Bác sĩ Viện Nhi Trung ương tư vấn cách giúp trẻ khỏe mạnh vượt mùa hè nắng lửa

Mùa hè nóng bức luôn là nguyên nhân khiến nhiều bé phải nhập viện do những dịch bệnh khác nhau. Bác sĩ Tạ Duyên, Khoa Thận, Bệnh viện Nhi Trung ương gợi ý cha mẹ những cách giúp con yêu có một mùa hè khỏe mạnh và vui vẻ: vệ sinh tay, uống nhiều nước, tự do vận động, tăng số lần tắm...

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là đôi bàn tay

Khi vui chơi, bàn tay của bé khó tránh khỏi lấm bẩn. Bé cần được rửa sạch tay sau khi chơi đùa, sau đi vệ sinh và trước các bữa ăn chính và bữa ăn phụ. Bàn tay sạch giúp các bé phòng ngừa nhiều bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, bệnh mắt và da liễu …

Uống nhiều nước

Nắng nóng gay gắt khiến cơ thể các bé bị mất nước do đổ nhiều mồ hôi. Hãy tạo cơ hội cho con uống nước bằng cách: Để nước ở tầm thấp để con dễ lấy, thường xuyên đặt câu hỏi “Con có muốn uống nước không?”.

Bổ sung hoa quả cho bé

Việc đa dạng hóa các loại quả trong khẩu phần ăn sẽ giúp bé nhận được đầy đủ nhất các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nhãn, vải, mít, xoài, dưa hấu, dưa lê, nho, táo, măng cụt, cam, bưởi, thanh long…đều là những loại quả tốt cho bé. Trong đó, cam chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho bé.

Cho bé tự do vận động

Trẻ nhỏ cần vui chơi để phát triển. Trẻ giải phóng năng lượng qua việc chơi và lớn lên. Nếu vì nắng nóng mà hạn chế các bé hoạt động, chơi đùa, ép ngồi yên trong phòng điều hòa, sẽ khiến bé khó chịu, chán ăn, ngủ kém…

Tăng số lần tắm

Có thể tăng số lần tắm trong ngày cho bé lên thành 2-3 lần/ ngày thay vì 1 lần. Tăng số lần tắm sẽ giúp bé thấy thoải mái. Khi nóng bức có thể cho bé tắm trước giờ ăn trưa, trước giờ ăn chiều và bất kể khi nào bé nóng nực quá, điều đó có thể giúp bé ăn ngon miệng hơn, ngủ tốt hơn.

Lưu ý quần áo và bỉm cho bé

Mặc quần áo thoáng mát, thay đồ thường xuyên khi quần áo con lấm bẩn, ướt mồ hôi. Nếu có thể hãy hạn chế việc đóng bỉm cho bé.

Ăn dặm

Thời tiết nắng nóng dễ khiến các bé ăn kém hơn, hoặc có những ngày chỉ thích ăn hoa quả và canh rau. Hãy lắng nghe cơ thể bé và tôn trọng lựa chọn của bé. Điều cha mẹ cần làm là theo dõi sát và đảm bảo bé được cung cấp đủ nước, không rơi vào tình trạng mất nước. Bé sẽ ăn trả bữa trong những ngày tiếp theo.

Tiêm phòng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên khả năng chống chọi với bệnh tật chưa cao. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm chủng là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bé khỏi các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.

"Những căn bệnh mà bé được tiêm phòng có thể rất nguy hiểm, thậm chí là gây chết người. Vắc xin giúp hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể tạo dựng miễn dịch với các căn bệnh này.  Hãy nhớ cho con đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch", bác sĩ Tạ Duyên khuyến cáo.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.