Bản án giám đốc thẩm vụ tranh chấp thừa kế ở Biên Hoà - Đồng Nai: 18 tháng vẫn chưa được xử sơ thẩm lại!

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Năm 2019, TAND TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) tiếp nhận một vụ án hi hữu khi hai chị em kiện mẹ ruột về vấn đề tranh chấp về thừa kế tài sản... Sau nhiều cấp xét xử, TAND tối cao đã quyết định trả hồ sơ vụ án cho TAND TP Biên Hòa xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. Tuy nhiên, sau 18 tháng, vụ việc vẫn chưa được đưa ra xét xử lại, khiến các đương sự chờ đợi trong vô vọng. 

Vì đâu nên nỗi?

Nguyên đơn trong vụ việc là bà Nguyễn Thị Hai (SN 1949, trú tại xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) và bà Nguyễn Thị Lực (SN 1955, phường Tân Tiến, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Bị đơn trong vụ án là cụ L.T.L (SN 1930, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Đáng nói, trong vụ án này cụ L. là mẹ ruột của bà Hai, bà Lực. Vậy vì đâu nên cơ sự con lại kiện mẹ ra tòa?

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 52/2022/DS-GĐT ngày 15/12/2022 của Tòa án Nhân dân tối cao nguyên đơn trình bày, bà Hai và bà Lực là hai trong số những người con chung của cụ L.T.L và cụ ông N.V.N (mất năm 1958). Quá trình chung sống, hai cụ cùng tạo dựng được khối tài sản chung. Đến năm 1958, cụ N. mất không để lại di chúc, di sản cụ N. để lại cũng chưa được phân chia.

Một trong những khu đất tranh chấp giữa bà Hai, bà Lực và cụ L. Ảnh: Châu Doanh

Một trong những khu đất tranh chấp giữa bà Hai, bà Lực và cụ L. Ảnh: Châu Doanh

Năm 1959, cụ T.V.C về chung sống cùng mẹ con cụ L. Cụ T.V.C và cụ L. sau đó sinh được 7 người con chung. Trong quãng thời gian cùng sinh sống, bà Hai, bà Lực đã cùng cụ T.V.C và cụ L. tạo lập được một khối tài sản 18.000m2 (gồm 31 thửa đất) đất tại phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa.

Năm 1987, cụ T.V.C chết, không để lại di chúc. Mâu thuẫn xuất phát từ việc cụ L. cùng 7 người con chung với cụ T.V.C tự ý bán 16 thửa đất và kê khai 13 thửa đất trong khối tài sản chung 18.000m2 mà không bàn bạc với bà Hai và bà Lực. Thậm chí, bà Hai và bà Lực cũng không được chia dù là một phần nhỏ tài sản có nguồn gốc từ cụ N. để giữ làm kỷ vật.

Tại phiên tòa, bị đơn - cụ L.T.L trình bày, khi còn sống, cụ N.V.N và cụ L. không tạo dựng được khối tài sản chung nào. Sau khi cụ N. chết, cụ L. sống chung với cụ T.V.C mới tạo lập được số tài sản mà bà Hai, bà Lực đang tranh chấp. Văn bản phân chia di sản thừa kế số 4527 ngày 06/11/2015 giữa cụ L. và các con cụ C. cùng các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) giữa cụ L. với ông Biên, bà Hòa đúng quy định pháp luật. Vì vậy, cụ L. không đồng ý với các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Các người con chung của cụ L. và cụ C. đều có trình bày giống như mẹ.

Liên quan đến sự việc, người đại diện theo ủy quyền của bà Hai và bà Lực – ông Nguyễn Sinh Tài (SN 1979, trú tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) cho biết: “Những lời trình bày của bà Hai và bà Lực đều đúng sự thật, còn cụ L. thì ngược lại. Quyết định giám đốc thẩm số 52/2022/DS-GĐT đã công nhận là có tài sản chung giữa cụ N. và cụ L., cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của bà Hai và bà Lực ở những tài sản tranh chấp”.

Mòn mỏi chờ đợi xét xử lại từ cấp sơ thẩm

Vụ án đã lần lượt được giải quyết qua hai cấp xét xử sơ thẩm tại TAND TP Biên Hoà và xét xử phúc thẩm tại TAND tỉnh Đồng Nai. Không đồng ý với quyết định tại Bản án phúc thẩm, bà Hai và bà Lực tiếp tục yêu cầu xem xét lại Bản án phúc thẩm tại TAND cấp cao TP HCM và TAND tối cao theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 52/2022/DS-GĐT ngày 15/12/2022 của TANDTC đã quyết định hủy tất cả các bản án, quyết định trước đó và: “Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm theo đúng quy định của pháp luật”.

Quyết định giám đốc thẩm số 52/2022/DS-GĐT ngày 15/12/2022 của Tòa án nhân dân Tối cao.

Quyết định giám đốc thẩm số 52/2022/DS-GĐT ngày 15/12/2022 của Tòa án nhân dân Tối cao.

Tới ngày 24/4/2023, TAND TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã ra thông báo bổ sung lại vụ án để xét xử theo Quyết định nêu trên của TANDTC. Nhưng đã hơn 1 năm kể từ ngày có thông báo thụ lý, vụ án vẫn chưa được TAND TP Biên Hòa đưa ra xét xử lại.

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Phạm Thị Thuỳ, Công ty Luật TNHH An Hoà cho biết, theo quy định tại Điều 26, Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án và được gia hạn không quá 02 tháng đối với những vụ việc có tính chất phức tạp. Ở sự việc này, vụ án tranh chấp thừa kế được đánh giá là vụ án có tính chất phức tạp. Song, đã gần 12 tháng kể từ ngày vụ án được thụ lý mà chưa tổ chức được phiên họp kiểm tra, giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hoà giải để có cơ sở giải quyết vụ án là bất bình thường.

Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Sinh Tài cho biết: "Suốt quãng thời gian qua, chúng tôi không hề nhận được một văn bản thông báo nào của TAND TP Biên Hòa về việc chậm đưa vụ án ra xét xử lại. Vì vậy, chúng tôi không được biết Tòa án đang gặp khó khăn ở đâu trong việc giải quyết vụ án này, điều đó khiến chúng tôi không biết phải chờ đợi đến bao giờ?".

Ngày 04/03/2024, sau 9 năm đợi chờ một bản án thấu tình, đạt lý, cụ L.T.L qua đời!

Đọc thêm

Khiếu nại liên quan Dự án tuyến đường Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo giải quyết

Khiếu nại liên quan Dự án tuyến đường Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo giải quyết
(PLVN) - Mới đây, PLVN có bài viết phản ánh ý kiến một số hộ dân tại xóm 6, xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định cho rằng UBND huyện ban hành phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) và bố trí tái định cư (TĐC) chưa phù hợp pháp luật khi thực hiện dự án tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển.

Sự việc liên quan khu đất tại phường Hải Ninh (TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa): Phòng Tài nguyên và Môi trường xác định thuộc thẩm quyền tòa án giải quyết

Một phần khu đất trong sự việc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Báo PLVN nhận được phản ánh của ông Lê Đình Trung cho rằng bố mẹ ông có diện tích đất 522m2 tại tổ dân phố Bắc Thành, phường Hải Ninh, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa; được UBND phường đo đạc, cắm mốc theo biên bản phân chia tài sản.

Khiếu nại liên quan dự án tuyến đường Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển: Trả lời của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Xuân Trường

Một đoạn dự án đang thực hiện. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Mới đây, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) nhận được đơn của một số hộ dân tại xóm 6, xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định cho rằng UBND huyện ban hành phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) và bố trí tái định cư (TĐC) chưa phù hợp pháp luật khi thực hiện dự án tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển.

Vụ kiện mảnh đất nhiều lần được cấp rồi hủy sổ đỏ tại Tiền Giang: Phát hiện tình tiết mới, đương sự đề nghị tái thẩm bản án

Bà Hoa bên khu đất. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Bà Trần Thị Mộng Hoa (SN 1968, ngụ ấp Tân Thuận, xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) vừa có đơn gửi cơ quan chức năng đề nghị tái thẩm vụ án mà bà là người liên quan. Bà Hoa cho rằng bản án hành chính năm 2004 của TAND tỉnh Tiền Giang có tình tiết chưa được xem xét.

Sự việc đất được cấp sổ đỏ nhưng không được xây nhà: Chờ ý kiến từ UBND tỉnh Quảng Bình

Ảnh: Nguyên Phong
(PLVN) - Sau phản ánh của Báo, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình có Văn bản số 3980/VPUBND-NCVX, gửi UBND TP Đồng Hới và các hộ dân thông báo: UBND tỉnh đã nhận được đơn kiến nghị phương án giải quyết với 7 thửa đất trên: “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh chuyển đơn đến Chủ tịch UBND TP Đồng Hới để chỉ đạo cơ quan, đơn vị liên quan xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật, trả lời công dân, báo cáo UBND tỉnh” .