Bạc Liêu triển khai kịch bản ứng phó không xảy ra thiệt hại do hạn mặn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để chủ động ứng phó với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2024, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu (hạn hán, xâm nhập mặn) vụ mùa 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh.

Kịch bản trong công tác ứng phó hạn hán

Trong Kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu (hạn hán, xâm nhập mặn) vụ mùa 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có xây dựng 3 Kịch bản ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn. Cụ thể: Kịch bản 1: Diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024 ít gay gắt như mùa khô năm 2015 – 2016; Kịch bản 2: Diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024 gay gắt, tương đương như mùa khô năm 2015 – 2016; Kịch bản 3: Diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023-2024 gay gắt hơn mùa khô năm 2015-2016.

Sau khi phân tích và đánh giá, UBND tỉnh Bạc Liêu chọn Kịch bản 2 là kịch bản khả thi để triển khai công tác ứng phó hạn, mặn. Kinh phí ứng phó hạn, mặn trên địa bàn tỉnh hơn 21 tỷ đồng.

Trên sở đó, đưa ra 2 nhóm giải pháp ứng phó với El Nino. Đối với nhóm giải pháp công trình, tỉnh Bạc Liêu đã tăng cường thi công, sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn; chuẩn bị phương án đắp đập tạm để tổ chức bơm, truyền vào các tháng cao điểm mùa khô cho vụ Đông Xuân; Nhóm giải pháp phi công trình là tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân nắm rõ diễn biến thời tiết trong mùa khô, từ đó chủ động phòng tránh các tác hại đến sản xuất và đời sống, chủ động ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra.

Vận hành cống Âu thuyền Ninh Quới (huyện Hồng Dân), rút toàn bộ nước mặn về phục vụ nuôi tôm và rút nước ngọt từ Quản Lộ - Phụng Hiệp về trữ ở các kênh, trên các ruộng lúa vùng ngọt.

Vận hành cống Âu thuyền Ninh Quới (huyện Hồng Dân), rút toàn bộ nước mặn về phục vụ nuôi tôm và rút nước ngọt từ Quản Lộ - Phụng Hiệp về trữ ở các kênh, trên các ruộng lúa vùng ngọt.

UBND tỉnh cũng đề nghị các cơ quan chuyên môn thường xuyên thông báo tình hình diễn biến thời tiết, xâm nhập mặn ở các kênh mương trên đồng ruộng đến người dân; tổ chức kiểm tra chất lượng nguồn nước; có kế hoạch điều tiết nước hợp lý, thông báo kịp thời cho nông dân biết nguy cơ xâm nhập mặn, ngập úng ảnh hưởng đến sản xuất; hướng dẫn nông dân kiểm tra độ mặn trước khi bơm nước vào ruộng, tránh để nước mặn xâm nhập làm thiệt hại cây trồng...

“Sản xuất lúa ngắn ngày, điều chỉnh thời vụ, đưa ra lịch xuống giống. Lịch thời vụ năm nay sẽ điều chỉnh khâu cải tạo đất và xuống giống sớm hơn ít nhất 15 ngày so với các năm trước” - ngành Nông nghiệp khuyến cáo.

Theo khuyến cáo của các cơ quan Trung ương, hạn mặn sẽ xảy ra gay gắt khu vực ĐBSCL trong mùa khô năm 2023 – 2024, ông Ngô Nguyên Phong - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cho biết: “Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch ứng phó, trong quá trình vận hành hệ thống cống, Sở đã linh hoạt điều tiết nguồn nước mặn phục vụ nuôi trồng thủy sản nhưng vẫn đảm bảo nước ngọt cho cây lúa. Đồng thời, chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Miền Nam điều tiết linh hoạt dòng nước; vận hành cống Âu thuyền Ninh Quới (huyện Hồng Dân) rút toàn bộ nước mặn về phục vụ nuôi tôm và rút nước ngọt từ Quản Lộ - Phụng Hiệp về trữ ở các kênh, trên các ruộng lúa vùng ngọt”.

“Đến thời điểm này, mực nước ngọt trong các kênh nội đồng là 0,0 đến +0,05, cơ bản đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ lúa đông xuân. Đối với thủy sản, ngành Nông nghiệp đã vận hành các cống vùng Nam Quốc lộ 1A để đưa nước mặn vào nhưng có sự luân phiên giữa các cống để điều tiết đủ nước mặn nuôi trồng thủy sản nhưng không đưa nước mặn quá nhiều vào khiến mặn xâm nhập vào nội đồng…” - ông Phong nói.

Đến thời điểm này, mực nước ngọt trong các kênh nội đồng của tỉnh Bạc Liêu là 0,0 đến +0,05, cơ bản đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ lúa đông xuân cho người dân.

Đến thời điểm này, mực nước ngọt trong các kênh nội đồng của tỉnh Bạc Liêu là 0,0 đến +0,05, cơ bản đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ lúa đông xuân cho người dân.

Hỗ trợ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất

Trước đó, chiều 14/3, ông Nguyễn Hồng Khanh - Cục phó Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) làm Trưởng đoàn công tác, có buổi làm việc tại tỉnh Bạc Liêu về tác chuẩn bị ứng phó với tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hồng Khanh - Cục phó Cục Thủy lợi đã đánh giá cao sự chủ động của tỉnh Bạc Liêu trong việc nhận định tình hình, xây dựng và triển khai các kịch bản ứng phó, nên đã không xảy ra thiệt hại do hạn mặn. Dù chưa thiệt hại, nhưng nguy cơ vẫn rất cao nhất là chưa phải trong cao điểm của hạn mặn.

“Bạc Liêu nâng cao cảnh giác, nắm bắt tình hình triển khai kịp thời các giải pháp khi có phát sinh bất lợi. Đặc biệt là tăng cường thông tin đến người dân để không chủ quan, sản xuất khi điều kiện không đảm bảo. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cấp nước tập trung, nhất là các dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hỗ trợ để nâng cao tỷ lệ người dân khu vực nông thôn sử dụng nước sạch trong sinh hoạt” - ông Nguyễn Hồng Khanh đề nghị.

Cũng tại buổi làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu kiến nghị với Đoàn công tác chỉ đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác Thủy lợi miền Nam (Chi nhánh ĐBSCL) tiếp tục phối hợp với tốt với Sở vận hành có hiệu quả cống âu thuyền Ninh Quới.

Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đầu tư xây dựng trạm bơm tại cống âu thuyền Ninh Quới, để ngăn hoàn toàn nước mặn chảy về Sóc Trăng khi vận hành cống. Hỗ trợ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, gồm: Cống Xẻo Chích thuộc Huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) và huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang), dự kiến chiều rộng cống là 30m, kinh phí đầu tư là 300 tỷ đồng; xây mới hệ thống các cống phía Bắc kênh Quản Lộ Phụng Hiệp, gồm 16 cống, dự kiến kinh phí đầu tư là 350 tỷ đồng. Cùng với đó, nạo vét 8 trục kênh cấp 1 tổng chiều dài 120,5 km, dự kiến kinh phí đầu tư là 475 tỷ đồng.

Đọc thêm

Trường Đại học Luật TP HCM tổ chức góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Các đại biểu tại hội thảo khoa học cấp Quốc gia với chủ đề “Góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)”
(PLVN) - Sáng 14/11/2024, tại TP HCM, Trường Đại học Luật TP HCM tổ chức hội thảo khoa học cấp Quốc gia với chủ đề “Góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)”. Dự thảo Luật này đã được Chính phủ công bố và lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Nội dung của Dự thảo cũng đã có nhiều thay đổi lớn...

Cần Thơ: Diễn đàn 'Sinh viên với an toàn giao thông'

Các đại biểu tưởng niệm nạn nhân tử vong do TNGT. (Ảnh: Long Vĩnh)
(PLVN) - Ngày 14/11, Ban An toàn giao thông (ATGT) TP Cần Thơ phối hợp Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ tổ chức Diễn đàn tuyên truyền pháp luật về trật tự, ATGT tới đối tượng là sinh viên với chủ đề “Sinh viên với ATGT”. Sự kiện cũng nhằm hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT)”.

Tín dụng chính sách: Động lực đưa Trấn Yên thành cực tăng trưởng mới của Yên Bái

Tín dụng chính sách: Động lực đưa Trấn Yên thành cực tăng trưởng mới của Yên Bái
(PLVN) - Tín dụng chính sách đã và đang trở thành đòn bẩy quan trọng, góp phần thúc đẩy huyện Trấn Yên chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một cực tăng trưởng mới của tỉnh Yên Bái. Với nguồn vốn ổn định và chính sách hỗ trợ linh hoạt, NHCSXH huyện Trấn Yên đã giúp người dân vươn lên thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế bền vững.

Kết quả nổi bật từ mô hình 'Xứ đạo an toàn về an ninh trật tự' ở Kiên Giang

Kết quả nổi bật từ mô hình 'Xứ đạo an toàn về an ninh trật tự' ở Kiên Giang
(PLVN) - Xứ đạo an toàn về an ninh trật tự (ANTT) là mô hình điểm trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được xây dựng ở địa bàn có người dân theo đạo Công giáo tại thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang). Sau 6 năm đi vào hoạt động, mô hình đã mang lại hiệu quả, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội ở cơ sở, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương.

Đồng lòng xây dựng Yên Bái phát triển bền vững, bản sắc và hạnh phúc

Đồng lòng xây dựng Yên Bái phát triển bền vững, bản sắc và hạnh phúc
(PLVN) - Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái lần thứ IV thông qua Quyết tâm thư, trong đó nêu rõ, các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái chung sức đồng lòng thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc...

Cháy lớn xưởng gỗ trong khu công nghiệp Hố Nai

Cháy lớn xưởng gỗ trong khu công nghiệp Hố Nai
(PLVN) - Lực lượng chữa cháy huy động phương tiện, thiết bị nỗ lực trong nhiều giờ để dập tắt đám cháy tại nhà xưởng sản xuất gỗ trong Khu công nghiệp Hố Nai, thuộc huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Cần Thơ hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông

Cần Thơ hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông
(PLVN) - Ngày 14/11, Ban An toàn giao thông (ATGT) TP Cần Thơ (Ban ATGT TP Cần Thơ) phối hợp với trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ tổ chức diễn đàn tuyên truyền pháp luật về trật tự, ATGT tới đối tượng là sinh viên với chủ đề “Sinh viên với ATGT”. Sự kiện cũng nhằm hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông”.

Triển khai các giải pháp ứng phó với triều cường ở Bạc Liêu

Triển khai các giải pháp ứng phó với triều cường ở Bạc Liêu
(PLVN) - Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của triều cường trên địa bàn, ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh chủ động các biện pháp phòng tránh; đồng thời, cảnh báo và di dời người dân tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đến nơi an toàn.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thị sát dự án sân bay Long Thành

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thị sát dự án sân bay Long Thành
(PLVN) - Chiều 13/11, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng Đoàn công tác đã thị sát công trường dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) và làm việc với các đơn vị liên quan, đồng thời thăm hỏi người dân khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn.