Bắc Ninh vẫn có nguy cơ xuất hiện ca bệnh mới

Lấy mẫu xét nghiệp tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Bộ Y tế
Lấy mẫu xét nghiệp tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Bộ Y tế
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  “Tình hình dịch tuy vẫn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng còn diễn biến phức tạp, nguy cơ xuất hiện ca bệnh mới vẫn hiện hữu”, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt tại Bắc Ninh cảnh báo.

Tại buổi làm việc với bộ phận thường trực đặc biệt tại Bắc Ninh ngày 2/6, BCĐ phòng chống dịch COVID-19 của TP Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) cho biết, tính đến 7h ngày 2/6, trên địa bàn TP đã có 14/19 phường có bệnh nhân COVID-19 với tổng số 222 ca.

Trong đó phường Khắc Niệm có số lượng nhiều nhất với 119 ca, Vân Dương 20 ca, Nam Sơn 15 ca. 107 người mắc là công nhân làm việc tại 20 công ty trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

BCĐ phòng chống dịch TP cũng cho biết, số lượng công nhân trên địa bàn nhiều (khoảng 52.000 người), chỗ ở và nơi làm việc không cố định, nhận thức về phòng chống dịch COVID-19 còn hạn chế. Nơi ở, khu nhà trọ chật chội, mật độ cao, sự di chuyển của công nhân nhiều và phức tạp nên dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát, quản lý.

Theo ông Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, Tổ hỗ trợ điều tra, giám sát dịch và xử lý môi trường tại cộng đồng của Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế đang xây dựng phương án xử lý ổ dịch cho TP Bắc Ninh, trong đó sẽ hướng dẫn cụ thể từng công việc phải làm như: chỗ nào cần xét nghiệm, chỗ nào cần phong tỏa, cách ly.

Tại TP Bắc Ninh, các nơi có nguy cơ cao và số ca mắc đang ngày càng tăng lên, cho thấy cần xác định TP Bắc Ninh là một “điểm nóng”. Đặc biệt đã có nguồn lây từ cộng đồng vào khu công nghiệp và ngược lại.

Theo ông Hoàng Minh Đức, biện pháp xử lý ổ dịch tại các phường trong vòng 7 ngày xuất hiện ca mắc thì cần phong tỏa tuyệt đối, không ra không vào; áp dụng triệt để Chỉ thị 16 và Tổ COVID tại cộng cồng cùng với chính quyền địa phương phải giám sát chặt chẽ hàng ngày.

Cùng đó tiến hành xét nghiệm 3 lần/tuần để xác định được F0 và đưa F1 đi cách ly kịp thời. Nếu làm đúng theo quy trình này, chúng ta có thể xử lý được ổ dịch nhanh chóng.

Với những phường trong vòng 14 ngày không có ca mắc mới thì cần có sự tính toán nới giãn cách để người dân quay trở lại cuộc sống bình thường. Trước khi nới giãn cách cần tiến hành xét nghiệm để rà soát xem còn ca F0 trong cộng đồng hay không để kịp thời xử lý.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, tình hình dịch tuy vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng còn diễn biến phức tạp, nguy cơ xuất hiện ca bệnh mới vẫn hiện hữu. Bởi TP. Bắc Ninh là nơi giao thương, mật độ dân cư cao, đặc biệt là TP là nơi tập trung rất đông người lao động tới từ nhiều địa phương trong cả nước.

Hiện TP Bắc Ninh đã có 14/19 phường có bệnh nhân COVID-19, có ca bệnh liên quan đến công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, đáng chú ý còn xuất hiện ca F0 ở doanh nghiệp ngoài các khu công nghiệp. Do vậy, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu TP cần xác định ca bệnh F0 cuối cùng vào thời điểm nào tại từng khu phố, từng phường, từ đó thực hiện phong tỏa, khoanh vùng trong diện hẹp, có chiến lược phòng chống dịch phù hợp.

Về phòng chống dịch trong cộng đồng, TP Bắc Ninh cần thực hiện nghiêm, triệt để các khu vực được phong tỏa, tránh trường hợp người dân trong nội bộ khu vực phong tỏa chủ quan lơ là.

Về vấn đề vắc xin phòng COVID-19, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Bộ Y tế đã điều chỉnh lại kế hoạch cấp vắc xin cho tỉnh Bắc Ninh với 150.000 liều. Thời gian tới khi nhận được thêm những lô vắc xin mới, Bộ Y tế sẽ ưu tiên cho các địa phương đang là tâm dịch như Bắc Ninh, Bắc Giang. Khi có nguồn vắc xin, tỉnh Bắc Ninh cần xác định đối tượng được tiêm vắc xin theo tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể tùy vào tình hình thực tế cho hợp lý.

"Bài/ loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

TP HCM ghi nhận thêm hơn 100 ca mắc sởi

Ảnh minh họa: Báo Sức khỏe và đời sống
(PLVN) - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết, trong tuần qua, số ca sốt phát ban nghi sởi tại địa phương tăng gần 54% so với bình quân 4 tuần trước đó.

Bộ Y tế đề xuất loạt chế độ phụ cấp cho nhân viên y tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Y tế đang xây dựng đề xuất tăng tiền phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, tăng tiền trực, tiền ăn cho cán bộ y tế phù hợp với chỉ số trượt giá và giá tiêu dùng hiện nay. Đồng thời đề xuất hỗ trợ hàng tháng đối với nhân viên y tế thôn bản theo hệ số mức lương tối thiểu vùng.

Bệnh viện Quân dân y Bạc Liêu: Xây dựng thành công 'ngân hàng máu sống'

Bệnh viện Quân dân y Bạc Liêu: Xây dựng thành công 'ngân hàng máu sống'
(PLVN) - Bệnh viện thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, sự hướng dẫn tận tình, phục vụ ân cần chu đáo từng bước tạo nên “thương hiệu riêng” cho Bệnh viện. Từ đó, được lòng tin, tín nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân”, Thượng tá, Bác sĩ Mã Hồng Anh - Giám đốc Bệnh viện Quân dân y Bạc Liêu chia sẻ.

Giải độc chì bằng thực phẩm hằng ngày

Giải độc chì bằng thực phẩm hằng ngày
(PLVN) - Có thể không ít người sẽ bất ngờ khi những thực phẩm chúng ta có thể ăn, uống hằng ngày, theo gợi ý sau đây của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), lại là "khắc tinh" của chì, thủy ngân.

Ngư dân 70 tuổi thoát 'cửa tử' nhờ chiến sỹ Trường Sa

Ngư dân 70 tuổi thoát 'cửa tử' nhờ chiến sỹ Trường Sa
(PLVN) - Quá trình khai thác hải sản trên vùng biển Trường Sa, ông Trần Đi (70 tuổi, ngư dân tỉnh Bình Định) bị dây lưới quấn vào chân, gây đứt gần lìa cổ chân phải. Ông may mắn được các cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) ứng cứu kịp thời...

Bộ Y tế ra chỉ đạo mới về bệnh sởi

Bộ Y tế ra chỉ đạo mới về bệnh sởi
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương vừa ký công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em.

Các cách hữu hiệu để tránh say tàu xe?

Các cách hữu hiệu để tránh say tàu xe?
(PLVN) - Say tàu xe là nỗi ám ảnh với rất nhiều người trong mỗi chuyến đi, điều này không chỉ tác động đến thể chất mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của người không may vướng phải tình trạng này. Vậy cách nào để đối phó với nó?