Bài 4: Đã đến lúc cả nước đồng hành cùng ngư dân

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: binhthuan.gov.vn)
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: binhthuan.gov.vn)
(PLVN) - Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn đối với chủ tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản (được sửa đổi bằng Nghị định 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018) và tiếp tục phát triển hoạt động khai thác thủy sản, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ hơn một số giải pháp.

Trở lại thời điểm xây dựng Nghị định 67, được biết, hoàn cảnh ra đời của Nghị định 67 là khi giàn khoan 981 vi phạm vùng biển Việt Nam (tháng 5/2014), thời gian để chuẩn bị Nghị định này chỉ có 2 tháng. Nghị định 67 ra đời với mục tiêu tạo một cơ chế, chính sách hỗ trợ thuận tiện cho ngư dân xây dựng được một đội tàu cá vững mạnh hơn để ra khơi, đảm bảo cả kinh tế và an ninh quốc phòng.

Theo đó, chủ tàu đóng mới hay nâng cấp tàu được vay ngân hàng tối đa 95% tổng giá trị đầu tư và hạn vay tới 11 năm với lãi suất thấp nhất là 1%/năm. Có thể nói đây là cơ chế tín dụng chưa từng có trong ngành Nông nghiệp, nhưng hiệu quả kinh tế đối với ngư dân trong thực tiễn lại chưa đạt được như mong muốn.

Nâng thời hạn cho vay để giảm áp lực trả nợ gốc

Tại một phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước ở nghị trường Quốc hội khóa XV, Đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc Huy (Đoàn Quảng Ngãi) khẳng định tính đúng đắn của Nghị định 67 song khi đi vào cuộc sống còn nhiều hạn chế.

Trong đó, số lượng lớn chủ tàu theo Nghị định 67 đang gặp khó khăn, bởi tàu hoạt động không hiệu quả hoặc nằm bờ; chủ tàu mất khả năng trả nợ vay, các ngân hàng thương mại phải tiến hành các thủ tục pháp lý để bán tàu, thu hồi nợ vay. Thực tế này đã gây ảnh hưởng đến công tác an sinh xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và giảm số lượng tàu cá vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc Huy. (Nguồn ảnh: quochoi.vn)

Đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc Huy. (Nguồn ảnh: quochoi.vn)

Đại biểu cho rằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng các bộ, ngành liên quan đã nhận diện đầy đủ các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân về các vấn đề và Chính phủ cần có thời gian xem xét, ban hành Nghị định mới. Tuy nhiên, hiện nay giá nhiên liệu tăng cao, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, cộng với ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 diễn ra trong thời gian qua đã tác động rất lớn đến hoạt động đánh bắt hải sản.

Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn đối với chủ tàu theo Nghị định 67 và tiếp tục phát triển hoạt động khai thác thủy sản, Đại biểu Đặng Ngọc Huy đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ hơn một số giải pháp. Cụ thể là xem xét nâng thời hạn cho vay để giảm áp lực trả nợ gốc, điều chỉnh cơ cấu lịch trả nợ linh hoạt, hợp lý, tránh phát sinh nợ xấu. Có cơ chế đặc thù với nghề biển, gồm quy định và phân loại nợ xấu, bảo hiểm thân tàu, cung cấp vốn vay lưu động để trang bị ngư lưới cụ, hỗ trợ và đơn giản hóa điều kiện, thủ tục hỗ trợ chi phí nhiên liệu đánh bắt vùng biển xa và tàu dịch vụ hậu cần thác hải sản xa bờ.

Tiếp tục phát triển đồng bộ đội tàu dịch vụ hậu cần đối hoạt động đánh bắt xa bờ để đáp ứng việc cung cấp nhiên liệu, nhu yếu phẩm, thu mua hải sản cho tàu đánh bắt nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, tiết giảm chi phí, tăng thời gian hoạt động đánh bắt hải sản, thực hiện chuỗi liên kết khai thác - tiêu thụ hải sản, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí duy tu, sửa chữa định kỳ đối với tàu vỏ thép. Quan tâm thực hiện chính sách đầu tư hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão theo Nghị định 67, tiếp tục đầu tư nạo vét sông lạch và các cửa biển. Tăng cường đào tạo nghề thuyền viên để tạo nguồn lao động biển ổn định…

Để ngư dân tự tin vươn khơi, bám biển

Chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam Nguyễn Chu Hồi - Đại biểu Quốc hội khóa XV cho biết: Ngư dân là lực lượng lao động bám biển hàng ngày, là những người trực tiếp thực hiện sứ mạng làm giàu cho quê hương, gia đình và góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Tuy nhiên, trên biển khơi, nhiều rủi ro có thể xảy ra với ngư dân. Cho nên, khi biển không còn hào phóng với họ, khi đại dịch COVID-19 đe dọa tính mạng và đời sống của họ, khi họ ra biển tìm ngư trường thì giá xăng dầu và chi phí đầu vào cho một chuyến đi biển tăng hằng ngày… “Trăm dâu đổ đầu tằm” nên lỗ nhiều hơn lãi, “cục nợ” phình to dần khi khả năng hoàn nợ teo tóp lại. Họ phải đối mặt hoặc với pháp luật, hoặc lâm vào cảnh lầm than, trở thành “con nợ” khó đòi.

Trước thực trạng đó, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương liên quan đã khẩn trương vào cuộc, xử lý toàn diện, không có vùng cấm không chỉ đối với ngư dân cố tình chây ỳ mà cả đối với các nhóm lợi ích trong bộ máy cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Tuy nhiên, những nỗ lực đó sẽ vẫn chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam Nguyễn Chu Hồi. (Nguồn ảnh: quochoi.vn)

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam Nguyễn Chu Hồi. (Nguồn ảnh: quochoi.vn)

Theo ông Hồi, việc xử lý có lẽ vừa phải dựa trên cách xử lý tình huống thực tế, vừa phải điều chỉnh lại các chính sách liên quan cho rành rọt theo những nguyên tắc đã nói trên. Yêu cầu chung là không bỏ sót những ai cố tình lợi dụng chính sách; kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngư dân, để ngư dân tự tin vươn khơi, bám biển.

Trước mắt, nên có các giải pháp cho khoanh nợ, giãn nợ… Đối với ngư dân, con tàu và các ngư cụ đi kèm là tư liệu sản xuất trên biển của họ. Nếu tàu gác bờ đồng nghĩa với việc họ không có tư liệu sản xuất, mất nghề…, sinh kế gia đình tiếp tục lâm vào cảnh khốn khó; cơ hội trả nợ cũng sẽ khó khăn hơn trong khi tài sản thế chấp của họ thường không đủ lớn. Bên cạnh đó, nên cân nhắc khía cạnh đóng góp thực hiện “chủ quyền dân sự” trên biển để có thể tiết giảm nợ đối với những trường hợp thực sự rủi ro khách quan khi tham gia sản xuất gắn với bảo đảm chủ quyền, an ninh trên biển.

Về lâu dài, phải sửa đổi, hoàn thiện Nghị định 67 căn cứ vào kết quả đánh giá thực tiễn triển khai thời gian qua để có những bài học kinh nghiệm sát thực. Rà soát để sửa đổi, hoàn thiện nghị định theo cách tiếp cận mới, như tiếp cận 3N, tiếp cận Tam ngư (Ngư dân, Ngư nghiệp, Ngư trường). Tức là, việc sửa đổi, hoàn chỉnh Nghị định phải hướng vào trả lời thỏa đáng một số câu hỏi lớn, mang tầm chiến lược và cũng là yêu cầu của quốc gia đối với nghề cá nước ta.

Đó là: (i) Mục tiêu ngư nghiệp được xác lập đến đâu theo định hướng nghề cá bền vững, có trách nhiệm; (ii) Ngư trường đánh cá ở đâu, còn nhiều cá không, hạn ngạch đánh bắt thế nào…; chất lượng môi trường sống của thủy sản và hiệu quả bảo tồn biển ra sao…; (iii) Ngư dân đánh bắt xa bờ cần thay đổi gì so với kinh nghiệm đánh bắt gần bờ và tổ chức đội hình ra biển ra sao hay đi nhỏ lẻ, tự do như hiện nay; (iv) Ngư dân đánh bắt xa bờ thực hiện “mục tiêu kép” có được hưởng thụ chính sách đặc thù gì không; (v) Các rủi ro, giảm thiểu và quản lý rủi ro thế nào?. Những câu hỏi/vấn đề lớn đó phải được làm rõ, giải quyết đồng bộ thì mới định hình được chính sách cụ thể, mới xây dựng được một nghị định với nội dung mang tính khả thi, bao trùm.

Ngư dân đã đồng hành với Tổ quốc, đã đến lúc cả nước đồng hành cùng ngư dân, giữ cho biển yên, biển giàu, biển đẹp; chủ quyền biển quốc gia và các lợi ích biển khác được bảo đảm vững chắc.

Trao đổi trên báo chí, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ NN&PTNT đang chủ trì thực hiện việc sửa đổi Nghị định 67. Dự thảo Nghị định mới đặc biệt quan tâm về quy định cơ cấu lại nợ, chính sách chuyển đổi chủ tàu để tháo gỡ khoản vay nợ xấu với các tàu cá đóng mới theo Nghị định 67.

Về cơ cấu lại nợ, Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ điều chỉnh thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ… để ngư dân tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất đối với các khoản cho vay đóng mới, nâng cấp tàu gặp rủi ro vì nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, nhằm tạo điều kiện cho các chủ tàu tiếp tục hoạt động sản xuất, trả nợ vốn vay.

Về chính sách chuyển đổi chủ tàu, Dự thảo Nghị định sửa đổi sẽ cho phép chuyển đổi chủ tàu không còn khả năng tiếp tục thực hiện dự án đóng mới, nâng cấp tàu hoặc chủ tàu đã hoàn thành đóng mới, nâng cấp nhưng không còn đủ năng lực để hoạt động khai thác hải sản. Chủ tàu mới tiếp tục được hưởng các chính sách hỗ trợ khi nhận bàn giao tàu và khoản nợ vay từ chủ tàu cũ.

Chủ tàu mới phải đủ năng lực tài chính với vốn tự có tối thiểu 30% khi mua lại tàu từ chủ cũ cùng với năng lực khai thác thủy sản được UBND tỉnh, thành phố xác nhận. Chủ tàu mới được ngân hàng thương mại xem xét cho vay để thanh toán một phần chi phí mua tàu theo quy định hiện hành nếu có nhu cầu…

Đọc thêm

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.