Bài học từ vụ án Vạn Thịnh Phát

Ảnh: CafeF
Ảnh: CafeF
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Những ngày gần đây, có 2 sự kiện diễn ra đồng thời khiến nhiều người phải suy nghĩ về liêm chính. Trước hết là hôm 21/11, Quốc hội dành trọn 1 ngày để nghe và thảo luận về báo cáo công tác của các cơ quan tư pháp, thanh tra. Cũng cùng khoảng thời gian, Bộ Công an công bố kết luận điều tra “đại án” Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và một số đơn vị liên quan.

Những ngày vừa qua, báo chí có rất nhiều bài viết về vụ án này. Tại diễn đàn Quốc hội, khi thảo luận về báo cáo của các cơ quan tư pháp, thanh tra, các đại biểu cũng nhắc đến vụ án trên.

Theo kết luận điều tra, năm 2017 - 2018, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng thuộc Thanh tra Ngân hàng, NHNN tiến hành thanh tra toàn diện với SCB. Đoàn thanh tra có 5 tổ, do Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng chủ trì, phối hợp Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia tiến hành.

Đáng tiếc, rất nhiều thành viên Đoàn thanh tra và một số nhân vật lãnh đạo Thanh tra Ngân hàng đều “gục ngã” trước đồng tiền của “bà chủ” Vạn Thịnh Phát, SCB.

Số người vi phạm gồm có 15 cựu cán bộ Thanh tra Ngân hàng của NHNN; 3 cựu Thanh tra viên Thanh tra Chính phủ; một Thanh tra viên Kiểm toán Nhà nước. Nhiều người trong số này là lãnh đạo cấp Vụ, Cục, Tổng cục. Họ đã nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn để bao che cho sai phạm của Vạn Thịnh Phát, SCB. Theo thông tin mới công bố, trong vụ Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB, các cơ quan đã khởi tố 23/108 bị can là lãnh đạo cấp Vụ, Cục, cán bộ các cơ quan thanh tra, kiểm toán, thanh tra giám sát ngân hàng và lãnh đạo thanh tra, ngân hàng một số địa phương.

Trong số này, phải kể đến Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, Giám sát ngân hàng II (thuộc Thanh tra Ngân hàng, NHNN) bị xác định nhận hối lộ 5,2 triệu USD (khoảng 120 tỷ VNĐ) để bao che, bưng bít cho những sai phạm của “tập đoàn tội phạm” Vạn Thịnh Phát và “bà trùm” Trương Mỹ Lan trong quá trình thanh tra, kiểm tra Ngân hàng SCB.

Giai đoạn 1 của cuộc thanh tra cũng có những người như ông Lê Thanh Hà, cựu Phó Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước (cấp Vụ) khi phát hiện ra sai phạm, kiến nghị chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, nhưng trước đồng tiền, đã bị “hạ gục”.

Đây là vụ việc điển hình, nóng hổi nhất về sự sa ngã của một số cán bộ quyền hạn khi thực hiện nhiệm vụ. Giữ liêm chính không chỉ bằng động viên, khuyến khích, học hành. Văn hóa liêm chính còn phải được bảo đảm bằng “lồng luật pháp”, kiến tạo bằng luật pháp. Chính vì thế, mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.

“Không thể, không dám, không muốn và không cần”, mục tiêu 4 không trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đang cần hơn bao giờ hết những giải pháp từ các quy định pháp luật.

Đọc thêm

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?