Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Phải đoàn kết mới vượt qua được khó khăn

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”. Một nội dung lớn được Tổng Bí thư đề cập trong bài viết, cũng như nhiều phát biểu trước đó là truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc ta. Tổng Bí thư nhấn mạnh: phải xây dựng nền dân chủ XHCN, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. “Đảng ta xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam; không ngừng thúc đẩy sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo”, Tổng Bí thư khẳng định.

TS. Nguyễn Viết Chức. (Ảnh: TTXVN)

TS. Nguyễn Viết Chức. (Ảnh: TTXVN)

Nêu bật ý nghĩa của việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, TS. Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) chỉ ra rằng, lịch sử dân tộc ta đã chứng minh rằng phải đoàn kết mới vượt qua được khó khăn. Sự trường tồn của dân tộc ta cũng là nhờ đại đoàn kết toàn dân. Đoàn kết là gốc, là căn bản để chúng ta giành thắng lợi trước mọi khó khăn, gian khổ, cả trong chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước.

Theo TS. Nguyễn Viết Chức, trong bài viết, Tổng Bí thư nhiều lần đề cập đến vấn đề đại đoàn kết vì ở thời điểm này, hơn lúc nào hết, dân tộc ta, đất nước ta cần có sự đại đoàn kết. “Hiện nay là giai đoạn rất đặc biệt, đòi hỏi chúng ta phải đoàn kết để có thể vượt qua được những thách thức trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó, đất nước ta đang đứng trước một vận hội để có thể thực hiện khát vọng trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045”, ông Chức phân tích.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, chúng ta phải chia sẻ, phải đoàn kết, đoàn kết trong nước và ngoài nước, đoàn kết trên dưới, đồng thời cũng phải đoàn kết quốc tế để xây dựng, gìn giữ hòa bình thế giới, góp phần vào sự phát triển chung.

Chung quan điểm, Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nhấn mạnh, các kỳ Đại hội Đảng bao giờ cũng nêu rõ yêu cầu đoàn kết, dân chủ. “Đoàn kết ở đây không chỉ là đoàn kết về ý chí, về nhận thức mà còn phải đoàn kết về hành động, nhận thức đúng rồi mà hành động không đúng cũng sẽ tạo ra những sự lệch lạc, khuyết thiếu. Những con người khuyết thiếu đó nếu để phục vụ xã hội thì xã hội cũng hình thành những nhận thức, những con người tiếp tục theo quy trình khuyết thiếu nữa. Cho nên, vào thời điểm chúng ta đang hội nhập sâu, trước một thế giới đa cực như hiện nay thì càng phải đề cao vai trò, ý nghĩa của đoàn kết”, Đại biểu nói.

Lời nhắc nhở đối với cán bộ, đảng viên

Trong bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng; củng cố và tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu. (Ảnh: PV)

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu. (Ảnh: PV)

Khẳng định sự cần thiết phải lấy “dân là gốc”, TS. Nguyễn Viết Chức cho hay, Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã khẳng định, “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân, sức dân như nước”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng “trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”, “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Thực tế cho thấy, việc gì mà Nhân dân đồng thuận thì đều làm được tốt mà việc gì mà Nhân dân không đồng thuận thì dù tưởng dễ nhưng vẫn khó khăn, không làm được. Việc người đứng đầu Đảng nhấn mạnh vấn đề lấy “dân là gốc” thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đảng Cộng sản Việt Nam không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Nhân dân.

Đồng thời, đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên vẫn chưa hiểu được tinh thần, bản chất đó, không thấy được rằng người dân mới là gốc nên đôi khi mất dân chủ, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng. Khi đã có hành vi tiêu cực, tham nhũng thì không thể coi “dân là gốc” được. “Trong bài viết, Tổng Bí thư nhắc đến hai ý rất cơ bản, đó là: “đại đoàn kết” và lấy “dân là gốc”. Trong thời điểm hiện tại, những vấn đề này vừa mang tính chiến lược, đồng thời cũng mang tính thời sự, để mỗi đảng viên, mỗi người Việt Nam đều nhớ đến lời căn dặn “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” của Bác Hồ. Tất cả những thành công ấy chính là để Nhân dân ta được hưởng ấm no, hạnh phúc”, TS. Nguyễn Viết Chức nói thêm.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu khẳng định, mục tiêu tối thượng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chính vì người dân. Chính vì vậy, tất cả những hành động có lợi cho dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển chính là hành động đúng đắn nhất, toàn diện nhất. Tất cả các chủ trương, chính sách cho đến những giải pháp mà chúng ta triển khai thực hiện cũng là để người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn. Người dân là nhân tố chính để phát huy sức mạnh đại đoàn kết, làm nên sự nghiệp cách mạng. Cán bộ, đảng viên là người chèo lái con thuyền cách mạng nhưng mà người đưa thuyền cách mạng đến bến bờ thành công, thắng lợi là người dân.

Theo Đại biểu Nguyễn Thị Sửu, để phát huy sức mạnh đại đoàn kết trong bối cảnh hiện nay, cần tập trung các biện pháp, giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từ đó bảo đảm cuộc sống đủ đầy cho người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đang yếu thế, vùng có xuất phát điểm về kinh tế thấp. Cùng với đó, phải gắn kinh tế với xã hội, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; phát triển hài hòa tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học..., chú trọng đầu tư vào nguồn lực con người...

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho rằng, đã là người đảng viên thì phải gương mẫu, thực hiện tất cả những quy định đầy đủ và nghiêm túc Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và những quy định đối với đảng viên để trở thành một đảng viên gương mẫu, sáng suốt, làm gương cho đồng chí, đồng nghiệp, cho gia đình, cho người thân. Đảng viên phải thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách được giao; đồng thời phải tạo sức lan tỏa, tuyên truyền, vận động người dân nơi mình sinh sống chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đầy đủ và nghiêm túc.

Qua đó, góp phần tăng cường niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và tương lai tươi sáng của đất nước, cùng đồng sức, đồng lòng xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng.

Thực tế phát triển kinh tế - xã hội đất nước những năm gần đây đã cho thấy rõ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong phát biểu tại một phiên họp tại tổ của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, trong năm 2023, một năm rất đặc biệt, vô cùng khó khăn đối với nước ta nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ và của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực vượt bật của tất cả các cấp ủy, chính quyền các địa phương, chúng ta đã đạt được những kết quả rất quan trọng.

Kết quả này để lại một số bài học, trong đó có bài học về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của cả hệ thống chính trị. “Đây là một bài học rất quý, kinh nghiệm cho thấy trong những lúc khó khăn, chúng ta luôn có sự năng động, sáng tạo, phản ứng chính sách rất nhanh, đồng thời các địa phương đã tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế của mình để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các mục tiêu của chính trị nói chung. Bài học thứ hai là bài học về sức mạnh của khối đại đoàn kết. Hơn lúc nào hết chúng ta thấy rất rõ về vai trò, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhận định.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.