Bài thuốc đông y hoá giải bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới

(PLO) - Phạm Ngọc Khánh, trưởng khoa châm cứu phòng khám từ thiện tại chùa Kỳ Quang 2 (TP.HCM) tiếp tục chia sẻ với độc giả PLVN bài thuốc đông dược hoá giải bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới.
Chứng bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới (chân) hiểu nôm na do một loại vi khuẩn gây ra, khiến tắc nghẽn tĩnh mạch ở bất kì vị trí nào đó, dẫn đến viêm thành mạch máu, gây tắc máu. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới là chân phù nề kèm theo cảm giác đau nhức. 
Với chứng bệnh này, lương y Khánh “mách nước” bài thuốc đông dược có chức năng hoạt huyết hoá ứ, thông kinh mạch lạc; gồm các thảo dược cơ bản: Rễ cây nhàu, hoa hoè, đan sâm, huyền sâm, hạ khô thảo, xích thược, xuyên khung, sinh địa, đương quy, đào nhân, hoa hồng. Tất cả dược liệu được sơ chế bằng cách thái mỏng, phơi khô. Liều lượng mỗi thang thuốc tuỳ thuộc vào cơ địa và bệnh sử của từng bệnh nhân khác nhau.
Các vị thuốc trong bài thuốc chữa bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới.
Các vị thuốc trong bài thuốc chữa bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới. 
Cách thức sử dụng bài thuốc khá đơn giản, chỉ cần đem sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng một thang, chia nước thuốc thành 3 lần uống. 
Ông Khánh căn dặn thêm, những người bị viêm tắc tĩnh mạch chân cần chú ý không đứng nhiều hoặc ngồi xổm sẽ khiến mạch máu dễ tổn thương. Ngoài ra trong quá trình trị liệu, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sử dụng chất kích thích, ăn thực phẩm có tính chất cay, nóng. 
Vị lương y bật mí, người bệnh thông thường uống từ 7 - 10 thang thuốc sẽ cho hiệu quả rõ rệt. Về nguyên lí tác động của các vị thuốc, những hoạt chất của tổ hợp dược liệu sẽ tác động trực tiếp lên vùng tổn thương giúp khí huyết lưu thông trơn tru. 

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...