Bản án bất lợi, nhiều chính quyền không thi hành án

Chánh án Tòa án Nhân dân tối Cao Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn
Chánh án Tòa án Nhân dân tối Cao Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn
(PLO) - Đó là thực tế được Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyên Hòa Bình nêu lên khi trả lời câu hỏi của Đại biểu (ĐB) Phạm Thị Thanh Thủy (Thanh Hóa) liên quan đến tỷ lệ kết quả giải quyết các vụ án hành chính rất thấp, sáng nay (31/10).

Dẫn Báo cáo của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, ĐB Thủy cho biết, tính đến ngày 30/9/2018 toàn ngành tòa án không còn vụ án hành chính quá hạn do lỗi chủ quan của Tòa án. Tuy nhiên, tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Tòa án chưa đạt chỉ tiêu theo yêu cầu của Nghị quyết số 111 của Quốc hội đề ra, tức là tỷ lệ án bị hủy chiếm 3,03%, bị sửa chiếm 3,34%.

 “Vẫn còn các bản án tuyên không rõ ràng, gây khó khăn trong công tác thi hành, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho biết các giải pháp hữu hiệu trong thời gian tới để khắc phục được những tồn tại, hạn chế trên, đặc biệt giải quyết các vụ án liên quan đến khởi kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quản lý đất đai”, bà Thủy hỏi.

Đáp lời, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, số lượng án hành chính tăng đều các năm với  11%/năm, chủ yếu là đất đai và đều là những vụ kiện rất khó. Chính vì thế, tồn tại giải quyết án hành chính cao, chỉ giải quyết  thấp 39% trong khi yêu cầu của Quốc hội là 60%. Tồn đọng của án hành chính nhiều, kéo dài qua nhiều năm đặc biệt tại các thành phố lớn.

Nguyễn nhân xác định, theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, bên cạnh hạn chế phía tòa án thì chủ yếu là sự vắng mặt của các cấp chính quyền khi giải quyết vụ án hành chính. “Thường các vị này không có mặt tại các phiên tòa, nên phiên tòa phải hoãn. Khi bản án bất lợi cho chính quyền thì chính quyền kháng cáo kháng nghị, không thi hành nên vụ án kéo dài”, ông Bình nêu thực tế.

Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, để giải quyết những vấn đề nêu trên thì cần có giải pháp tổng thể. Riêng đối với tòa án sẽ sắp xếp lại các tòa chuyên trách, tăng cường cán bộ năng lực cho các tòa hành chính, đề cao trách nhiệm của thẩm phán khi giải quyết các vụ án hành chính, tăng cường tổng kết xét xử để đào tạo bồi dưỡng thống nhất trong cả nước.

 Về phía ủy ban nhân dân các cấp cần chấp hành nghiêm quy định của luật, Chỉ thị của Thủ tướng. Như hôm qua Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình có nêu rõ: 1 là, cung cấp đầy đủ tài liệu cho người dân đảm bảo quyền khởi kiện của người dân; 2 là tham gia đầy đủ các phiên đối thoại; 3 là, có mặt tại phiên tòa theo đúng thành phần đối tượng; khi bản án có hiệu lực cần thì hành nghiêm túc.

Cũng có kiến nghị đối với Quốc hội, Chánh án Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quốc hội cần tổng kết lại Luật Hành chính và Luật Tố tụng hành chính. “Bởi vì thực tiễn các khâu các cấp đều nỗ lực thực hiện nhưng kết quả thấp thì có bất cập tại luật. Ví dụ nhiều địa phương phản ánh, nếu chủ tịch phải có mặt tất cả các vụ án hành chính thì không có thời gian làm việc. Tôi đề nghị chúng ta cần tổng kết lại nếu không hợp lý cần phải xem xét sửa”, ông Bình dẫn giải.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào: Thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai nước

Hai Bộ trưởng BQP thực hiện nghi lễ chào cột mốc. (Ảnh: Phạm Cường)
(PLVN) -  Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (HNQPBG) Việt Nam - Lào lần thứ 2 diễn ra tại tỉnh Sơn La (Việt Nam) và tỉnh Hủa Phăn (Lào) đã để lại ấn tượng sâu đậm. Thành công của chương trình góp phần củng cố tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương và Nhân dân khu vực biên giới hai nước cũng như quan hệ giữa hai Quân đội Việt Nam - Lào.

Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bài 2: Đảng lãnh đạo - Tất yếu lịch sử đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bài 2: Đảng lãnh đạo - Tất yếu lịch sử đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(PLVN) -  Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là yêu cầu khách quan, có tính quy luật bảo đảm cho Nhà nước ta là “Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Cho nên, việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là lương tâm và trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng LB Nga Alexander Novak

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng LB Nga Alexander Novak
Sáng 23/10 (giờ địa phương), ngay sau khi đến Kazan, Cộng hoà Tatarstan, Liên bang Nga, để dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Alexander Novak; cùng dự có Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Maksim Reshetnikov và Bộ trưởng Công Thương Anton Alikhanov.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Kazan, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Kazan, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng
Sau hơn 8 giờ bay, vào lúc 10h23, theo giờ địa phương (tức 14h23 giờ Hà Nội), ngày 23/10, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Kazan, Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mở rộng theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024.

Bảo đảm tính răn đe, đề cao tính nhân văn trong xử lý người chưa thành niên phạm tội

Đại biểu Phạm Văn Hoà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 23/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Qua thảo luận, các đại biểu thống nhất cao việc dự thảo Luật quy định giáo dục tại Trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý chuyển hướng và quy định rõ từng trường hợp được áp dụng biện pháp này.

Đưa Việt Nam thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chào mừng các đại biểu quốc tế tới dự Hội nghị. (Ảnh: QĐND).
(PLVN) - Dự Hội nghị Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam, chiều 22/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam định hướng phát triển ngành Halal Việt Nam trở thành một ngành thế mạnh, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Halal trên thế giới.

Thủ tướng dự BRICS mở rộng: Minh chứng cho khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP.
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, từ ngày 23 đến ngày 24/10. Chuyến công tác của Thủ tướng tiếp tục minh chứng cho khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam, khẳng định vị thế là đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế...

Phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày tờ trình tại phiên họp.
(PLVN) - Trung tâm dữ liệu quốc gia khi đưa vào triển khai hoạt động sẽ là tiền đề để thúc đẩy quá trình phát triển và đẩy mạnh khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu nâng tầm chiến lược phát triển kinh tế số của Việt Nam theo kịp các quốc gia trên thế giới, bảo đảm điều kiện cho Việt Nam phát triển và hòa nhập với nền kinh tế số của thế giới.