Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nâng cao niềm tin của Nhân dân với Đảng và tương lai tươi sáng của đất nước

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đất đai sửa đổi. (Ảnh: Quochoi.vn).
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đất đai sửa đổi. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Kể từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã có những chuyển biến rất tích cực, toàn diện. Uy tín và năng lực lãnh đạo của Đảng ngày càng được nâng cao, qua đó góp phần vun đắp, nâng cao niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và tương lai tươi sáng của đất nước.

Đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”. Trong bài viết, Tổng Bí thư nêu rõ: nhận thức sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và bảo đảm cho đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), chúng ta đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ XHCN.

Tán thành với ý kiến của Tổng Bí thư, ông Ngô Văn Sửu, nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ ra rằng, ngay từ khi thành lập vào năm 1930, Đảng ta đã có chủ trương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Về sau, qua từng bước, từng năm, từng nhiệm kỳ Đại hội, nhận thức của Đảng về công tác này ngày càng sâu sắc hơn, cùng với đó là những giải pháp đầy đủ, toàn diện hơn.

Trong đó, kể từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã có những chuyển biến rất tích cực, toàn diện và liên tục. “Từ trước Đại hội XIII, chúng ta cũng đã có các chủ trương như xây dựng chi bộ “3 tốt, 3 không”, hay xa hơn là những chủ trương như “3 xây, 3 chống”, nhưng đến nhiệm kỳ Đại hội XIII, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã có những chuyển biến rất rõ nét” - ông Ngô Văn Sửu, một đảng viên có 65 năm tuổi Đảng phấn khởi cho hay.

Lấy ví dụ về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) của Đảng, ông Sửu chỉ ra rằng, trước kia, chúng ta chỉ có Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN,TC nhưng sau đó đã có các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. Chất lượng hoạt động của những Ban Chỉ đạo cấp tỉnh cũng ngày càng được củng cố. Nhờ đó, kết quả công tác PCTN thời gian qua tương đối toàn diện. Việc xử lý vi phạm được thực hiện đúng theo phương châm không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không ngừng nghỉ.

“Ngày xưa, có người nói đùa rằng việc xử lý cán bộ chỉ làm “từ vai trở xuống”, nhưng đến nay thì không còn phân biệt chức vụ, vị trí, bất kỳ người nào có sai phạm đều bị xử lý, cho thấy quyết tâm rất rõ của Đảng ta trong công tác này”, ông Sửu nhấn mạnh. Việc xử lý các cán bộ thoái hóa, biến chất đã làm gương cho những đảng viên, tổ chức đảng khác. Đồng thời, việc thu hồi tài sản tham nhũng cũng đã có những kết quả tích cực, thu hồi được nhiều tài sản cho Nhà nước và Nhân dân hơn.

Bên cạnh đó, hình thức xử lý cán bộ thời gian qua cũng có những chuyển biến, ngoài việc xử lý hình sự, còn có xử lý hành chính và ngay trong việc xử lý hành chính cũng có những điểm mới. Ví dụ, có những cán bộ tuy có sai sót, hạn chế nhưng không nặng, họ cảm thấy không còn xứng đáng nên đã xin nghỉ và được cho nghỉ.

Hay như trong vụ Công ty Việt Á, Trung ương đã có chủ trương, chỉ đạo phân loại xử lý đối tượng một cách khoa học, nhân văn, nhân ái, nhưng cũng rất nghiêm khắc. Việc áp dụng nhiều hình thức xử lý là phù hợp vì nếu chỉ xử lý bằng một hình thức hình sự hoặc kỷ luật, hành chính thì vẫn còn có hạn chế nhất định. Không chỉ trong tổ chức Đảng, công tác PCTN,TC vừa qua cũng đã mở rộng ra xử lý khu vực ngoài nhà nước, điển hình là việc xử lý một số vụ lớn như vụ Công ty Việt Á, Vạn Thịnh Phát, FLC…

Theo ông Ngô Văn Sửu, một điểm sáng nữa là tính gương mẫu của đảng viên ngày càng rõ nét hơn, hành động cũng quyết liệt hơn. Những phong trào như xây dựng nông thôn mới ở nhiều nơi được triển khai rất hiệu quả nhờ có vai trò nêu gương của người đảng viên khi họ tự nguyện hiến đất để làm đường, từ đó nhiều người dân cũng tin tưởng làm theo. Công tác giải phóng mặt bằng các dự án lớn như Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, dự án đường Vành đai 3 của TP Hồ Chí Minh được thực hiện nhanh chóng cũng một phần nhờ vào sự gương mẫu đi đầu của các đảng viên. “Việc nêu gương có tác động rất tốt, càng nêu gương thì càng hạn chế được những yếu kém trong Đảng và người dân càng tin tưởng vào Đảng hơn”, nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đúc rút.

Hiện nay, tình hình thế giới, trong nước và trình độ dân trí đã khác hơn trước rất nhiều. Người dân trông vào Đảng nên Đảng phải mạnh, phải làm gương để lãnh đạo được dân. “Thực tế đáng mừng là, nhìn một cách khái quát, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng có những chuyển biến rất tích cực, uy tín của Đảng ngày cao hơn, năng lực lãnh đạo từ cấp chi bộ được nâng cao hơn nhiều. Gần đây, triển vọng phát triển của đất nước ngày càng tốt hơn, kinh tế - xã hội phát triển, Nhân dân ấm no… Trước vận hội như vậy, cần phải làm tốt hơn nữa công tác này để Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn để tiếp tục lãnh đạo đất nước, đưa xã hội ngày càng phát triển hơn”, ông Sửu nói.

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách

Ông Ngô Văn Sửu. (Ảnh: Tạp chí Pháp lý)

Ông Ngô Văn Sửu. (Ảnh: Tạp chí Pháp lý)

Trong bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực thi công vụ; nâng cao đạo đức, văn hoá, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức. Kiên trì, kiên quyết đấu tranh PCTN,TC gắn với việc đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để “không thể, không dám, không muốn tham nhũng”.

Khẳng định tính đúng đắn trong chỉ đạo của người đứng đầu Đảng ta, ông Ngô Văn Sửu chỉ ra rằng, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, để xây dựng Đảng, chống tiêu cực thì đồng thời cũng phải xây dựng cho được một hệ thống pháp luật toàn diện, đầy đủ, có chất lượng ngày càng tốt hơn, phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Việc có một hệ thống pháp luật đầy đủ, toàn diện sẽ có tác động ngay tới đội ngũ cán bộ hư hỏng, khiến họ không dám tham nhũng vì biết rõ khi luật đã quy định cụ thể mà vẫn cố ý làm trái thì chắc chắn sẽ bị xử lý.

Giải thích rõ hơn, ông Ngô Văn Sửu đánh giá, việc Quốc hội vừa qua đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) là rất tốt, vì đất đai là vấn đề rất phức tạp, 70% khiếu nại, khiếu kiện của người dân thời gian qua liên quan đến vấn đề này. “Việc Luật có nhiều quy định mới, phù hợp với thực tiễn cuộc sống như luật hóa và bổ sung, hoàn thiện các quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất sẽ giải quyết tốt những bất cập, vướng mắc trong quản lý và sử dụng đất, đồng thời góp phần hạn chế những khiếu kiện của người dân cũng như các tiêu cực của cán bộ”, ông Sửu cho hay.

Đánh giá công tác xây dựng pháp luật thời gian qua đã có những chuyển biến rất tích cực, nhiều đổi mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của cuộc sống, ông Ngô Văn Sửu đề nghị cần tiếp tục thực hiện đồng bộ chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cùng với việc xây dựng và ban hành các luật, nghị quyết của Quốc hội, cần khẩn trương ban hành các văn bản quy định để bảo đảm luật sớm đi vào thực tiễn, tránh tình trạng có những luật đã được ban hành nhưng hàng năm sau mới có các nghị định, thông tư hướng dẫn để thi hành.

Ngoài ra, ông Sửu cũng cho rằng, việc chúng ta trong năm nay sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương cũng sẽ góp phần giúp cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung và công tác PCTN,TC nói riêng có thêm những chuyển biến tích cực. “Dù mức tăng tiền lương theo các thông tin được công bố chưa phải đã cao so với các nước nhưng cũng được cải thiện đáng kể. Đây sẽ là sự động viên, khích lệ để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thêm phấn khởi, an tâm làm việc. Họ chỉ cần tập trung hoàn thành công việc cũng đã có đời sống khá hơn. Như vậy sẽ góp phần hạn chế tham nhũng, tiêu cực”, ông nhận định.

“Ngày trước, việc tổng kết năm có khi sang đến quý I, quý II năm sau vẫn chưa xong, nhưng hiện nay, việc chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước có những chuyển biến rất tích cực, ngày càng khẩn trương, kịp thời. Hay như việc xây đường cao tốc, ngày trước có khi trì trệ mấy năm không xong nhưng thời gian qua, chúng ta đồng loạt khởi công nhiều tuyến đường cao tốc, xây dựng với tốc độ rất nhanh. Những chuyển biến như vậy chắc chắn sẽ khiến đất nước ngày càng phát triển hơn”, ông Ngô Văn Sửu tin tưởng.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị do Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. Ảnh: Tiến Đạt

Không nên chỉ phản biện các dự thảo văn bản

(PLVN) - Không nên chỉ dừng lại ở việc phản biện xã hội các dự thảo văn bản mà phải tiến hành phản biện xã hội các văn bản đã ban hành. Bởi quá trình thực hiện mới phát sinh các bất cập, hoặc triển khai trong thời gian dài cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Đọc thêm

Việt Nam - Iran: Phối hợp xử lý các loại tội phạm xuyên quốc gia

Bộ trưởng Tô Lâm và Tư lệnh Ahmad Reza Radan ký “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran”. (Ảnh: Khồng Hà).
(PLVN) - Ngày 14/5, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Lễ đón và hội đàm với Chuẩn tướng Ahmad Reza Radan, Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran cùng Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Đề nghị Trung ương Đảng xem xét kỷ luật ông Lê Thanh Hải

Đề nghị Trung ương Đảng xem xét kỷ luật ông Lê Thanh Hải
Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các ông Dương Văn Thái và Mai Tiến Dũng, xem xét thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải. Ban Bí thư quyết định Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Thái Hà, Nguyễn Văn Khước, Lê Tuấn Hồng và Hồ Văn Điềm...

Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Chính phủ đề xuất quy định 2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 30 cơ chế, chính sách cụ thể phát triển TP Đà Nẵng. Trong đó có quy định thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với Cảng biển Liên Chiểu để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tư.

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với các doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 14/5, phát biểu tại tọa đàm với đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

'Siết' kiểm soát, xử lý vi phạm để ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, tỷ lệ sử dụng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, nhất là giới trẻ và có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Để ngăn chặn kịp thời, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm trường hợp buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử.

Cần quản lý chặt chẽ thị trường, không để giá vàng “nhảy múa”

Hình ảnh tại phiên họp.
(PLVN) -  Đây là ý kiến được nhấn mạnh tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 13/5, cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Chỉ rõ 5 nhóm giải pháp tại Hội thảo Văn hóa năm 2024

Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, phát biểu bế mạc hội thảo.
(PLVN) -Sau một buổi làm việc tích cực, khẩn trương và trách nhiệm cao, Hội thảo Văn hóa năm 2024 diễn ra tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc, chỉ rõ 5 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách và bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao.

Kiểm toán Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội trong thực hiện nhiệm vụ

Thường trực Ủy ban TCNS của Quốc hội và KTNN làm việc nhằm trao đổi, thảo luận về kế hoạch, nội dung tổ chức Phiên giải trình “Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị KTNN đến hết niên độ ngân sách Nhà nước năm 2021” vào tháng 8/2023. Ảnh: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Xuất phát từ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật, thực tiễn hoạt động thời gian qua cho thấy, công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội và Kiểm toán nhà nước (KTNN) ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh trao đổi, hỏi thăm sinh viên tại gian hàng khởi nghiệp.
(PLVN) - Sáng 12/5/2024, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI. Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức.