Bài thuốc gia truyền cứu nạn nhân ngộ độc thuốc diệt cỏ

(PLO) - Trong khi các bệnh viện luôn phải chật vật với những trường hợp ngộ độc thuốc diệt cỏ cháy Paraquat thì ở vùng quê xa xôi, hẻo lánh lại có một bà lang có thể cứu sống các bệnh nhân nhiễm độc dạng này một cách kỳ diệu. Bà lang tài ba ấy có tên là Lò Thị Tiếng (SN 1946, ngụ thôn Đắk Tân, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông).
Thời gian gần đây, tại nhiều vùng nông thôn ở Tây Nguyên đã xảy ra rất nhiều vụ tự tử bằng thuốc diệt cỏ cháy Paraquat. Chỉ cần phun thứ dung dịch này vào cỏ dại, ít lâu sau chúng sẽ chết cháy, còn khi nó đi vào cơ thể của con người thì đường ruột và các cơ quan nội tạng khác sẽ bị hủy diệt. Chính vì đặc tính độc hại của Paraquat mà nhiều người khi gặp phải chuyện buồn, bất hạnh đã dùng nó để tìm đến cái chết. Bởi vậy người dân thường ví von thuốc trừ cỏ Paraquat là “chai hủy diệt màu xanh”.
Sau khi uống dung dịch chứa Paraquat, bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác nóng bỏng miệng, họng hay loét miệng họng. Nôn, buồn nôn, đau bụng, có thể bỏng thực quản, loét trợt dạ dày, nếu uống thuốc diệt cỏ cháy Paraquat đậm đặc có thể gây thủng dạ dày, tràn khí màng phổi. Người uống nhanh chóng bị suy thận cấp, hoại tử cơ, sốc và tử vong trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. 
Thực tế cho thấy trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các bệnh viện vẫn còn đang rất lúng túng và khó khăn khi phải giải được độc tính Paraquat. Phương pháp tiến hành xúc ruột, lọc máu có thể có thể cứu được những trường hợp ngộ độc thuốc Paraquat, nhưng xác suất thành công là vô cùng thấp.
Bà Tiếng chăm sóc bệnh nhân.

Bà Tiếng chăm sóc bệnh nhân. 

Chúng tôi tìm đến nhà bà Lò Thị Tiếng (người dân gọi là bà Thâm - PV) ngụ thôn Đăk Tân, xã Nam Xuân, huyện Krôngnô, tỉnh Đăk Nông, người nổi tiếng với phương thuốc bí truyền có thể “cải tử hoàn sinh” cho những nạn nhân ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat. 
Bà Tiếng cho biết: “Tôi được sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo trên miền núi xa xôi ở tỉnh Thanh Hóa. Ở đó, dòng tộc tôi đã có nhiều đời bốc thuốc gia truyền, trị bệnh cứu người bằng thuốc Nam. Đặc biệt là các phương thuốc giải độc”.
Trước khi di cư vào Tây Nguyên, bà Tiếng đã được cha truyền thêm bí kíp chữa các trường hợp ngộ độc cực nặng. 
Bà Tiếng tâm sự: “Tôi vẫn nhớ như in ngày đầu tiên tôi sử dụng phương thuốc giải độc gia truyền của gia đình là một ngày cuối năm 2004. Bệnh nhân ấy là một cô con dâu nhà hàng xóm của tôi. Vì cãi nhau với chồng nên cô này đã tự tử bằng thuốc diệt cỏ cháy và bệnh viện đã trả về để gia đình lo hậu sự. Khi tôi sang thăm, hình ảnh đập vào mắt tôi là đứa trẻ 9 tháng tuổi con của cô ấy đang khóc ngặt nghẽo vì khát sữa mẹ. Đêm đó, hình ảnh đứa trẻ nhỏ đã khiến tôi day dứt, dằn vặt. 
Tôi trằn trọc suy nghĩ bởi mình đứng giữa hai lựa chọn, hoặc là để yên đó vì bệnh viện đã trả về thì mình làm gì có cách nào cứu vãn, hoặc là thử chữa cho cô ấy bằng bài thuốc Nam gia truyền xem sao vì “còn nước, còn tát”... Nghĩ mãi, tôi chìm vào giấc ngủ một cách mệt nhọc. Nhưng trong mơ, tôi lại bất ngờ gặp được người cha hiền hậu của mình. 
Ông hiện về trong bộ đồng phục trắng cười hiền từ nói với tôi rằng: “Con phải tự tin lên, cứu người là việc nên làm của dòng tộc ta, hãy vận dụng những gì ta truyền cho con để cứu người”...”.
Bà lang Tiếng.
Bà lang Tiếng. 
Thế là quyết định “vào cuộc” được bà Tiếng đưa ra. Thật trùng hợp vì sáng hôm đó, người nhà bệnh nhân ấy cũng chủ động sang xin bà chữa cho con dâu nhà họ với lời quả quyết: “Gia đình tôi chỉ còn trông cậy vào bà”. Bà Tiếng nhận lời mà không cần suy nghĩ thêm, sau đó tiến đến tủ thuốc Nam của mình, kết hợp nhiều vị thuốc khác nhau, rồi sắc thành nước. 
Trong lúc chờ thuốc nguội, bà hái những loại lá quanh vườn có công dụng làm mát để đắp lên cơ thể người bệnh. Trước những cố gắng không mệt mỏi, với mong muốn cháy bỏng là người mẹ trẻ có thể khỏe lại, bà đã cần mẫn, tỉ mỉ chăm sóc người bệnh suốt 1 tuần. Và cuối cùng thì điều kỳ diệu đã xảy ra. Người bệnh từ sốt mê man, không ăn uống được đã thôi sốt và tỉnh táo trở lại. Cứ thế chăm sóc thêm khoảng 4 tuần thì bệnh nhân này đã hoàn toàn bình phục. Cho đến nay, người bệnh này vẫn sống khỏe mạnh và sinh con bình thường.
Bà Tiếng tâm sự: “Lúc đó tôi cũng chỉ nghĩ đến việc mình phải làm sao để cứu được người. Hình ảnh đứa bé 9 tháng tuổi đó đã thúc giục tôi vận dụng các phương thuốc chữa ngộ độc của dòng tộc. Lần đầu tiên chữa trị cho bệnh nhân trúng độc nặng như vậy tôi cũng rất lo lắng, nhưng sau khi thành công rồi thì tôi rất vui. Từ đó tôi đã hoàn thiện hơn phương thuốc để rút ngắn thời gian điều trị”.
Tính từ năm 2004 đến nay, bà Tiếng đã có 10 năm dùng phương thuốc giải độc để cứu người ngộ độc thoát chết. Bà Tiếng không nhớ chính xác là đã cứu được bao nhiêu người, chỉ áng chừng 500-600 trường hợp. Tính riêng trong năm 2012 đến 2013 đã có hơn 200 trường hợp thoát khỏi cái chết nhờ bàn tay bà Tiếng, trong đó phần nhiều bệnh nhân đến từ các huyện Cư’Mgar, huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk), huyện Chư Prông, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai).
Đa số các bệnh nhân nghe đến danh bà Tiếng mà tìm đến. Người bệnh tìm đến ngày một đông khiến bà phải dựng một chiếc nhà ba gian mái ngói, sắm thêm vài chiếc giường để tiện cho việc điều trị và theo dõi. Lúc cao điểm có tới 15 trường hợp cùng điều trị. Đa số những trường hợp bị bệnh viện trả về lo hậu sự, gia đình bệnh nhân đã chuẩn bị sẵn quan tài, căng phông bạt nhưng khi được bà Tiếng cứu chữa thì những thứ đó đều không cần dùng đến nữa.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.