Ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch do virus Corona gây ra phải tuân thủ các quy định pháp luật

(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, qua trao đổi, thảo luận với Bộ Y tế, chiều 31/1, Bộ Tư pháp đã có Văn bản số 297/BTP-PLHSHC báo cáo Thủ tướng Chính phủ về cơ sở pháp lý để có thể sẵn sàng công bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. 

Văn bản 297 nêu rõ: Theo quy định của pháp luật hiện hành, tình trạng khẩn cấp được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp năm 2000... Đối với việc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục được thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm mà trực tiếp là Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. 

Theo đó, tại Điều 42 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, trường hợp dịch bệnh lây lan trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước thì phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.

Hình ảnh về virus Corona
 Hình ảnh về virus Corona

Như vậy, theo quy định trên, để ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch thì cần tiến hành công bố dịch. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp phải được thể hiện dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra được xác định thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm A (bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh). Theo đó, nguyên tắc, thẩm quyền, thời hạn và điều kiện công bố dịch được thực hiện theo quy định của Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.

Tích cực điều trị cho bệnh nhân nghi nhiễm virus Corona
 Tích cực điều trị cho bệnh nhân nghi nhiễm virus Corona

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị của Chủ tịch UBND cấp tỉnh khi có ít nhất một người bệnh được chẩn đoán xác định. Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với trường hợp dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật vừa nêu, nhằm chuẩn bị cơ sở pháp lý để có thể sẵn sàng công bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra, Bộ Tư pháp kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế tiếp tục theo dõi, hướng dẫn và phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có người mắc bệnh và căn cứ vào tình hình dịch bệnh để thực hiện công bố dịch hoặc trình Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo các nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền được pháp luật quy định.

Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa

Để chủ động về trình tự, thủ tục và hồ sơ đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra, Bộ Y tế cần khẩn trương xây dựng theo trình tự, thủ tục rút gọn hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; theo dõi và báo cáo kịp thời Thủ tướng Chính phủ về tình hình, điều kiện thực tế dịch bệnh. 

Trường hợp đòi hỏi phải ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch theo Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì trình Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định. Bộ Tư pháp sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong quá trình thẩm định và hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết này.

Đọc thêm

Top 10 Trợ giúp viên pháp lý có trên 100 vụ việc tham gia tố tụng năm 2024

Top 10 Trợ giúp viên pháp lý có trên 100 vụ việc tham gia tố tụng năm 2024
(PLVN) - Cục Trợ giúp pháp lý vừa công bố danh sách 10 Trợ giúp viên pháp lý có trên 100 vụ việc tham gia tố tụng (đã kết thúc) năm 2024 (thực hiện theo Công văn số 236/BTP-TGPL ngày 12/01/2024 của Bộ Tư pháp về việc ban hành chỉ tiêu thực hiện vụ việc tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý năm 2024).

Đảng ủy Tổng cục Thi hành án dân sự triển khai các nhiệm vụ công tác năm 2025

Cảnh Hội nghị Triển khai công tác đảng năm 2025 của Đảng ủy Tổng cục THADS.
(PLVN) - Ngày 17/1, Đảng ủy Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Triển khai công tác đảng năm 2025. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư pháp, Bí thư Đảng ủy Tổng cục, Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Thái và Phó bí thư Đảng ủy Tổng cục, Phó tổng cục trưởng Trần Thị Phương Hoa đồng chủ trì Hội nghị.

Đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước sau sắp xếp

Quang cảnh hội thảo.
(PLVN) - Ngày 17/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nước. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập xây dựng Nghị quyết chủ trì Hội thảo. Cùng chủ trì có Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Hồ Quang Huy, Tổ phó Tổ biên tập.

Đầu tư cho pháp luật phải là nguồn lực đầu tư công trung hạn, hàng năm

PGS.TS Đinh Dũng Sỹ tham gia một hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Để thực sự tạo đột phá trong đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, PGS. TS Đinh Dũng Sỹ, Chuyên gia pháp luật, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ kiến nghị, cần đầu tư nguồn lực tài chính thỏa đáng cho xây dựng pháp luật cũng như tổ chức thực hiện pháp luật, coi đây là một nguồn lực đầu tư công trung hạn và hằng năm của Nhà nước.

“Khoanh vùng” rõ chức năng, nhiệm vụ sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 16/1, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định đối với 3 dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam,Đài Tiếng nói Việt Nam. Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự-Hành chính Nguyễn Thị Hạnh chủ trì cuộc họp.

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp trao quà Tết tại tỉnh Lào Cai nhân dịp tết nguyên đán 2025

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp thăm, tặng quà tết nhân dân và các cháu học sinh nghèo xã Minh Tân, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2025 của Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, vừa qua, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai, Tỉnh đoàn Lào Cai và các đơn vị có liên quan tổ chức chương trình thăm, tặng quà tết nhân dân và các cháu học sinh nghèo xã Minh Tân, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Phó Giám đốc Sở Phạm Hồng Phúc bền bỉ nỗ lực đóng góp cho sự nghiệp Tư pháp Bà Rịa –Vũng Tàu

Ông Phạm Hồng Phúc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
(PLVN) - Tại Thành phố biển Vũng Tàu, nơi có những con sóng vỗ về và những bãi cát trắng trải dài, có một người đàn ông đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Tư pháp tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đó là ông Phạm Hồng Phúc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trao lời “Tết ấm”, gửi lời “Xuân thương”

Trao lời “Tết ấm”, gửi lời “Xuân thương”
(PLVN) - Trong không khí xuân cận kề, chương trình thiện nguyện "Tết ấm – Xuân thương" do Ban Doanh nhân & Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) tổ chức đã mang đến niềm vui và hy vọng cho hàng trăm bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K – cơ sở Tân Triều. Sự kiện không chỉ thể hiện tinh thần nhân văn mà còn lan tỏa thông điệp sẻ chia, giúp các bệnh nhân vững tin vượt qua khó khăn để sớm hồi phục, đón Tết đoàn viên bên gia đình.

Đảm bảo quyền, lợi ích của công đoàn viên các cấp trong bối cảnh tinh gọn bộ máy

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Chiều ngày 15/1, Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị lần thứ Năm của Ban Chấp hành Công đoàn Bộ Tư pháp khoá III (mở rộng). Chủ tịch Công đoàn Bộ Khương Thị Thanh Huyền và các Phó Chủ tịch: Phan Hồng Nguyên, Hà Ánh Bình đồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị còn sự tham dự của đồng chí Cao Xuân Thủy, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ; đồng chí Trịnh Xuân Tùng, Ủy viên BCH Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp.

infographicChân dung tân Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

Chân dung tân Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam
(PLVN) - Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV, Ban Chấp hành Hội Luật gia Việt Nam đã bầu ông Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch kiêm nhiệm Hội Luật gia Việt Nam Khóa XIII nhiệm kỳ 2019-2024 giữ chức Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Cục THADS Bình Định: Giao chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025

Cục THADS Bình Định tổ chức hội nghị trực báo công tác THADS Quý I năm 2025.
(PLVN) - Mới đây, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ.