Bàn giải pháp để Sóc Trăng nâng cao chất lượng nguồn lao động

(PLVN) - UBND tỉnh Sóc Trăng mới tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh đề nghị tỉnh Sóc Trăng rà soát và chủ động ban hành cơ chế, chính sách đặc thù trên địa bàn tỉnh về việc làm, giáo dục nghề nghiệp và an sinh xã hội, tập trung vào 3 nội dung: kỹ năng lao động, việc làm thỏa đáng và an sinh xã hội bền vững. Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh, các giải pháp cần tính tới sự liên kết tỉnh, liên kết vùng.

Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH cũng đề nghị tỉnh Sóc Trăng nâng cao năng lực trung tâm dịch vụ việc làm theo hướng kết nối liên tỉnh, liên vùng, đảm bảo nguồn cung cả về số lượng và chất lượng cho phát triển kinh tế. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ưu tiên phục vụ các ngành mũi nhọn, có khả năng tạo động lực và dẫn dắt các ngành khác phát triển.

Theo ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh ngay từ bây giờ, tỉnh tập trung nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, liên kết và hợp tác quốc tế trong đào tạo.Theo ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh ngay từ bây giờ, tỉnh tập trung nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, liên kết và hợp tác quốc tế trong đào tạo.

Mục tiêu của tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030, tỉnh sẽ có 10 khu công nghiệp, 18 cụm công nghiệp nên tỉnh sẽ cần số lượng lớn lao động, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn cao. Dự kiến, giai đoạn 2023 - 2025 cần 66.000 lao động, giai đoạn 2026 - 2030 cần khoảng 200.000 lao động.

Cũng tại Hội thảo, GS.TS Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng Trường đại học Cần Thơ nhận định, vùng ĐBSCL đã có những thay đổi trong quan điểm, nhận thức, chuyển dịch trong áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất. Trong vài năm trở lại đây, tỉ lệ lao động qua đào tạo tại vùng đã tăng 2%, hiện đạt 67% so với kế hoạch năm.

GS.TS Hà Thanh Toàn đề nghị UBND tỉnh Sóc Trăng tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng, trung tâm giáo dục thường xuyên trong địa bàn có cơ hội hợp tác liên kết đào tạo với Trường Đại học Cần Thơ, đáp ứng nhu cầu đào tạo của địa phương và xã hội. Tỉnh cũng bổ sung chính sách, tạo điều kiện thu hút người có trình độ chuyên môn cao, các nhà quản lý giỏi, các chuyên gia đến làm việc tại tỉnh.

Theo ông Võ Thanh Quang – Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Sóc Trăng, mặc dù tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong phát triển nguồn lao động, giải quyết việc làm, nhưng do số lượng doanh nghiệp còn ít, quy mô nhỏ, chế độ lương, thưởng, đãi ngộ thấp nên chưa thu hút được người lao động của địa phương làm việc. Theo số liệu điều tra cung - cầu lao động năm 2022, dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh là trên 769.000 người, lao động khu vực thành thị chiếm 23,81%; lao động khu vực nông thôn chiếm 76,19%.

Trong vài năm trở lại đây, tỉ lệ lao động qua đào tạo tại vùng đã tăng 2%, hiện đạt 67% so với kế hoạch năm.

Trong vài năm trở lại đây, tỉ lệ lao động qua đào tạo tại vùng đã tăng 2%, hiện đạt 67% so với kế hoạch năm.

Tuy nhiên, thống kê cho thấy, tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo còn cao, tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ đạt thấp, cuối năm 2022 mới đạt 28,65%. Trong công tác tư vấn, hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh sang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hằng năm còn hạn chế. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn ít, quy mô nhỏ, chế độ lương, đãi ngộ còn chưa cao, chưa thu hút nhiều lực lượng lao động trong tỉnh (khoảng 160.000 người làm việc tại các doanh nghiệp ngoài tỉnh.
Phía Cục Việc làm trình bày một số giải pháp, nâng cao hiệu quả các hoạt động dịch vụ việc làm cho tỉnh. Theo đó, tỉnh cần tranh thủ các nguồn lực để tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động. Qua đó góp phần hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến; nhằm dự báo thị trường lao động, phục vụ tốt cho công tác tư vấn, kết nối việc làm trong nước, ngoài nước của trung tâm...

Đọc thêm

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng
(PLVN) - Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngày 10/12, Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa XI (Kỳ họp thường lệ cuối năm) hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng và tiến hành bế mạc.

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết
(PLVN) - Kỳ họp lần thứ 19 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X (diễn ra ngày 9-10/12) đã thông qua 31 Nghị quyết quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Bình Định xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội

Quang cảnh kỳ họp.
(PLVN) - Sáng 10/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp thứ 20 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác theo thẩm quyền.

Ông Phạm Đức Ấn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Nguyễn Quang Dương - Phó Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định cho ông Phạm Đức Ấn.
(PLVN) - Theo Quyết định của Ban Bí thư, ông Phạm Đức Ấn - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.

TP Hồ Chí Minh: Một số cơ chế, chính sách đặc thù đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Hôm qua (9/12), HĐND TP HCM khai mạc Kỳ họp 20 khóa X. Theo báo cáo kết quả thực hiện chủ đề công tác năm 2024: “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023/QH15”, một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Cao nguyên Mộc Châu giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn chính sách

Cán bộ tín dụng NHCSXH Mộc Châu thăm hộ gia đình đồng bào DTTS sử dụng vốn chính sách để giảm nghèo, ổn định đời sống. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Huyện Mộc Châu (Sơn La) có 88% diện tích là núi đồi bát úp hẹp và dốc, hơn nữa, nơi đây có nhiều xã bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo, nhất là tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số khá cao, làm cho công cuộc giảm nghèo đã khó càng thêm khó. Nhưng cũng chính những khó khăn đó là minh chứng rõ ràng về sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của những người làm tín dụng chính sách suốt 22 năm qua ở Mộc Châu.