“Bài toán” cứu sông bao giờ có lời giải?

Nước sông Nhuệ bị ô nhiễm
Nước sông Nhuệ bị ô nhiễm
(PLVN) - Cách đây chưa đầy 20 năm, những người dân tại các xã của huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Hà Nội vẫn coi sông Nhuệ như mạch máu của mình.

Dải đê với bãi cỏ xanh mướt vẫn là nơi lý tưởng để những đứa trẻ trăn trâu, thả diều. Người dân vẫn đến lấy nước về sinh hoạt. Mỗi mùa nước sông rút, dân làng lại đua nhau ra sông để bắt cá, mò trai. Đó cũng là nơi hẹn hò, gắn kết  nhiều mối tình cho thanh niên sống dọc sông Nhuệ.

Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, nguồn nước các dòng sông này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, không bảo đảm chất lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…

Sinh sống gần dòng sông, bà Doãn Thị Khương, ở Phú Đô – Nam Từ Liêm – Hà Nội cho biết: “Mấy hôm nắng nóng, mùi hôi bốc lên khiến ngày nào gia đình tôi cũng phải đóng cửa. Ô nhiễm sông còn làm hàng loạt giếng khoan bị ảnh hưởng. Chúng tôi mong các cấp chính quyền sớm có biện pháp giải quyết triệt để tình trạng này để người dân chúng tôi có lại được con sông xanh mát như ngày xưa”.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, nhưng chủ yếu là do hoạt động xả thải nước sinh hoạt chưa qua xử lý. Theo thống kê, thời điểm này, trên 4 tuyến sông: Nhuệ, Bùi, Tích, Đáy có 1.868 điểm xả nước thải; trong đó, 797 điểm xả có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất, 1.071 điểm xả là các cống tiêu dân sinh.

Mặt khác, dòng chảy các sông này phụ thuộc rất lớn nguồn nước bổ cập của sông Hồng. Trong khi đó, từ năm 2003 đến nay, mực nước sông Hồng thường xuyên duy trì ở mức thấp, không thể đưa nước vào các dòng sông trên nên nước sông ô nhiễm càng thêm ô nhiễm. 

Để cứu các dòng sông trên địa bàn, thành phố Hà Nội đã triển khai hàng loạt dự án để cải thiện nguồn nước như: dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc; nâng cấp trục chính sông Nhuệ kết hợp với làm đường giao thông cải thiện môi trường gắn với chỉnh trang sông Nhuệ; nạo vét, cải tạo lòng dẫn sông Đáy; tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích… Tuy nhiên, tiến độ triển khai các dự án này chưa đáp ứng yêu cầu.

Hơn nữa, việc bổ cập nguồn nước chỉ có ý nghĩa giải quyết mức độ ô nhiễm sông ở khu vực Hà Nội, nhưng khu vực hạ du sẽ phải hứng chịu nguồn ô nhiễm. Để bảo đảm tính bền vững, giải pháp quan trọng là thu gom nước thải đưa vào hệ thống xử lý bảo đảm tiêu chuẩn sau đó mới xả xuống dòng sông. 

Để biến những dòng sông ô nhiễm thành những dòng “sông xanh, sông lụa” một cách bền vững, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội cần đẩy nhanh tiến độ các dự án cải thiện nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy, các dự án xử lý nước thải; tăng cường thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các khu, cụm công nghiệp, làng nghề…

Còn tại nội đô Hà Nội, các dòng sông như: Kim Ngưu, Tô Lịch, Lừ, Sét nhiều năm nay đã là nỗi ám ảnh về ô nhiễm của người dân. Hàng loạt các phương án cải tạo, làm sạch được các cơ quan chức năng đưa ra. Nhưng bất kể dự án, phương án nào đưa lên đều có sự tranh luận về tính hiệu quả, tính tối ưu của các dự án. 

Và cứ như thế, khi cuộc tranh luận về việc làm sạch cách nào, cải tạo ra sao... vẫn chưa biết đến khi nào mới có hồi kết, thì hàng ngày hàng giờ, người dân sinh sống và đi lại dọc 2 bên các dòng sông “chết” vẫn phải sống trong ô nhiễm, khổ sở bởi mùi hôi thối và thấp thỏm với nguy cơ dịch bệnh thường trực từ dòng nước thải đen ngòm, đặc quánh.  

Đọc thêm

Hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng

Việc buôn bán trái phép các loài ngoại lai là mối đe dọa tiềm ẩn với đa dạng sinh học và sức khỏe con người. (Nguồn: ENV)
(PLVN) - Là nội dung tập tài liệu thường niên vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu.

Nâng tiêu chuẩn khí thải xe máy - bước tiến xanh cho môi trường

Khí thải xe máy là vấn đề nhức nhối với ngành Giao thông và ngành Môi trường. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Đề xuất của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc nâng tiêu chuẩn khí thải cho xe gắn máy dưới 50cc lên mức tương đương với xe mô tô trên 50cc đang được dư luận quan tâm. Theo xu thế chung, đây có thể sẽ là một giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong ngành Giao thông vận tải.

Không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng chiều tối và đêm mai, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ. Nhiệt độ có thể hạ thấp, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ C.

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam
(PLVN) - Theo các thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68, khi tàu gặp nạn, chìm ở vùng biển Quảng Nam thì trên tàu có 18.000 lít dầu DO. Tuy nhiên, Đại tá Trần Tiến Hiền cho hay, việc 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng An Bình Phát 68 là thuyền trưởng khai báo như vậy, chứ không thể khẳng định được là có đúng hay không.