Bắc Ninh: Thành phố Từ Sơn đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

 Thành phố Từ Sơn đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. (Nguồn: Trung tâm HCC tỉnh Bắc Ninh)
Thành phố Từ Sơn đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. (Nguồn: Trung tâm HCC tỉnh Bắc Ninh)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhằm cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh năm 2024 góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) đã triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính trên địa bàn.

Mục tiêu được TP Từ Sơn đã đặt ra là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; cải cách hành chính nhà nước gắn với nâng cao nhận thức, đổi mới về tư duy; chủ động áp dụng hiệu quả những thành tựu tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động hành chính; từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý hành chính nhà nước.

Cụ thể, đối với cải cách TTHC, thành phố phấn đấu 100% TTHC được niêm yết công khai tại Trung tâm Hành chính công và Bộ phận Một cửa các phường, nơi tiếp nhận và trả kết quả đúng quy định; ở cấp thành phố có 80% kết quả được số hóa; cấp xã có 75% kết quả được số hóa; 100% hồ sơ và kết quả giải quyết TTHC được số hóa; 100% Bộ phận Một cửa các phường niêm yết công khai địa chỉ phản ánh, kiến nghị; 100% phản ánh, kiến nghị được giải quyết đúng và công khai kết quả xử lý đúng quy định.

Đối với việc xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, Từ Sơn phát triển nền tảng, cơ sở dữ liệu: Triển khai, duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử (Khung kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số Việt Nam, phiên bản 3.0) theo quy định; 100% các hệ thống thông tin/CSDL chuyên ngành của cơ quan, đơn vị đã đầu tư, thuộc phạm vi quản lý được kết nối, sử dụng qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP).

Về việc phát triển các ứng dụng, dịch vụ trong nội bộ cơ quan nhà nước: Tỷ lệ văn bản đi được tạo hồ sơ công việc có ký số được xử lý trên môi trường mạng: cấp thành phố trên 85%, cấp xã trên 55%; Vận hành Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh đáp ứng đầy đủ chức năng, yêu cầu kỹ thuật theo quy định và kết nối đầy đủ chế độ báo cáo, cung cấp thông tin, dữ liệu của tỉnh với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tỷ lệ số hóa kết quả giải quyết TTHC lịch sử còn hiệu lực: cấp thành phố tối thiểu 80%, cấp xã tối thiểu 75%; Tỷ lệ số hóa thành phần hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử: cấp thành phố 100%, cấp xã đạt tối thiểu 90%; Tỷ lệ hồ sơ có nghĩa vụ tài chính được thanh toán trực tuyến qua nền tảng thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia đạt tối thiểu 95%; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ: cấp thành phố tối thiểu 85%, cấp xã tối thiểu 80%

Trao đổi với PV, ông Đinh Văn Nghiêm - Giám đốc Trung tâm hành chính công thành phố Bắc Ninh cho biết, kể từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã thực hiện niêm yết công khai 100% thủ tục hành chính, hằng năm căn cứ vào tình hình thực tế sẽ điều chỉnh các nội dung niêm yết cho phù hợp với nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đẩy mạnh việc số hoá TTHC, số hoá thành phần hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC bản điện tử.

Đối với việc giải quyết phản ánh, kiến nghị, khi có ý kiến của người dân gửi đến, Trung tâm đã quyết liệt trong việc giải quyết và có văn bản trả lời. Trường hợp nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì Trung tâm cũng sẽ có văn bản chuyển đến các đơn vị liên quan để giải quyết cho công dân. “Các phản ánh kiến nghị của người dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia chúng tôi đều có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan phải xử lý, nếu đã có văn bản giải quyết thì Trung tâm cũng sẽ gửi lên Cổng dịch vụ công để đăng tải, không bao giờ để chậm trễ trong việc trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân”, ông Nghiêm cho biết.

Để công tác cải cách hành chính đạt hiệu quả, UBND thành phố Từ Sơn yêu cầu việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, hoàn thành đúng thời gian quy định và bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh.

Xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong hoạt động hành chính của từng cá nhân, cơ quan, đơn vị; xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính gắn với ngành, lĩnh vực quản lý và có sự phân công rõ về nhiệm vụ và thời gian thực hiện. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ; đồng thời thực hiện các chính sách đãi ngộ, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Gắn việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính hàng năm với đánh giá trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác bình xét thi đua, khen thưởng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.