Bài toán nào cho lương tối thiểu tại Việt Nam?

Tại hội thảo các chuyên gia kinh tế e ngại việc lương tối thiểu tăng nhanh hơn năng suất lao động khiến chi phí DN tăng lên dẫn tới nhiều lao động bị thất nghiệp, nhà đầu tư rời bỏ thị trường Việt Nam
Tại hội thảo các chuyên gia kinh tế e ngại việc lương tối thiểu tăng nhanh hơn năng suất lao động khiến chi phí DN tăng lên dẫn tới nhiều lao động bị thất nghiệp, nhà đầu tư rời bỏ thị trường Việt Nam
(PLO) - Những năm gần đây, lương tối thiểu tại Việt Nam tăng liên tục với tốc độ khá nhanh ở mức 11-70% mỗi năm (mức tăng khác biệt theo vùng), trung bình đạt xấp xỉ 20%, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và chỉ số giá tiêu dùng, trong khi đó năng suất lao động vẫn còn thấp. 

Các chuyên gia kinh tế lo ngại với đà tăng của lương tối thiểu cao hơn mức tăng năng suất lao động sẽ tác động xấu đến nền kinh tế. 

Lương vượt năng suất lao động

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), lương tối thiểu tăng ở mức trung bình hàng năm của Việt Nam đạt 2 con số trong giai đoạn 2007-2015, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và chỉ số giá tiêu dùng. 

Cũng trong giai đoạn này, tốc độ tăng lương tối thiểu cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Cụ thể, tỷ lệ lương tối thiểu trên năng suất lao động tăng nhanh, từ 25% năm 2007 đạt mức 50% năm 2015. Xu hướng này không giống với các quốc gia khác như Trung Quốc, Indonesia hay Thái Lan. Khoảng cách giữa tăng trưởng lương tối thiểu và tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam đang nhanh hơn so với các quốc gia khác.

Từ năm 2007 - 2015, lương trung bình tại Việt Nam tăng 1,5 lần (mức tăng là hai lần trong giai đoạn 2004 - 2015). Lương trung bình tăng nhanh đến năm 2010 nhưng chậm lại đáng kể trong giai đoạn 2010 - 2014, phần nào phản ánh sự suy giảm tăng trưởng kinh tế.

Về mối quan hệ giữa lương trung bình và năng suất lao động tại Việt Nam, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho biết, trong giai đoạn 2004 - 2015, năng suất lao động của Việt Nam tăng đáng kể với mức tăng trung bình đạt 4,4%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân của lương (5,8%) vượt tốc độ tăng năng suất lao động

Chỉ riêng năm 2017, chi phí tối thiểu các doanh nghiệp tại Việt Nam phải gánh chịu, được tính bằng tổng lương tối thiểu và đóng góp vào các khoản bảo hiểm (bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) gần chạm mức chi phí tại Thái Lan và cao hơn mức chi phí tại Indonesia.

Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, trong trường hợp những lợi ích từ các khoản đóng góp này không được nhìn nhận bởi người lao động (NLĐ), khoản đóng góp bảo hiểm khá lớn ở Việt Nam có thể tạo ra những “khoảng trống thuế” (nêm thuế ) giữa chi phí lao động mà doanh nghiệp (DN) phải gánh chịu với khoản thu nhập thực tế của NLĐ.

Liên quan tới vấn đề trên, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam chia sẻ, tiền lương là chi phí trả cho NLĐ để tái tạo sức lao động, khi lương tăng sẽ là động lực để NLĐ làm việc hăng hái hơn, tích cực hơn. Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay, mức tiền lương tối thiểu luôn được điều chỉnh tăng định kỳ hàng năm, song năng suất, chất lượng lao động của Việt Nam lại chưa ghi nhận những mức tăng tương ứng.

Phá vỡ sự cân bằng của nền kinh tế

Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng mức chênh lệch giữa tăng trưởng năng suất lao động với lương tối thiểu và lương trung bình, nếu tiếp tục kéo dài, sẽ từ từ phá vỡ cân bằng trên nhiều khía cạnh của nền kinh tế, đặc biệt là cản trở tích lũy vốn con người, giảm động lực của nhà đầu tư, lợi nhuận của DN và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Theo TS. Nguyễn Tiến Dũng (VEPR), hiện 50% lao động Việt Nam không được ký kết hợp đồng, số lao động này chủ yếu làm việc tại các hộ kinh doanh gia đình, lao động tự do, lao động làm việc tại các khu vực kinh tế nhỏ và vừa. Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu hiện nay không đảm bảo phân phối công bằng vì số lao động không có hợp đồng không được áp dụng mức lương tối thiểu.

TS. Futoshi Yamauchi, Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Hoa Kỳ cho hay: “Tăng lương tối thiểu của Việt Nam hiện nay tiêu cực nhiều hơn là tích cực, về góc độ kích thích đầu tư, tăng lương 1% sẽ khiến tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu của DN giảm đi 2,3%”.

Hiện nay, theo nghiên cứu của WB, nếu mức tăng lương lao động tối thiểu hoặc lương lao động trung bình cao hơn thì có thể khiến tác động tiêu cực đến chính lao động nghèo. Cụ thể, để giảm chi phí lao động, các DN sẽ sử dụng ngày càng nhiều máy móc thay vì sử dụng lao động như trước kia. Những ngành thâm dụng lao động như dệt may, thủy hải sản, lắp ráp điện tử... sẽ phải bắt buộc đầu tư mua sắm các dây chuyền, máy móc tự động để giảm chi phí. 

Ông Fujita Yasuo, Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam cũng bày tỏ, tăng lương nhưng năng suất lao động không tăng tương ứng sẽ làm tăng chi phí của các doanh nghiệp, đồng thời giảm khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế. Việt Nam cần chú ý đến cơ chế tiền lương, điều chỉnh lương tối thiểu cho phù hợp.

“Lương tối thiểu không bảo vệ NLĐ và không công bằng đối với người không được bảo vệ bởi lương tối thiểu (người không có hợp đồng lao động). Bước đầu, có thể coi tăng lương tối thiểu là thất bại của chính sách. Hơn nữa, tăng lương nhưng năng suất lao động không tăng tương ứng sẽ làm tăng chi phí của các DN, đồng thời làm giảm khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế”. TS. Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh.

* Ông Trương Đình Tuyển – nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại:

Bỏ lương tối thiểu, tăng chính sách bảo trợ xã hội

“Nếu coi lương tối thiểu là chính sách xã hội thì “không đúng”. Trong thực tế, nếu tăng lương tối thiểu thêm 50%, người lao động vẫn không đủ sống, do vậy các cơ quan chức năng nên nghiên cứu cơ chế lương thỏa thuận, khuyến khích người lao động có kỹ năng thì được tăng lương. Chúng ta nên nghiên cứu bỏ lương tối thiểu, đồng thời với tăng chính sách bảo trợ xã hội hay là giảm bớt cải cách thủ tục hành chính để bớt lương đi”.

* Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan:

Chính phủ cần lập cơ quan đặc biệt để tăng năng suất lao động tổng thể

“Năng suất lao động Việt Nam không chỉ do yếu tố tiền lương tác động mà còn rất nhiều yếu tố khác. Theo Báo cáo Việt Nam 2035 của Ngân hàng Thế giới phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chính phủ Việt Nam đưa ra thì trong 4 nỗi lo lớn của Việt Nam, về dài hạn trong 20 năm phát triển thì nỗi lo số 1 là năng suất lao động thấp và suy giảm. Lỗi lo thứ 2 về đổi mới sáng tạo và công nghệ quá thấp. 3. Tăng trưởng xám. 4. Các vấn đề về xã hội và hệ thống nhà nước. 

Chính vì vậy, để giải quyết nỗi lo lớn nhất về năng suất lao động, yếu tố tiền lương phải phục vụ cho năng suất lao động, tiền lương gắn liền với tăng năng suất lao động. Năng suất lao động Việt Nam là vấn đề của tất cả các ngành của Việt Nam: Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ năng suất đều thấp, cả 3 khu vực kinh tế: DN nhà nước, DN tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài đều có năng suất tương đối thấp, kể cả đầu tư nước ngoài, mặc dù có khá hơn so với 2 khu vực kia nhưng vẫn thấp so với các nước khác mà có mức đầu tư nước ngoài tương quan. Đây là vấn nạn chung của nền kinh tế… Không phải tiền lương tối thiểu tăng lên là năng suất lao động tăng lên. Nếu năng suất lao động tổng thể không tăng thì không có lý do tăng lương tối thiểu liên tục như vừa rồi, có khi tác động ngược làm giảm chi phí và DN rút bớt việc làm và làm suy giảm sức cạnh tranh… Chính vì vậy, cần phải có đơn vị chích sách khác liên quan đến tăng năng suất lao động tổng thể của Việt Nam”.

* Ông Mai Đức Chính – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:

So sánh tiền lương trong khu vực công nghiệp với năng suất lao động xã hội là khập khiễng

“Hiện các doanh nghiệp đang lợi dụng tiền lương tối thiểu để làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), làm cho tiền lương tối thiểu méo mó. Đến 1/1/2018, Luật BHXH quy định đóng BHXH trên lương thực tế thì lương tối thiểu chỉ là mức sàn để người lao động được hưởng.

Theo khảo sát của Liên đoàn Lao động tại một số khu công nghiệp, nhận thấy lương của 2 vợ chồng công nhân 10 triệu đồng mỗi tháng là không đủ sống… Chúng tôi khảo sát và thấy rằng chỉ 16% người lao động có tích lũy, đa số công nhân phải sống tằn tiện kham khổ, 2% sống không đủ sống. Đúng ra Điều 91 phải thực hiện từ năm 2013, nhưng lùi từ năm 2015 đến nay vẫn chưa đảm bảo được lương tối thiểu đảm bảo mức sống tối thiểu.

Nếu lương tối thiểu đã đủ sống thì hàng năm chỉ điều chỉnh theo GDP… lúc đó có thể chỉ tăng 3-4% chứ không phải tăng 7-8% như bây giờ. Tỷ lệ 4,4% là năng suất lao động xã hội. Báo cáo lấy lương tối thiểu trong khu vực công nghiệp để so với năng suất lao động xã hội là chưa phù hợp”.

* TS. Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách (VEPR):

Lương tối thiểu nên chuyển sang hệ thống lương tối thiểu theo giờ

“Việt Nam cần chú ý đến cơ chế tiền lương, lương tối thiểu nên chuyển sang hệ thống lương tối thiểu theo giờ. Điều này đảm bảo cho những người làm việc theo giờ hoặc theo ngày đều có thể hưởng đầy đủ các quyền lợi của họ, đồng thời cho phép các nhà tuyển dụng linh hoạt hơn trong việc sử dụng lao động; Hội đồng tiền lương quốc gia cũng nên có sự tham gia của các chuyên gia, có chuyên môn sâu về kinh tế vĩ mô và kinh tế lao động, có khả năng đánh giá tác động của mức lương tối thiểu đổi với việc làm, thu nhập trước/sau khi điều chỉnh lương tối thiểu. Điều này khá phổ biến tại một số quốc gia trong khu vực, VD: Nhật Bản, Indonesia, Malaysia…Hoặc Chính phủ cũng có thể phát triển thêm công cụ giám sát hiệu quả năng suất trong các ngành và khu vực kinh tế khác nhau…”. 

Đọc thêm

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.