện kiểm toán quan trọng thì dựa trên cơ sở pháp luật, chuẩn mực kiểm toán nhà nước, các quy định của Ngành, phải báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền và đi tới tận cùng của vấn đề để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, củng cố vững chắc cho các phát hiện, kiến nghị kiểm toán.

Chuyển dịch năng lượng trong ngành Dầu khí

Kho cảng LNG Thị Vải. Ảnh: PetroVietNam
(PLVN) -  Thời gian qua, doanh nghiệp ngành Dầu khí nước ta đang có những bước đi mạnh mẽ, rõ nét trong dịch chuyển năng lượng từ đen sang xanh. Mới đây nhất, doanh nghiệp ngành Dầu khí đã ký hàng loạt văn bản với các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhằm phát triển năng lượng bền vững.