Bác lời kêu oan, tuyên y án Giang Kim Đạt và đồng phạm

Các bị cáo Đạt, Liêm, Khương tại tòa
Các bị cáo Đạt, Liêm, Khương tại tòa
(PLO) - Nhận hơn 3 tỷ đồng ngoài sổ sách nhưng cựu Tổng giám đốc Vinashinlines nói là quà cấp dưới tặng. Còn quyền kế toán trưởng khai bị ép cung. Vụ “đại án” tham nhũng hàng trăm tỷ đồng tại công ty Vinashinlines thu hút dư luận cả nước. 

Bị cáo Liêm: 150.000 USD là quà cấp dưới tặng

Tòa án cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét đơn kháng cáo của các bị cáo trong đại án tham nhũng tại Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương (Vinashinlines) làm thất thoát 260 tỷ đồng.

Trước đó, TAND TP.Hà Nội đã tuyên phạt Trần Văn Liêm (SN 1955)- nguyên Tổng giám đốc Vinashinlines và Giang Kim Đạt (SN 1977)- nguyên Quyền Trưởng phòng kinh doanh cùng mức án tử hình về tội “Tham ô tài sản”. Cùng tội danh, Trần Văn Khương (SN 1950)- nguyên Kế toán trưởng Vinashinlines bị kết tội “Tham ô tài sản”, lĩnh án chung thân. Còn bị cáo Giang Văn Hiển- bố đẻ Giang Kim Đạt bị phạt 12 năm tù về tội “Rửa tiền”. Sau đó các bị cáo kháng án kêu oan.

Tại tòa, Trần Văn Liêm tỏ ra thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, bị cáo biện minh không chỉ đạo Đạt làm sai trái và chiếm đoạt tiền của nhà nước. Cựu TGĐ Vinashinlines thừa nhận 3 lần nhận 150.000 USD từ Giang Kim Đạt. Số tiền này bị cáo Liêm giải trình là “quà” đối tác cho công ty, do Đạt xin được cho anh em trong công ty.

Bị cáo Liêm cũng thừa nhận sai lầm khi không đưa số tiền trên vào sổ sách kế toán mà đưa thẳng cho kế toán trưởng Trần Văn Khương 110.000 USD, còn lại 40.000 USD sử dụng riêng. Khoản tiền này, bị cáo Liêm nhận trách nhiệm chi sai nhưng chỉ là liên đới. Gia đình bị cáo đã khắc phục hết số tiền đã chiếm đoạt. Cựu TGĐ Vinashinlines phủ nhận vai trò chính trong vụ án, đồng thời xin HĐXX xem xét lại mức án tử hình cấp sơ thẩm tuyên là quá nặng.

Giang Kim Đạt phủ nhận lời khai

Về phía Giang Kim Đạt kháng cáo kêu oan, bị cáo phủ nhận toàn bộ lời khai tại CQĐT. Khi chủ tọa công bố lời khai của Đạt “Việc mua tàu, Liêm thường gọi Đạt lên phòng chỉ đạo, yêu cầu thỏa thuận với phía nước ngoài để hưởng 1-2% giá trị mua tàu hoặc gửi giá tàu. Khi thanh toán xong hợp đồng mua bán tàu phải đòi tiền hoa hồng. Anh Liêm là TGĐ có biết và nắm rõ số tiền cụ thể mà công ty môi giới chuyển về cho tôi”. Nghe xong bị cáo thừa nhận có khai như vậy nhưng không đúng sự thật. “Sở dĩ bị cáo khai như vậy là do bị ép buộc”, Đạt khai.

Cựu quyền trưởng phòng kinh doanh cho hay số tiền gần 260 tỷ đồng có được là do kinh doanh dịch vụ hàng hải. Đạt nói không biết việc chuyển tiền vào tài khoản ngoại tệ của bố là Giang Văn Hiển. Về lời khai của bố bị cáo tại CQĐT về những lần nhận tiền, Đạt cho rằng không đúng sự thật. 

Bị cáo Đạt cho rằng từ năm 2006-2008 đã giúp Vinashinlines mua 3 tàu và cho thuê 9 tàu đều không nói với bố. Việc ông Hiển nhớ tên từng con tàu, số tiền như thế nào, bị cáo cho rằng bố ruột bị mớm cung.

Bác toàn bộ lời kêu oan

Đại diện VKS cho biết tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm các bị cáo tiếp tục phản cung nhưng căn cứ vào hô sơ, tài liệu, lời khai ban đầu của các bị cáo, có cơ sở xác định, các bị cáo đã có hành vi tham ô số tiền khoảng 16 triệu USD (tương đương 260 tỷ đồng) của Vinashinlines thông qua việc khai thác cho thuê 9 tàu, nhận tiền chênh lệch từ mua 3 tàu theo chỉ đạo của Trần Văn Liêm để ngoài sổ sách kế toán nhằm đút túi riêng.

Để cho giấu việc nhận tiền phi pháp, các bị cáo đã nhờ bị cáo Giang Văn Hiển – bố đẻ của Giang Kim Đạt mở 22 tài khoản ngoại tệ để nhận tiền của các công ty gửi về. Số tiền này được Giang Văn Hiển rút ra để mua bất động sản, mua ô tô…

Mặc dù Liêm đã nộp lại toàn bộ số tiền chiếm đoạt, nhưng xét bản chất vụ án, vai trò của Liêm là chỉ đạo hành vi phạm tội. Hành vi của bị cáo góp phần làm Vinashinliens thua lỗ, thất thoát, phá sản, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp nhà nước, gây dư luận xấu.

Đối với Giang Kim Đạt, kháng cáo kêu oan nhưng căn cứ vào lời khai, chứng cứ thu thập được, đủ cơ sở khẳng định cựu quyền trưởng phòng đã chiếm đoạt, hưởng lợi từ tiền hoa hồng bán tàu và tiền chênh lệch giá cho thuê 9 tàu. Bị cáo chia phần cho Liêm và Khương.

Đạt chiếm đoạt 255 tỷ đồng. Số tiền này, bị cáo đã thông qua bố đẻ của mình để mua bất động sản, ô tô. Trong vụ án này, Giang Kim Đạt giữ vai trò tích cực, chiếm hưởng phần lớn.

Tương tự, lời kêu oan của Trần Văn Khương – cựu kế toán trưởng công ty cũng không được cơ quan công tố chấp thuận. Công tố viên khẳng định đủ cơ sở kết luận bị cáo chiếm hưởng 110.000 USD.

Riêng bị cáo Hiển dù vắng mặt tại tòa song căn cứ vào lời khai của Giang Kim Đạt cho thấy bị cáo đã mở 22 tài khoản ngoại tệ để 92 lần nhận tiền bất hợp pháp của các công ty nước ngoài chuyển về. 

Từ nhận định của mình, công tố viên đề nghị bác toàn bộ nội dung kháng cáo kêu oan, xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo, giữ nguyên án sơ thẩm.

Sau hai ngày xét xử, Tòa cấp cao tại Hà Nội đã không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo, y án sơ thẩm. 

Đọc thêm

Tuyên án vụ Xuyên Việt Oil

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Hôm qua (29/11), TAND TP HCM công bố bản án với cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh; cùng 12 bị cáo khác.

Đánh người suýt mất mạng, 4 thanh niên lĩnh 31 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 27/11, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi); Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án này là N.T.D (18 tuổi, ngụ TP Phú Quốc), hiện bị tổn thương cơ thể do các bị cáo gây ra là 44%.

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Cựu Bí thư Bến Tre cùng hàng loạt cựu quan chức thuộc Bộ Công thương chuẩn bị hầu tòa

Ông Lê Đức Thọ khi còn đương chức (Ảnh Internet)
(PLVN) - Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định đưa vụ án ‘‘Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức’’ ra xét xử vào ngày 20/11 đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ cùng 14 bị cáo là cựu quan chức của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM…

Cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông lĩnh 30 tháng tù

Các bị cáo trong vụ án.
(PLVN) - Sáng 15/11, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án với các bị cáo trong vụ sụt lún nghiêm trọng xảy ra tại gói thầu khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công hạng mục san nền và bảo vệ mái dốc (gói thầu 02XL); thuộc dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ với mức tổng đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng.

Kết luận điều tra vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh: Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Lâm Đồng khai về việc “giúp đỡ” bị can Nguyễn Cao Trí

Một góc dự án Đại Ninh. (Chụp hồi tháng 5/2021. Ảnh: Minh Khang)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra (KLĐT) đề nghị truy tố 10 bị can trong vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh. Trong số này có Nguyễn Cao Trí (TGĐ Cty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Cty Sài Gòn Đại Ninh), Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng), Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”.