Bác sỹ gia đình - Người đồng hành của bệnh nhân ung thư
TS.BS Võ Thành Liêm, giảng viên Bộ môn Y Học Gia Đình - Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
(PLO) - TS.BS Võ Thành Liêm, giảng viên Bộ môn Y Học Gia Đình - Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết khi bệnh nhân mắc bệnh ung thư, khối ung thư lớn lên sẽ ăn vào nội tạng, làm vỡ mạch máu… (1) Tế bào ung thư sẽ hút hết chất dinh dưỡng của bệnh nhân, khiến cơ thể bị suy kiệt (2). Lúc này bệnh nhân sẽ bị đau đớn và cơ thể gầy yếu đi (3). Ngoài ra, khi biết tin bị căn bệnh nan y này thì bệnh nhân dễ bị khủng hoảng tâm lý và từ đó dẫn đến khủng hoảng toàn diện (4).
Trong 4 tình trạng nói trên thì tình trạng (1) là biến chứng trực tiếp do ung thư gây ra. Còn lại là các biến chứng phụ. Theo BS Liêm, rất nhiều trường hợp bệnh nhân, do khủng hoảng tâm lý, dẫn đến buông xuôi, tạo điều kiện khối ung thư tàn phá cơ thể sớm hơn. Nói cách khác, bệnh ung thư chưa kịp phác tác thì nó đã thắng thế bởi sự đầu hàng từ sớm của người bệnh.
Cũng trong 4 tình trạng nói trên, bác sĩ chuyên khoa ung thư chỉ can thiệp vào được đối với biến chứng trực tiếp. Các biến chứng gián tiếp còn lại, chỉ có Bác sĩ gia đình (BSGĐ) mới hỗ trợ được cho bệnh nhân.
TS.BS Võ Thành Liêm, giảng viên Bộ môn Y Học Gia Đình - Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch trình bày tại buổi tư vấn
Trình bày chuyên đề “Vai trò của BSGĐ trong bệnh lý ung thư” tại chương trình Tư vấn sức khỏe và tầm soát ngày 01/12/2018 do Phòng khám đa khoa đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức, TS.BS Võ Thành Liêm cho biết: “Từ việc ăn uống, tập luyện thể thao như thế nào để duy trì được thể lực cho đến thái độ sống ra làm sao để có được tinh thần lạc quan nhằm củng cố khả năng miễn dịch để hỗ trợ cơ thể tự chống chọi lại với ung thư thì chỉ có những bác sĩ đã đồng hành với bệnh nhân trong một quá trình dài hơi mới có thể thực hiện được. Và đây chính là công việc của BSGĐ.”.
Nếu bệnh nhân không muốn “tự bơi” trong cuộc chống chọi với căn bệnh này thì tốt nhất là sớm tìm đến với BSGĐ. Hiện tại, mô hình phòng khám BSGĐ đang được nhân rộng trên toàn quốc.
“Có sự đồng hành của BSGĐ, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đơn độc. Họ sẽ có sức khỏe và đủ tự tin trên hành trình của cuộc sống”, Bs Liêm khẳng định.
(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.
(PLVN) - Ngày 19/11, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba phối hợp Tổ chức Operation Smile triển khai Chương trình phẫu thuật nụ cười cho gần 100 trẻ em bị khe hở môi - vòm miệng.
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.
(PLVN) - Trong số người nhiễm HIV mới phát hiện năm 2024, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tới 31,2% người nhiễm, TP Hồ Chí Minh có 24,3% và khu vực Đông Nam Bộ có 12,8%.
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới tiếp nhận và điều trị bệnh nhân N.V.K (nam, 82 tuổi ở Thái Bình) được chuyển đến ở ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết.
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Sản của bệnh viện vừa tiếp nhận sản phụ B.H.N, 27 tuổi, ở Hà Nội, mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu chuyển dạ sớm.
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa cấp cứu kịp thời bệnh nhi 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường mức độ nặng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
(PLVN) - Theo Sở Y tế TP HCM, di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm vaccine tại trường học là một trong những nguyên nhân gia tăng số ca mắc sởi trên địa bàn.
(PLVN) - Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.
(PLVN) - Ngày 11/11, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của Bệnh viện đã thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
(PLVN) - Các quảng cáo "lương y gia truyền" bán các loại thuốc đông y được “thổi phồng” chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính, đang xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và giá trị của dược liệu y học cổ truyền nước ta.
(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...
(PLVN) - Các ca trẻ mắc sởi gia tăng, thay vì đợi đủ 9 tháng tuổi, Bộ Y tế đồng ý để TP HCM triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ 6 đến dưới 9 tháng tuổi.