Bác sĩ nghỉ hưu về các trạm y tế TP HCM được trả lương 9 triệu đồng/tháng

 TP Hồ Chí Minh chú trọng nâng cao năng lực y tế cơ sở.
TP Hồ Chí Minh chú trọng nâng cao năng lực y tế cơ sở.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đây là một trong 3 nhóm đối tượng tại các trạm y tế được TP HCM chi trả, nhằm củng cố và nâng cao năng lực y tế xã, phường, thị trấn.

Ngày 7/4, tại Kỳ họp thứ V, HĐND TP HCM khoá X, UBND TP có tờ trình về chính sách đặc thù về củng cố, nâng cao năng lực trạm y tế phường, xã, thị trấn trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 đến năm 2025.

Theo đó, TP HCM dự kiến hỗ trợ 3 nhóm đối tượng tại 310 trạm y tế thuộc 312 phường, xã của TP HCM từ nay đến năm 2025.

Đầu tiên, bác sĩ đang tham gia chương trình thí điểm thực hành tại bệnh viện đa khoa gắn với trạm y tế; điều dưỡng, hộ sinh đang trong thời gian tham gia thực hành tại trạm y tế. Mức hỗ trợ với bác sĩ là 60 triệu đồng trong 18 tháng; điều dưỡng, hộ sinh là 30 triệu đồng trong 9 tháng. Dự kiến, hàng năm chương trình sẽ thu hút 300 bác sĩ, 100 điều dưỡng, hộ sinh. Tổng kinh phí dự toán là 16 tỷ đồng/năm.

Thứ hai, người lao động cao tuổi có chuyên môn y tế, trình độ trung cấp y sĩ hoặc từ cao đẳng trở lên làm việc tại trạm y tế, làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong 12 tháng. Theo Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu. Người lao động cao tuổi có chuyên môn bác sĩ hưởng mức lương 9 triệu đồng/người/tháng. Người lao động cao tuổi có chuyên môn y tế khác thì có mức lương 7 triệu đồng/người/tháng. Nhu cầu dự kiến của các trạm y tế là 890 người, gồm 280 người có chuyên môn bác sĩ và 610 người có chuyên môn khác. Dự toán tổng kinh phí hàng năm là 81,48 tỷ đồng.

Đối tượng thứ 3 dự kiến được hỗ trợ gồm nhân viên vệ sinh, bảo vệ không thuộc đối tượng chi trả lương từ nguồn quỹ tiền lương của đơn vị, lương và các khoản chi phí là 5,5 triệu đồng/tháng. UBND đề xuất hỗ trợ một nhân viên vệ sinh và một bảo vệ cho mỗi trạm y tế. Tổng dự toán kinh phí hàng năm là 40,92 tỷ đồng. Thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Chia sẻ về vấn đề này, BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám Sở Y tế TP HCM nhận định, công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế thời gian quá có nhiều hạn chế, người dân tập trung lên tuyến trên gây quá tải. Ngành Y tế TP đã có một số giải pháp để khắc phục, cải thiện tình hình. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến người dân không đến trạm y tế để khám chữa bệnh là do không đủ các loại thuốc như các bệnh viện tuyến trên. Hiện Sở Y tế TP HCM đã tăng cường duyệt danh mục kỹ thuật, bổ sung thuốc cho các trạm y tế.

Cũng tại cuộc họp, UBND TP HCM trình HĐND TP HCM thông qua nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ tình nguyện viên tham gia phòng, chống dịch COVID-19. Đối tượng được hỗ trợ là các tình nguyện viên trực tiếp hoặc hỗ trợ khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người mắc COVID-19, nghi mắc COVID-19 hoặc thực hiện nhiệm vụ hành chính, hậu cần tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 công lập quy định;

Làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tách mẫu, trực tiếp làm xét nghiệm COVID-19 tại cơ sở y tế công lập, tại cộng đồng; Làm công việc súc rửa dụng cụ, pha chế môi trường để phục vụ cho phòng xét nghiệm COVID-19; Làm nhiệm vụ vận chuyển, bảo quản, xử lý các trường hợp tử vong mắc COVID-19; Làm nhiệm vụ phun khử trùng, diệt khuẩn tại cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở cách ly y tế tập trung, khu vực dân cư bị khoanh vùng, phong tỏa;

Tham gia đội cấp cứu 115, kíp vận chuyển người bệnh COVID-19; Làm nhiệm vụ khoanh vùng, phong tỏa, tuần tra, kiểm soát và đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực cách ly y tế tập trung, chốt kiểm soát dịch bệnh tại các địa bàn dân cư có người mắc COVID-19, chốt trạm của TP, TP Thủ Đức và các quận, huyện; Làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế, theo dõi điều trị người mắc COVID-19 tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn;

Làm nhiệm vụ tiếp nhận và phân phối hàng hóa hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 tại Trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân có hoàn cảnh khó khăn bởi dịch COVID-19 các cấp của TP; Làm nhiệm vụ chăm sóc trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm COVID-19…

Mức chi hỗ trợ là 130.000 đồng/ngày. Chính sách này không áp dụng với những người đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước tình nguyện tham gia hoặc được đơn vị nơi làm việc vận động tham gia phòng, chống dịch COVID-19. Thời gian thực hiện đến hết ngày 31/12/2022.

Đọc thêm

Đề phòng nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' khi mưa lũ

Tay trái của người bệnh Trần Anh T. khi phát bệnh
(PLVN) - Bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý giữ gìn sức khỏe, cẩn trọng khi ăn uống, sinh hoạt, bởi trong tình hình lũ như hiện nay, có nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Aeromonas Hydrophila qua đường ăn uống, sử dụng nguồn nước không đảm bảo...

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ
(PLVN) - Nhằm góp phần cùng cả nước chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Bắc đang oằn mình trong thiên tai, đồng hành cùng Đoàn công tác đặc biệt của Báo Pháp luật Việt Nam đến với bà con vùng lũ, Hệ thống Nhà thuốc và Trung tâm Tiêm chủng FPT Long Châu đã nhanh chóng tham gia hỗ trợ 1.000 suất quà là dược phẩm thiết yếu.

Phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão

Sở Y tế Hà Nội kiểm tra vật tư y tế, thuốc men đáp ứng công tác phòng, chống dịch sau bão số 3. (Nguồn: Sở Y tế Hà Nội).
(PLVN) - Trong bối cảnh thiên tai nối tiếp thiên tai tại các tỉnh miền Bắc, bên cạnh công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão, công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão cũng được đặt lên hàng đầu.

Mưa lũ, tuyệt đối không ăn thịt động vật chết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình hình ngập lụt diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Bộ Y tế khuyến khích người dân nên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.

Phát động cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3

GS. TS Trần Văn Thuấn tặng hoa chúc mừng các thành viên Hội đồng giám khảo cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3.
(PLVN) - Cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3 bắt đầu từ ngày 10/9 và kéo dài 3 tháng, nhằm lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng về nỗ lực chiến thắng bản thân để trở nên khỏe hơn, đẹp hơn.

Lại thêm nhiều trường hợp gan nhiễm độc vì uống thuốc không rõ nguồn gốc

Bệnh nhân bị nhiễm độc gan đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian gần đây đã tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh viêm gan nhiễm độc cấp nặng liên quan đến việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc. Các trường hợp này đã gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đồng thời đặt ra những cảnh báo quan trọng về nguy cơ từ việc tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc được mua trên môi trường mạng, không được kiểm chứng.