Bác sĩ chỉ cách phòng nhiễm lạnh cho trẻ trong mùa lạnh

Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet
(PLO) - Hà Nội đang phải ra thông báo nghỉ học tránh rét khi nhiệt độ rơi xuống dưới 10 độ C nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, cha mẹ có nhốt trẻ trong nhà cũng khó bảo vệ được sức khỏe của trẻ nếu không biết chăm sóc đúng cách.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, chuyên gia nhi khoa (Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), có 4 vị trí “vàng” của trẻ phải luôn đảm bảo được giữ ấm là bụng, chân, tay, lưng. Cứ qua mỗi đợt rét là lượng trẻ nhập viện lại tăng 30-40% so với ngày thường bởi các chứng bệnh viêm đường hô hấp phổ biến như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi. 

TS chỉ ra rằng sai lầm thường gặp nhất của cha mẹ là “giữ ấm” quá kỹ, mặc quá nhiều quần áo cho con. Thân nhiệt của trẻ không như người lớn, lạnh quá hay nóng quá đều khiến trẻ dễ sinh bệnh. Vì sợ trẻ lạnh, cha mẹ thường mặc rất nhiều quần áo cho trẻ, thậm chí còn dán các miếng giữ nhiệt cho trẻ. Khi đó, trẻ dễ ra mồ hôi lưng, ngực, đầu, quần áo ướt sẽ biến thành lạnh, dẫn đến trẻ bị cảm lạnh, viêm phổi. 

Cùng với đó, thực tế có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ viêm phổi vì bố mẹ vẫn duy trì tắm sai cách cho trẻ mỗi ngày trong thời tiết giá lạnh. Ở thành phố với nhà tắm kín gió, có đèn sưởi, thậm chí có điều hòa hai chiều nâng nhiệt độ cao, ấm phòng mới tắm cho bé sẽ ít bị ảnh hưởng hơn. Nhưng ở nông thôn phòng rộng, một chiếc máy sưởi nhỏ không đủ để làm ấm cả căn phòng. Vì thế, tắm trong thời tiết lạnh rất dễ khiến trẻ có nguy cơ nhiễm lạnh, chủ yếu trong lúc cởi đồ và mặc đồ sau tắm.

Do vậy, khi tắm cho trẻ cần đóng kín cửa phòng không để gió lùa. Nếu có điều kiện bật điều hòa hai chiều để phòng ấm, hoặc dùng máy sưởi đặt trước chậu nước tắm. Lấy nước đủ để làm ngập toàn thân trẻ, tuyệt đối không tắm “khô”, lau người từng phần như quan niệm truyền thống của nhiều người. Vì khi cơ thể ngập trong nước ấm, trẻ sẽ được giữ ấm, còn hở phần da nào lên trên mặt nước trẻ sẽ bị lạnh, cần tắm nhanh cho trẻ.

Khi tắm xong, nhanh chóng ủ người trẻ trong khăn tắm dày đã được hơ qua máy sưởi, dùng tay bóp nhẹ, nhanh cơ thể trẻ để thấm nước, theo nguyên tắc từ trên xuống dưới. Lau khô phần thân trên rồi nhanh chóng mặc áo đủ ấm. Khi mặc vẫn để khăn phủ ngực cho đến khi đóng được hoàn toàn các cúc áo. Đặc biệt, cha mẹ nên chú ý đến dinh dưỡng trong từng bữa ăn của trẻ, tăng cường thức ăn có dinh dưỡng, thức ăn mềm cho trẻ, tăng cường hoa quả để tăng sức đề kháng cho trẻ chống chọi lại mùa đông. 

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.