Bạc Liêu: Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên cơ sở

Bạc Liêu: Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên cơ sở
(PLVN) - Hàng năm, các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận và hòa giải thành đạt tỷ lệ 81%. Thông qua hoạt động hòa giải đã góp phần duy trì, củng cố sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phát huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Theo đó, Sở Tư pháp Bạc Liêu đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải đáp các khó khăn, vướng mắc trong công tác hòa giải ở cơ sở. Ngoài ra, đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan ký kết các chương trình, kế hoạch phối hợp nâng cao chất lượng tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Nhận thức được vị trí, vai trò của hòa giải ở cơ sở trong tình hình mới, nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản, bền vững và triển khai có hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở trong thực tế, góp phần giữ gìn đoàn kết trong nội bộ Nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. 

 

Ngay khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực đến nay, tỉnh đã tổ chức được 773 cuộc Hội nghị cho hơn 53.510 đại biểu tham dự là lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo một số cơ quan cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, công chức Tư pháp - Hộ tịch, thành viên Ban chỉ đạo Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh; lãnh đạo Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ các xã, phường, thị trấn; Bí thư chi bộ, Trưởng khóm, ấp; Công an xã, công an phụ trách khu vực và các hòa giải viên ở cơ sở. 

Ngoài ra, tỉnh tổ chức lồng ghép tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải ở cơ sở trong Hội nghị triển khai các văn bản pháp luật mới được 2.326 cuộc với 56.755 cán bộ, công chức và người dân tham dự. Tỉnh đã tổ chức hội thi hòa giải viên giỏi năm 2013 và Hội thi Hòa giải viên giỏi năm 2016 từ cấp xã đến tỉnh cho 300 thí sinh và cổ động viên tham dự là hòa giải viên ở cơ sở…

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 149 công chức được giao nhiệm vụ quản lý về công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương và 3.248 hòa giải viên ở cơ sở. Hàng năm, đội ngũ này đều được tham gia các lớp triển khai Luật và bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ về công tác hòa giải ở cơ sở. Được trang bị tài liệu để nghiên cứu trong quá trình thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở. Bên cạnh đó, từng công chức, hòa giải viên tự học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu văn bản pháp luật để không ngừng nâng cao kiến thức đáp ứng yêu cầu công việc được giao.

Nhìn chung, công tác tuyên truyền, phổ biến Luật đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, nên sau khi Luật được ban hành, tỉnh đã quan tâm triển khai quán triệt, tuyên truyền nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác này, từ đó sử dụng ngày càng nhiều hơn biện pháp hòa giải để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư.

Đặc biệt, 100% cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn công tác hòa giải ở cơ sở đều có trình độ từ trung cấp luật trở lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, định kỳ được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được hướng dẫn, cung cấp tài liệu để phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. 

Trên cơ sở đó, Sở Tư pháp đã ban hành văn bản hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố củng cố, kiện toàn đội ngũ quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở, tổ hòa giải, hòa giải viên ở cơ sở, đặc biệt là chú trọng rà soát, vận động, thuyết phục đội ngũ luật sư, luật gia, người từng là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, thẩm tra viên trong cơ quan tiến hành tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn, đang sinh sống tại địa bàn tham gia làm hòa giải viên. Ngoài ra, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Công an, Hội Người cao tuổi, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải ở cơ sở theo hướng vận động, mời hội viên của các Hội, chiến sĩ công an tham gia giải quyết các vụ việc hòa giải ở cơ sở.

Ngoài ra, Sở Tư pháp phối hợp cùng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Công an tỉnh; Hội Luật gia tỉnh và UBND dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 30 cuộc Hội nghị triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở cho 1. 642 đại biểu tham dự là cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; Hội viên Hội phụ nữ các cấp; lực lượng công an xã, công an phụ trách ở các khóm, ấp…

Các tổ hòa giải, hoà giải viên trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận và đưa ra hòa giải thành đạt tỷ lệ 81%. Thông qua hoạt động hòa giải đã góp phần duy trì, củng cố sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phát huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong cộng đồng dân cư. Ngoài ra, việc hòa giải thành còn góp phần hạn chế đơn thư, khiếu kiện lên cơ quan cấp trên và Toà án, tiết kiệm thời gian và chi phí của cơ quan nhà nước và công dân.

Cùng với đó, tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức lồng ghép tổng kết công tác hòa giải ở cơ sở trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm đánh giá, phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, tồn tại, tìm ra những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác hòa giải ở cơ sở; tìm ra mô hình mới, cách làm hay để nhân rộng, đề ra giải pháp thực hiện trong thời gian tới, ... Tỉnh đã tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 9 tập thể và 24 cá nhân có tích xuất sắc  trong công tác hòa giải ở cơ sở…

Ngoài ra, Sở Tư pháp đã phối hợp lồng ghép kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở thông qua các cuộc kiểm tra liên ngành khác như: Kiểm tra tình hình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; thẩm tra xã đạt chuẩn “văn hóa nông thôn mới”; kiểm tra công nhận, tái công nhận khóm, ấp văn hóa...

 

Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu – Vưu Nghị Bình, cho biết: “Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, công tác hòa giải ở cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện nay, ở tất cả khóm, ấp đều có tổ hòa giải ở cơ sở; cơ cấu, thành phần Tổ hòa giải đều đáp ứng đúng quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở, các hòa giải viên là những người am hiểu pháp luật, hiểu biết về phong tục, tập quán của địa phương, có uy tín trong cộng đồng dân cư, khả năng vận động, thuyết phục, tinh thần trách nhiệm cao. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hình thành trong mỗi cá nhân ý thức chấp hành pháp luật, ý thức “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”; góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Thời gian tới, tỉnh xác định tiếp tục quan tâm chỉ đạo triển khai hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở; triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, PBGDPL ở cơ sở bằng nhiều hình thức phù hợp. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và tạo thói quen về nhu cầu tự tìm hiểu pháp luật của Nhân dân. Từ đó, hạn chế vi phạm pháp luật, nâng cao khả năng tự điều chỉnh, tự giải quyết những va chạm, xích mích, tranh chấp trong cuộc sống hàng ngày. Thông qua hoạt động hoà giải thực hiện tốt chức năng giáo dục, giải thích pháp luật cho cán bộ và Nhân dân.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong công tác hòa giải ở cơ sở. Tiếp tục rà soát, củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. 

Đặc biệt, là sự phối kết hợp giữa Mặt trận và các tổ chức thành viên trong quá trình xây dựng, củng cố kiện toàn tổ hoà giải và thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở. Bên cạnh đó, sự nỗ lực, cố gắng của công chức tư pháp – hộ tịch xã, phường, thị trấn, đặc biệt là lực lượng hoà giải viên với tinh thần tự nguyện, không vì lợi ích cá nhân, tích cực, chủ động đã tạo nên thành công chung cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh./. 

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.