Bàn giải pháp chấm dứt chậm giải ngân vốn đầu tư công

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sáng 24/7, thảo luận tại tổ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, các đại biểu Quốc hội đã góp ý nhiều giải pháp để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Đại biểu Lê Tiến Châu (Đoàn Hậu Giang) cho rằng, giải ngân chậm là câu chuyện biết rồi- khổ lắm- nói mãi mà chưa có giải pháp khắc phục. Nguyên nhân thật ra ai cũng biết, vướng từ quy định pháp luật, về trình tự rườm rà… có thể bỏ dc nhưng ta không bỏ. Về tổ chức thực hiện, ngoài năng lực thì có vấn đề lợi ích - chọn nhà thầu yếu. Để khắc phục, Thủ tướng đã quyết định cắt từ 11 ngàn dự án xuống còn 5 ngàn.

Việc giải ngân hiện nay vừa chậm vừa giao ngắt quãng. Nghĩa là giao nhiều lần, giao nhiều dự án, tiền thiếu nên công trình dở dang, đến khi bổ sung vốn thì đội tổng mức đầu tư, hậu quả vô cùng lớn.

Đại biểu Quốc hội thảo luận tổ sáng 24/7 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Đại biểu Quốc hội thảo luận tổ sáng 24/7 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Theo Đại biểu Châu, cần mạnh dạn cắt bỏ những quy định cản trở giải ngân. Hiện vướng là do ta không tin nhau nên đặt ra nhiều quy định. Thêm nữa phải tính toán rất sát nguồn thu trong bối cảnh đại dịch để từ đó cân đối chi cho phù hợp, khả thi.

Đồng thời, phải tính toán hạn mức vay tín dụng nước ngoài. Ông chỉ rõ, hiện có các vướng mắc như thủ tục quá rườm rà, cấp phát vốn có tính cào bằng - đối ứng 50%. Trong khi với địa phương càng khó khăn thì nhu cầu vốn càng cao, vậy tiền đâu để lo 50%?.

Cùng với đó, cần tính toán lại vốn doanh nghiệp - hình thức PPP rất hiệu quả, ta cần tính toán việc đối ứng. Ông Châu nhận thấy BOT chả có lỗi gì đâu, chẳng qua do tổ chức thực hiện. Chúng ta phải khơi thông nguồn lực mới đáp ứng được nhu cầu.

Đại biểu Lê Minh Nam (Đoàn Hậu Giang) cũng cho rằng, chậm giải ngân vốn đầu tư công ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế; ảnh hưởng huy động vốn xã hội, ảnh hưởng đến uy tín quốc gia trước các nhà tài trợ khi có tiền mà không tiêu được trong khi vẫn phải trả lãi vay. Nếu để kéo dài không khắc phục được sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư công trung hạn trong giai đoạn sắp tới.

Đại biểu Hà Thị Nga (Đoàn Đồng Tháp) thì ngắn gọn yêu cầu phải nghiêm túc rút kinh nghiệm để khắc phục, chấm dứt tình trạng chậm giải ngân đầu tư công, tránh làm nản lòng các nhà đầu tư. Phải chấm dứt việc đầu tư manh mún, dàn trải, giảm hiệu quả đầu tư.

Các đại biểu tham dự thảo luận tổ sáng 24/7.

Các đại biểu tham dự thảo luận tổ sáng 24/7.

Tham gia hai nhiệm kỳ Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến nhận thấy Chính phủ lúc nào cũng đốc thúc mà càng đốc thúc tiến độ giải ngân càng chậm, trong khi thường xuyên kêu thiếu tiền. Có lẽ do cách lập kế hoạch đầu tư, cách thức thực hiện, giám sát, chế tài có vấn đề.

“Các đại biểu đi giám sát về xong rất buồn. Công trình thì dở dang, không đưa vào sử dụng được, rất lãng phí, trong khi tiền để trong két”, ông Tiến phản ánh và kiến nghị cả Quốc hội, Chính phủ, từng đơn vị cần ngồi lại để trả lời câu hỏi trăn trở của đại biểu, người dân, không để tiếp diễn tình trạng này, rất lãng phí.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội) đánh giá cao những kết quả của Chính phủ nhiệm kỳ vừa qua liên quan đến công tác tài chính, vấn đề nợ công, nhờ đó tiềm lực quốc gia đã tăng lên nhiều. Tuy nhiên, ông xin đề cập đến một vài hạn chế, trong đó có các dự án chậm tiến độ, dở dang chưa thực hiện được, gây lãng phí, thất thoát ngân sách cho Nhà nước.

Ông Thường lưu ý, phát triển hạ tầng là một trong 3 khâu đột phá mà Đại hội lần thứ XII đã đề ra và đây cũng là hạn chế nhiệm kỳ qua chưa thực hiện tốt, cần khắc phục trong giai đoạn tới. Trong bối cảnh dịch bệnh tác động như hiện nay, việc tập trung giải ngân đầu tư công rất quan trọng để qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

“Cùng với đó, giai đoạn tới Chính phủ cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho giáo dục đào tạo và phát triển khoa học công nghệ, bởi trong kế hoạch này còn chưa thấy chú trọng đến vấn đề này”, Đại biểu Thường đề nghị và nhấn mạnh cần lựa chọn các dự án mang tính cấp thiết, nhất là khi nguồn lực có hạn và những tác động của dịch COVID-19.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.