Bàn cách “cứu” nông sản trước tác động dịch bệnh Corona: Chợ cũ cháy thì không ngồi khóc mà phải xây chợ mới

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị
(PLVN) - Hôm qua (3/2), Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại, phát triển sản xuất nông sản trước tác động của dịch bệnh Corona.  

Thời cơ tái cơ cấu nông nghiệp nhanh và sâu sắc hơn

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, năm Canh Tý 2020 nhuận hai tháng Tư, miền Bắc đang thời kỳ mưa phùn là điều kiện thuận lợi cho dịch Corona phát triển.

Ông Cường đánh giá, dịch Corona sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Ngoài đe dọa đến tính mạng con người, dịch còn đang làm tổn thương nghiêm trọng đến nền kinh tế của các ngành, trong đó, ngành nông nghiệp được dự báo sẽ tổn thương rất nặng nề.

“Trung Quốc là thị trường khổng lồ của nông sản Việt Nam. Do dịch Corona nên phía Trung Quốc đã hạn chế giao dịch nông sản. Trong nhóm rau quả thì thanh long là ngành hàng chịu tổn thương nhất. Ngoài nông sản, dịch Corona còn làm tổn thương trực tiếp đến đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc, do hạn chế đi lại giữa hai bên, nên các doanh nghiệp chưa thể nối lại đàm phán”, ông Cường nói.

Ông Cường cho biết, chính những thách thức, khó khăn nói trên, nên Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị để cùng nhận dạng chính xác về nguy cơ tổn thương do dịch Corona bùng phát. Hội nghị nhằm tìm ra các giải pháp đối phó để giảm thiệt hại.

Ông Cường cho rằng, chính những thách thức, khó khăn như vậy lại là thời cơ tạo áp lực cho việc tái cơ cấu nông nghiệp nhanh và sâu sắc hơn. Ông Cường nói: “Chợ cũ nguy cơ rủi ro cháy thì không ngồi đó mà khóc, mà phải nghĩ để bàn giải pháp xây chợ mới. Đây là tiền đề và là áp lực buộc chúng ta phải tái cơ cấu sâu sắc hơn nữa nông nghiệp, chứ không phải đợi đến khi xảy ra sự cố gì mới đi bàn các giải pháp chắp vá, phải nghĩ đến các giải pháp xa hơn, để không bán hàng chỗ này thì bán hàng chỗ khác, không bán hôm nay thì phải có giải pháp bán hôm sau hoặc lâu hơn nữa”.

Về nhận định tác động của dịch Corona đến thương mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc, Thứ trưởng NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết: Với diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Corona trong những ngày gần đây và những động thái của Chính phủ Trung Quốc trong việc hạn chế giao dịch hàng hóa để tránh tình trạng tập trung đông người tạo điều kiện cho dịch bệnh có cơ sở lây lan trên diện rộng, dự báo dịch Corona sẽ có những tác động tiêu cực đến thương mại nông - lâm - thủy sản hai nước.

Ông Nam đưa ra một số kiến nghị và giải pháp, trong đó, kiến nghị với Bộ Công Thương chỉ đạo các thương vụ/văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài đẩy mạnh thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng cho hàng hóa nông - lâm - thủy sản; Phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại nông - lâm - thủy sản, nhất là thúc đẩy tiêu thụ nội địa theo các chuỗi siêu thị, bán lẻ.

Tăng cường quản lý nhà nước về thương mại, quản lý thị trường, lưu thông, cung ứng hàng hóa. Tăng cường các đoàn kiểm tra về chất lượng sản phẩm nông - lâm - thủy sản và an toàn thực phẩm; kiên quyết xử lý các hành vị trục lợi, ép giá, gian lận thương mại, gây tâm lý hoang mang cho người sản xuất và tiêu dùng.

Đề nghị bà con thay đổi tiến độ sản xuất

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đề nghị bà con nông dân thay đổi tiến độ sản xuất vì tình hình dịch bệnh còn diễn biến rất phức tạp. Bên cạnh đó, cần tổ chức kết nối chuỗi cung ứng với một số vựa trái cây lớn như Bình Thuận, Long An,… và động viên, hướng dẫn các chủ hàng xuất khẩu theo đường chính ngạch đối với các lô hàng nông sản có đủ điều kiện.

Ngay từ ngày mùng 5 Tết, Bộ Công Thương đã có văn bản ghi nhận tình hình và đưa ra cảnh báo. Bộ cũng đã chỉ đạo các thương vụ tại nước ngoài tổ chức các hoạt động tìm kiếm và kết nối với các khách hàng mới để góp phần chuyển hướng xuất khẩu sang một số thị trường mới.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đề nghị một số doanh nghiệp logistics hỗ trợ bảo quản nông sản trong thời gian tìm kiếm thị trường. Các chi nhánh thương vụ tại Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam cũng đã và đang tích cực trao đổi với các tỉnh biên giới nhằm thúc đẩy thời gian mở cửa các chợ biên giới.

“Chúng tôi cũng đã vận động một số chủ hàng chuyển sang xuất khẩu chính ngạch để giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ. Tuy nhiên, kết quả thu được chưa nhiều do xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân, đặc biệt là xuất khẩu trái cây được ưu đãi thuế VAT khi nhập khẩu vào Trung Quốc nên chiếm một tỉ trọng khá lớn mặc dù Bộ Công Thương đã khuyến khích các doanh nghiệp chuyển qua xuất khẩu chính ngạch suốt 2 năm qua”, Thứ trưởng Khánh cho biết.

Xe chở thanh long, dưa hấu bị ùn ứ tại cửa khẩu
 Xe chở thanh long, dưa hấu bị ùn ứ tại cửa khẩu

Trước tình hình đó, ông Khánh cho biết, Bộ Công Thương tiếp tục yêu cầu các thương vụ vào cuộc, nhiều thương vụ đã có lịch làm việc với khách hàng trong tuần này. Đồng thời tiếp tục theo dõi tiến độ xuất khẩu cho đến khi các cửa khẩu chính thức mở cửa trở lại để kịp thời ứng phó với các tình huống phát sinh.

“Chúng tôi đề nghị bà con thay đổi tiến độ sản xuất vì tình hình dịch bệnh còn diễn biến rất phức tạp, khó lường và có khả năng còn kéo dài. Bên cạnh đó, cần tổ chức kết nối chuỗi cung ứng với một số vựa trái cây lớn như Bình Thuận, Long An”, ông Khánh nói.Đồng thời, Bộ Công Thương cũng khuyến nghị các tỉnh biên giới tổ chức hỗ trợ bảo quản đối với các container đến ngày 9/2.

Đối với Bộ NN&PTNN, ông Khánh đề nghị, cơ quan này tiếp tục theo dõi sát tình hình, rà soát, thống kê chính xác sản lượng và điều chỉnh sản xuất, canh tác ngay đối với các loại trái cây có tính thời vụ để giảm thiểu nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ ngày càng sụt giảm, kể cả tính đến kịch bản dịch bệnh nCoV bùng phát mạnh tại Việt Nam, dẫn đến các nước khác hạn chế hoặc giảm nhập khẩu nông, thủy sản của ta.

Mặt khác, nghiên cứu xem xét chỉ đạo các doanh nghiệp chế biến, tăng cường thu mua lượng trái cây tươi hiện đang tồn đọng tại đ,ịa phương nhằm chế biến thành các sản phẩm như nước ép, sấy khô… để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Xem xét tăng cường kiểm soát việc nhập khẩu các mặt hàng nông thủy sản trong nước đang sản xuất được, đặc biệt là các mặt hàng trái cây thông qua các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm bớt sức ép tiêu thụ nguồn cung đang dư thừa trong nước.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến trình đàm phán mở cửa thị trường về mặt kỹ thuật cho các mặt hàng trái cây của ta sang các thị trường mới. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương triển khai việc tái cơ cấu sản xuất từng ngành hàng một cách quyết liệt, đồng bộ, thống nhất theo hướng giảm số lượng, tăng chất lượng nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu một cách bền vững, ổn định.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất và cũng là thị trường nhập khẩu, nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ. Hiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong các nước ASEAN, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 11 của Trung Quốc.

Theo quy định hiện hành, việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ, điểm thông quan, lối mở biên giới và chợ biên giới. Không có quy định chính thức để phân biệt 2 loại hình là “chính ngạch” và “tiểu ngạch”, vì tất cả hàng hóa xuất khẩu đều phải khai báo với cơ quan hải quan, ngoại trừ hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới tại một số khu vực chợ biên giới chưa có lực lượng hải quan thì lực lượng biên phòng quản lý, theo dõi.

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn và Lào Cai, đến ngày 2/2 có 307 xe hàng nông sản và 2.000 tấn mặt hàng tinh bột sắn đã tập kết tại khu vực cửa khẩu chờ xuất khẩu (Quảng Ninh: 2.000 tấn mặt hàng tinh bột sắn; Lạng Sơn: 167 xe hàng nông sản, thanh long là chính; Lào Cai: 140 xe hàng nông sản, chủ yếu là thanh long, 10 xe dưa hấu). Hiện một số chủ xe đã quay về tiêu thụ tại Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn…

Thêm vào đó, theo ông Khánh, hoạt động xuất nhập khẩu chịu tác động xấu do nhu cầu tiêu thụ giảm. Lý do thứ hai là do chợ biên giới mở cửa chậm hơn thường lệ (phía Trung Quốc sẽ đóng cửa đến ngày 9/2) khiến việc trao đổi của cư dân gián đoạn, trong khi đây là hình thức trao đổi quan trọng, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam.

Lý do thứ ba là khách mua Trung Quốc không thể sang được Việt Nam dẫn đến không có những đơn hàng mới mặc dù một số loại trái cây đã vào vụ.  

Tin cùng chuyên mục

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc

Toàn cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Chiều 6/12, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình và các đơn vị liên quan phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc”.

Chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ: Hải quan chủ động giải pháp đấu tranh, ngăn chặn

Ông Vũ Hoài Linh trao đổi về giải pháp ngăn chặn hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thời gian qua tiềm ẩn diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, trong 9 tháng năm 2024, các lực lượng đã phát hiện, bắt giữ và xử lý trên 39.000 vụ vi phạm, giảm 32,7% so với cùng kỳ năm 2023.