Bạc Liêu: Rà soát, đối chiếu dữ liệu đăng ký hộ tịch của công dân

(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc triển khai thực hiện “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh năm 2023, Sở Tư pháp Bạc Liêu chủ trì phối hợp Công an tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông rà soát, đối chiếu dữ liệu đăng ký hộ tịch của công dân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với dữ liệu công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi và TP Bạc Liêu.

Xác minh xác định nguyên nhân sai lệch dữ liệu, xử lý theo quy định và hướng dẫn

Sở Tư pháp Bạc Liêu phối hợp Công an tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông thực hành trực tiếp đối chiếu trên cơ sở dữ liệu Quốc gia hộ tịch điện tử và cơ sở dữ liệu quốc về dân cư trên địa bàn TP. Bạc Liêu.

Sở Tư pháp Bạc Liêu phối hợp Công an tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông thực hành trực tiếp đối chiếu trên cơ sở dữ liệu Quốc gia hộ tịch điện tử và cơ sở dữ liệu quốc về dân cư trên địa bàn TP. Bạc Liêu.

Để triển khai thực hiện việc rà soát kết quả số hóa Sổ hộ tịch, đối chiếu dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu trích xuất dữ liệu đăng ký hộ tịch trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, sắp xếp dữ liệu theo loại việc hộ tịch, đơn vị hành chính, thời gian, bàn giao cho Công an tỉnh Bạc Liêu theo phương thức đã thống nhất và phối hợp Công an tỉnh tiến hành kiểm tra, rà soát, đối sánh dữ liệu hộ tịch và dữ liệu dân cư; chỉ đạo Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện việc nhập dữ liệu hộ tịch đã được đối khớp trên nền tảng dữ liệu dân cư theo kế hoạch hợp giữa Sở Tư pháp, Công an tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông.

Đồng thời, Công an tỉnh sau khi nhận bàn giao dữ liệu hộ tịch từ Sở Tư pháp tiến hành rà soát, đối chiếu dữ liệu tương ứng có trong CSDLQGVDC, phân loại các trường hợp cụ thể: Trường hợp dữ liệu thống nhất, thông tin công dân từ CSDLHTĐT chưa có số định danh cá nhân, CSDLGVDC gán số định danh cá nhân để cập nhật vào CSDLHTĐT; trường hợp dữ liệu có sai khác giữa 02 cơ sở dữ liệu, Công an tỉnh xác định tổng số dữ liệu sai lệch, phân loại lỗi, trao đổi, thống nhất với Sở Tư pháp về hướng xử lý; sau khi thống nhất hướng xử lý, Công an tỉnh có trách nhiệm chuyển danh sách chi tiết các trường hợp sai lệch (đã phân loại việc, loại lỗi, đơn vị hành chính) cho Công an cấp xã (nơi công dân cư trú và nơi công dân đăng ký hộ tịch) qua nền tảng CSDLQGVDC để bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; Công an cấp xã phối hợp với cơ quan đăng ký hộ tịch kiểm tra, xác minh xác định nguyên nhân sai lệch dữ liệu, xử lý theo quy định và hướng dẫn.

Sở Tư pháp Bạc Liêu phối hợp Công an tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông thực hành trực tiếp đối chiếu trên cơ sở dữ liệu Quốc gia hộ tịch điện tử và cơ sở dữ liệu quốc về dân cư trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi.

Sở Tư pháp Bạc Liêu phối hợp Công an tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông thực hành trực tiếp đối chiếu trên cơ sở dữ liệu Quốc gia hộ tịch điện tử và cơ sở dữ liệu quốc về dân cư trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi.

Qua đó, nhằm rà soát, đối chiếu dữ liệu đăng ký hộ tịch của công dân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử (CSDLHTĐT) với dữ liệu công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC), bảo đảm dữ liệu công dân trong 02 cơ sở dữ liệu được chính xác, thống nhất, đồng bộ. Sở Tư pháp, Công an tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông thống nhất ban hành kế hoạch liên tịch về việc rà soát kết quả số hóa Sổ hộ tịch, đối chiếu dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Với kết quả bước đầu, tại địa bàn TP Bạc Liêu đã thực hiện đối sánh được 116.533 thông tin, tại huyện Vĩnh Lợi đã thực hiện đối sánh hơn được 72.706 thông tin.

Số hóa dữ liệu hộ tịch mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ quan nhà nước và công dân

Theo ông Nguyễn Duy Tuấn – Trưởng phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu, cuối năm 2022, Sở Tư pháp đã hoàn thành số hóa Sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh với 1.179.085 thông tin.

Theo ông Nguyễn Duy Tuấn – Trưởng phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu, cuối năm 2022, Sở Tư pháp đã hoàn thành số hóa Sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh với 1.179.085 thông tin.

Ông Nguyễn Duy Tuấn – Trưởng phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Cuối năm 2022, Sở Tư pháp đã hoàn thành số hóa Sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh với 1.179.085 thông tin gồm: tất cả các Sổ hộ tịch được lưu trữ dưới dạng bản giấy từ trước đến nay được chuyển thành dữ liệu điện tử, dữ liệu số và đã được chuyển vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử của Bộ Tư pháp để đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đã đưa vào vận hành khai thác và đã đưa vào khai thác trên môi trường điện tử đối với 07 loại giấy tờ gồm: Đăng ký khai sinh; Đăng ký khai tử; Đăng ký nhận cha, mẹ, con; Đăng ký giám hộ; Đăng ký kết hôn; Đăng ký nhận nuôi con nuôi; Xác nhận tình trạng hôn nhân.

Đặc biệt, việc số hóa dữ liệu hộ tịch mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ quan nhà nước và công dân. Khi công dân có yêu cầu liên quan đến hồ sơ hộ tịch, chỉ cần tra cứu dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, giúp giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính”.

Cùng với đó, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu cũng chỉ đạo Trưởng phòng Tư pháp và Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện cung cấp Sổ hộ tịch, đối chiếu, cập nhật, đồng bộ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu dân cư với cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và mô hình số hóa, làm sạch dữ liệu hộ tịch để triển khai tại địa phương, nhằm tạo thành bộ dữ liệu dùng chung phục vụ khai thác, sử dụng dữ liệu liên quan đến lĩnh vực tư pháp trong thời gian tới.

Thượng tá Lê Quốc Cường - Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bạc Liêu chia sẻ về cơ sở dữ liệu Quốc gia hộ tịch điện tử và cơ sở dữ liệu quốc về dân cư trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi.

Thượng tá Lê Quốc Cường - Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bạc Liêu chia sẻ về cơ sở dữ liệu Quốc gia hộ tịch điện tử và cơ sở dữ liệu quốc về dân cư trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi.

Theo Thượng tá Lê Quốc Cường - Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bạc Liêu chia sẻ: “Số hóa Sổ hộ tịch là đưa các tài liệu về hộ tịch của công dân từ các Sổ hộ tịch gốc vào Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch điện tử. Thông tin hộ tịch số hóa là các thông tin hộ tịch đã được đăng ký trước thời điểm địa phương triển khai, đưa vào sử dụng Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp. Sau khi kiểm tra đối khớp sẽ cập nhật dữ liệu hộ tịch vào cơ sở dữ liệu quốc gia, khai thác chia sẻ dữ liệu dùng chung phục vụ chuyển đổi số, mang lại tiện ích…/.

Đọc thêm

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6
(PLVN) - Sáng 28/3, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tiếp và được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Ngoài điểm cầu chính, Hội nghị còn kết nối trực tuyến đến 7 điểm cầu cấp huyện và 64 điểm cầu cấp xã.