Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tăng cường niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa. (Ảnh: VGP)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - TS. Nguyễn Huy Phòng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, trong bài viết, nhấn mạnh vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hóa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc lại những quan điểm của Đảng, khẳng định “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.

Tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng nền văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”. Bài viết điểm lại những dấu mốc quan trọng trong quá trình Đảng ra đời, lãnh đạo Nhân dân thực hiện thắng lợi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành thành công công cuộc đổi mới, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH); nhìn lại hành trình gần một thế kỷ với những thành tựu, kết quả đạt được và cả những khó khăn, thách thức mà Đảng đã, đang và sẽ phải đối diện, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, định hướng con đường, tương lai phát triển của dân tộc, đất nước là yêu cầu mang tính cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

Trước đó, phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư từng nói “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn”. Tức là, văn hóa có liên quan mật thiết với sự tồn vong, thịnh suy, phát triển, trường tồn của dân tộc, đất nước. Vì vậy, trong quá trình phát triển phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là “nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển”, và “soi đường cho quốc dân đi”.

Về đặc trưng, mục tiêu xây dựng nền văn hóa dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, Tổng Bí thư khẳng định: “Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội; kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hóa nhân loại”.

Khi xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc, Tổng Bí thư cho rằng cần phải xử lý và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa “phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội”, đó là “một định hướng căn bản của quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam”…

“Như vậy, trong mối quan hệ với kinh tế, xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa được xác định là một trụ cột quan trọng, bảo đảm quá trình phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn mới”, TS Nguyễn Huy Phòng nhấn mạnh. Do đó, cần phải quan tâm, ưu tiên dành những nguồn lực cần thiết để đầu tư phát triển văn hóa. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; “cần quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, hài hòa và ngang tầm với phát triển kinh tế; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân”.

Không ngừng đổi mới tư duy lý luận của Đảng về văn hóa

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Báo Đảng Cộng sản Việt Nam).

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Báo Đảng Cộng sản Việt Nam).

Về mối quan hệ giữa phát triển văn hóa với phát triển con người, Tổng Bí thư chỉ rõ, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng kháng chiến và thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH, Đảng ta luôn xác định “Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới”. Trong bài viết của mình, Tổng Bí thư một lần nữa khẳng định mục tiêu, con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là một tất yếu khách quan với khát vọng cao đẹp là “phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao”.

Để tạo ra đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, Tổng Bí thư nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phải “nâng cao hiệu quả của các thiết chế văn hóa, nhất là ở các khu công nghiệp, khu đô thị mới; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hóa tốt đẹp. Xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh; ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống và quan tâm hơn nữa đến việc phòng, chống bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em và tệ nạn xã hội”.

Nêu bật tầm quan trọng của việc này, TS Nguyễn Huy Phòng cho rằng, việc xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ, hiện đại, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ở các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ có ý nghĩa quan trọng để tạo ra không gian, môi trường sinh hoạt, thực hành, trao truyền và thụ hưởng văn hóa của các tầng lớp Nhân dân. Đồng thời, làm tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, xây dựng nếp sống, lối sống có văn hóa, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lan tỏa và nhân lên những điều tốt đẹp trong đời sống cộng đồng.

Theo TS Nguyễn Huy Phòng, Việt Nam có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng, ở ngã ba đường thông thương quốc tế, cửa ngõ đi vào khu vực Đông Nam Á. Với vị trí có ý nghĩa chiến lược về chính trị, an ninh, quốc phòng đối với khu vực và quốc tế nên trong lịch sử, Việt Nam luôn bị các thế lực ở phương Bắc, phương Tây nhòm ngó, xâm lăng.

Trong điều kiện sức người, sức của có hạn, thường xuyên chịu tác động của điều kiện thời tiết khắc nghiệt như thiên tai, bão lũ, mất mùa, để chống lại âm mưu xâm lược, sự tấn công của kẻ thù, các thế hệ cha anh đã biết dựa vào sức mạnh của truyền thống văn hóa, đó là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đại đoàn kết và khát vọng không ngừng vươn lên, không chịu đầu hàng, khuất phục trước âm mưu, dã tâm xâm lược của kẻ thù để bảo vệ và gìn giữ nền độc lập, tự do của dân tộc.

Kế thừa truyền thống lịch sử, văn hóa kết hợp với sức mạnh và tinh thần thời đại, trong đường lối lãnh đạo của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực văn hóa nhằm khai thác và phát huy sức mạnh của lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.

Sau 13 năm kể từ ngày thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943), trong đó đề ra 3 nguyên tắc vận động của nền văn hóa mới là dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa. Đến nay, sau hơn 80 năm, những nguyên tắc đó vẫn vẹn nguyên giá trị và tinh thần thời đại, định hướng con đường vận động và phát triển của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trên lĩnh vực văn hóa, Đảng đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận quan trọng nhằm định hướng kịp thời con đường phát triển của nền văn hóa dân tộc trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tiêu biểu như Nghị quyết số 05-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa VI (năm 1987) về Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới; Nghị quyết số 03-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (năm 1998) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (năm 2014) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Qua việc xây dựng, ban hành nghị quyết về văn hóa cho thấy quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng về văn hóa không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu tình hình thực tiễn đang đặt ra, trong đó Đảng luôn đề cao vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với sự tồn vong của dân tộc, quyết định đến quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.

“Nhìn lại hành trình 94 năm qua với những sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng, trong đó có những dấu ấn đặc biệt về Đảng lãnh đạo trên lĩnh vực văn hóa, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng góp phần củng cố và khơi dậy niềm tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, dân tộc Việt Nam anh hùng; tăng cường niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng và tương lai tươi sáng của đất nước ta, dân tộc ta; cũng như nêu cao hơn nữa trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong toàn hệ thống chính trị, tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước và cách mạng của toàn dân tộc, quyết tâm xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”, TS Nguyễn Huy Phòng nêu rõ.

Đọc thêm

4.226 trụ sở dôi dư, 11.000 tài sản công chưa được khai thác, sử dụng hợp lý - đại biểu quốc hội mong có những chỉ đạo quyết liệt

Đại biểu Đặng Bích Ngọc phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/6, thảo luận ở hội trường Quốc hội, một số đại biểu đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt trong việc sắp xếp, xử lý tài sản, nhà, đất công dôi dư; quan tâm, thực hiện đầy đủ, toàn diện hơn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (PCTN,LP) với những kết quả cụ thể nhằm góp phần tăng thêm nguồn lực để tiếp tục thực hiện đầu tư cho phát triển.

Họp báo quốc tế về triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ông Phạm Tất Thắng thông tin tại họp báo.
(PLVN) - Sáng 17/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tổ chức Họp báo quốc tế về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.

Công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20

Thượng tướng Võ Minh Lương trao Quân kỳ Quyết thắng cho Binh đoàn 20. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Ngày 16/6, tại TP Hồ Chí Minh, Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20.

Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc: Cần bổ sung thêm những chính sách vượt trội cho cán bộ

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình ý kiến của các ĐBQH tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 16/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB) của Liên hợp quốc (LHQ). Cuối phiên thảo luận, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà phát biểu tại họp báo.
(PLVN) -  Chiều 16/6 , tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo Công bố lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam công bố Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung điều 10 Pháp lệnh Dân số đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.

Chính thức bỏ cấp huyện

Phiên họp thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Quốc hội vừa thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp, chính thức bỏ cấp huyện.

Thông qua Nghị quyết sửa đổi 5 điều của Hiến pháp năm 2013

Quang cảnh phiên họp biểu quyết thông qua Nghị quyết sáng 16/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Sáng 16/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với 470/470 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 98,33% tổng số đại biểu).

Tặng quà gần 1,6 triệu người có công dịp 27/7

Tặng quà gần 1,6 triệu người có công dịp 27/7
(PLVN) -  Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký Quyết định tặng quà gần 1,6 triệu người có công với cách mạng trên cả nước. Mức quà được chia làm hai loại, 600.000 đồng và 300.000 đồng, tùy theo đối tượng và mức độ.

Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên có Luật về Công nghiệp Công nghệ số

Ngày 14/6/2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS) với 441/445 đại biểu tán thành. (Ảnh: Bộ KH&CN)
(PLVN) - Ngày 14/6, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, 441/445 đại biểu (92,26%) đã tán thành Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS). Đây là bộ luật chuyên ngành đầu tiên trên thế giới về lĩnh vực này, được kỳ vọng trở thành đòn bẩy thể chế cho chuyển đổi số quốc gia và đưa Việt Nam vươn lên nhóm dẫn đầu kinh tế số.

Từ 20/6, Hà Nội vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Ngày 20 - 26/6, TP Hà Nội sẽ vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại các xã, phường mới. Việc thử nghiệm nhằm đánh giá toàn diện hiệu quả mô hình qua 10 nhóm nội dung và nhiều tình huống giả định, chuẩn bị cho việc vận hành chính thức từ ngày 1/7 theo mô hình chính quyền hai cấp.