Bác sĩ gia đình - giải pháp giảm tải cho bệnh viện

Bác sĩ Nguyễn Tá Dũng tư vấn cho bệnh nhân tại Trung tâm BSGĐ Hà Nội.
Bác sĩ Nguyễn Tá Dũng tư vấn cho bệnh nhân tại Trung tâm BSGĐ Hà Nội.
(PLVN) - Bác sĩ gia đình là bác sĩ đa khoa thực hành; ngoài khám bệnh và điều trị thì bác sĩ gia đình cần hiểu về tâm lý người bệnh, y tế dự phòng, kinh tế y tế… Họ như người bạn, người thân trong gia đình theo dõi sức khỏe của bệnh nhân suốt cuộc đời. Đặc biệt bệnh nhân có thể được khám, điều trị tại nhà của mình tránh tình trạng vất vả đi lại, tốn kém chi phí…

Giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí

Từ những năm 60 mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) được áp dụng thành công không chỉ ở các nước châu Âu mà còn phát triển ở cả các nước đang phát triển thuộc khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Philippines. Từ năm 1972, Hiệp hội BSGĐ toàn cầu được thành lập và hiện có khoảng 100 quốc gia là thành viên.

Tại Việt Nam, năm 2000 Bộ Y tế mới chính thức công nhận chuyên ngành y học gia đình. Đến năm 2002, các trường đại học y khoa mới bắt đầu tuyển sinh, đào tạo BSGĐ. Đào tạo BSGĐ là đào tạo sau đại học, điều kiện tuyển sinh đầu vào là bác sĩ đa khoa tổng quát có chứng chỉ hành nghề.

Hiện tại, cả nước có 8 trường đại học có bộ môn y học gia đình và một số trường đã có trung tâm y học gia đình. Mô hình BSGĐ bước đầu đã được tổ chức tại một số tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, TP HCM, Khánh Hòa, Thừa Thiên - Huế… với các mô hình khác nhau: Trung tâm BSGĐ, phòng khám BSGĐ, trạm y tế có hoạt động BSGĐ…

Bệnh viện (BV) Hữu Nghị là một trong những bệnh viện tiên phong triển khai mô hình BSGĐ gắn với bệnh viện nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân, nhất là với người cao tuổi. Hiện nay mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi: các bệnh nhiễm trùng ngày càng giảm, trong khi các bệnh chuyển hóa lại ngày càng gia tăng. Trước tình hình đó, Ban Giám đốc BV Hữu Nghị đã quyết đình thành lập mô hình BSGĐ để đáp ứng kịp thời với nhu cầu phát triển của xã hội.

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Hà - Giám đốc BV Hữu Nghị: "Bộ phận phòng khám BSGĐ của chúng tôi đến tận nhà người bệnh khám, lấy máu xét nghiệm, xử lý các tình huống đơn giản, thậm chí có thể siêu âm, điện tâm đồ tại chỗ. Ca bệnh nặng hơn sẽ được chuyển vào BV điều trị. Như vậy, đằng sau phòng khám BSGĐ là cả BV với rất nhiều chuyên khoa, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm".

Ngoài ra, nhóm đối tượng người già không có khả năng đi lại và trẻ nhỏ thường xuyên cần được các bác sĩ gia đình thăm khám tại nhà sẽ giúp các bệnh nhân tiết kiệm thời gian đi lại cũng như chi phí điều trị.

Tiến tới nhân rộng trên cả nước

Với mục tiêu cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục, thuận lợi cho cá nhân gia đình và cộng đồng, góp phần giảm quá tải tại các BV tuyến trung ương, từ năm 2013 Bộ Y tế triển khai đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám BSGĐ giai đoạn 2013-2020.

Hoạt động của các mô hình thí điềm gồm 8 địa phương triển khai thí điểm cho thấy đề án đang đi đúng hướng và đạt được kết quả đáng ghi nhận là cơ sở để nhân rộng trong cả nước.

Gần 10 năm đi vào hoạt động, Giám đốc Trung tâm BSGĐ Hà Nội đã khám cho cả chục vạn khách hàng được khám bệnh và chăm sóc tại nhà. Tại đây, có đầy đủ các chuyên khoa giúp chẩn đoán, điều trị các bệnh lý cơ bản. Việc thăm khám có thể thực hiện tại trung tâm cũng như thực hiện tại nhà người bệnh rất thuận lợi.

Bác sĩ Nguyễn Tá Dũng – Giám đốc Trung tâm BSGĐ Hà Nội chia sẻ: “Tôi thấy chuyên ngành BSGĐ rất ưu việt khám điều trị cho những bệnh lý thông thường. Nếu có điều kiện, việc nhân rộng các phòng khám gia đình ở các thành phố sẽ giúp giảm tải cho các BV”. 

Mặc dù có nhiều ưu việt nhưng để phát triển rộng mô hình BSGĐ không phải dễ dàng: “Trung tâm BSGĐ Hà Nội được thành lập cách đây 10 năm. Giai đoạn đầu cực kỳ khó khăn, việc thành lập đã khó nhưng để hoạt động được còn khó hơn.

Tuy nhiên, tới bây giờ khách hàng đã biết tới BSGĐ nhiều hơn, xã hội, nhân viên y tế cũng đã hiểu vai trò, chức năng của BSGĐ. Cho đến bây giờ có thể nói chúng tôi chọn con đường đi rất là đúng và đã mang lại được nhiều lợi ích cho khách hàng” – bác sĩ Nguyễn Tá Dũng cho biết.

Hiện tại, mỗi ngày Trung tâm phục vụ khoảng 200 lượt dịch vụ khách hàng đến khám, chữa bệnh. Ngoài ra, khách hàng có thể gọi điện đến tổng đài của Trung tâm sẽ được tư vấn về thăm khám cũng như điều trị hiệu quả nhất. 

Ông Đào Ngọc Quyền (quê Thái Bình) chia sẻ: “Tôi biết Trung tâm BSGĐ khi đưa cháu nội đến thăm khám và thấy rằng bác sĩ tận tình, làm việc nhanh chóng không phải chờ đợi. Khi đến đây tôi lại được biết có dịch vụ thăm khám tại nhà với giá trung bình khoảng 300 nghìn đồng/lượt đối với những người không đi lại được. Với mức giá đó thì không quá đắt so với chi phí mình đi lại”. 

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.