Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực kiểm tra tại Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực kiểm tra tại Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng
(PLVN) -Sáng 20/9/2023, đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Trưởng Đoàn kiểm tra số 1 chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch kiểm tra công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước tại Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng.

Tham dự có đồng chí Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Đoàn kiểm tra; Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; các đồng chí thành viên Đoàn gồm các cơ quan: Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban kiểm tra Trung ương, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Quốc hội, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước.

Về phía Thành ủy Hải phòng có đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Thành phố Hải Phòng; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị được kiểm tra.

Tại Hội nghị, thay mặt Đoàn kiểm tra, đồng chí Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phó Trưởng đoàn kiểm tra công bố Quyết định số 37-QĐ/BCĐTW, ngày 08/8/2023 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về thành lập Đoàn kiểm tra và Kế hoạch kiểm tra công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước tại Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng. Thời gian kiểm tra từ 01/01/2016 đến tháng 6/2023.

Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phát biểu tại Hội nghị

Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phan Đình Trạc nhấn mạnh, công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng, là một trong những khâu then chốt quyết định hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Mục đích của cuộc kiểm tra lần này của Ban Chỉ đạo nhằm đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật và việc tổ chức thực hiện của các cấp, ngành và địa phương trong phạm vi cả nước. Kết quả kiểm tra sẽ là cơ sở thực tiễn để Ban Chỉ đạo tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục sơ hở, bất cập, khó khăn, vướng mắc, từ đó tiếp tục khẩn trương hoàn thiện pháp luật theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng đã đề ra, gopa phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đồng chí Trưởng Đoàn kiểm tra yêu cầu thành viên Đoàn kiểm tra thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tuân thủ nghiêm Quy định của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về công tác kiểm tra, giám sát; kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các nội dung kiểm tra theo kế hoạch và không làm cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan, đơn vị được kiểm tra và bảo đảm chủ động, kịp thời, công khai, dân chủ, công tâm, khách quan, chặt chẽ trong quá trình kiểm tra. Ban Thường vụ Thành ủy Hải phòng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, báo cáo, giải trình nghiêm những nội dung theo yêu cầu kiểm tra, góp phần giúp Đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Cũng nhân dịp này, đồng chí Phan Đình Trạc và Đoàn cán bộ Ban Nội chính Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải phòng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp; ghi nhận những kết quả đạt được của Thành ủy Hải phòng thời gian qua, đồng chí Trưởng Ban Nội chính Trung ương đề Ban Thường vụ Thành ủy Hải phòng thời gian tới quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: (1) Tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và thực hiện nghiêm các Chỉ thị Nghị quyết, Kết luận của Trung ương về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an ninh kinh tế trong tình hình mới; (2) Thực hiện nghiêm Quy định của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân; Chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là quan tâm tập trung chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài; (3) Tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; chỉ đạo đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, làm việc cầm chừng, phòng thủ, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; (4) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; đấu tranh hiệu quả với các hoạt động truyền đạo trái pháp luật...; (5) Tiếp tục quan tâm chỉ đạo nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động và hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan nội chính và giữa các cơ quan nội chính với các cấp, các ngành, bảo đảm chặt chẽ, thường xuyên, nhịp nhàng, kịp thời, hiệu quả. Chỉ đạo triển khai hiệu quả Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới; (6) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành phố. Tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn với tinh thần tích cực, khẩn trương, quyết liệt, rõ đến đâu làm đến đó; nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; (7) Nâng cao vị thế của Ban Nội chính Thành ủy trong thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định; sâu sát, cụ thể, kiên trì, quyết liệt trong tham mưu chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực ở địa phương.

Đọc thêm

Quán triệt chuyên sâu về các Nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh quán triệt chuyên sâu về các Nghị quyết tại Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 19/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu về Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ. Dự Hội nghị có TS. Nguyễn Hải Ninh - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Uỷ viên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.

Cần cho phép tư nhân tham gia đầu tư đường sắt

Đại biểu Hoàng Văn Cường. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường đề nghị cần bổ sung thêm phương thức chọn các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào những dự án đường sắt Nhà nước dự kiến đầu tư bằng ngân sách nhà nước, có thể đầu tư toàn bộ hoặc đầu tư một phần.

Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ IV

Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ IV
(PLVN) - Chiều 18/6, tại Hà Nội, Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) đã tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ IV nhiệm kỳ 2025-2030. Dự và chỉ đạo đại hội có đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban thường vụ Đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Bám sát Nghị quyết số 197, đảm bảo tính khả thi của các cơ chế, chính sách đặc biệt

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là tinh thần được Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú nêu rõ khi chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo dự thảo Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197), sáng 18/6.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang Kỳ 2: Bứt phá chuyển đổi số trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Giám đốc Sở Tư pháp Tuyên Quang Nguyễn Thị Thược trao giải thưởng Cuộc thi trực tuyến ''Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính'' (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang )
(PLVN) - Với 22 dân tộc cùng sinh sống, Tuyên Quang còn nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với quy mô nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Để mang luật tới những bản làng xa xôi, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Sở Tư pháp Tuyên Quang quan tâm có trọng tâm, trọng điểm, cách thức tuyên truyền PBGDPL có những cách làm hay, sáng tạo, việc áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) và chuyển đổi số (CĐS) là điểm nhấn quan trọng.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang)
(PLVN) -  Bám sát các nhiệm vụ chính trị của ngành, của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính (CCHC)…

Cần bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật

Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quan tâm trong tổ chức, giao việc, bố trí công chức theo hướng bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật. Điều này còn rất cần thiết nhằm giúp hạn chế, ngăn ngừa lợi ích cục bộ trong đề xuất chính chính sách và soạn thảo luật.